link tải gowin99 mới nhất

36 sự kiện lịch sử tiêu biểu của Thăng Long – Hà Nội (Kỳ 7)

Trân trọng giới thiệu sách “36 sự kiện lịch sử tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội” của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Thanh niên ấn hành.

Kỳ 7.

SỰ KIỆN 8: THĂNG LONG-KINH ĐÔ ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (1225-1400).

   Năm 1225, Lý Chiêu Hoàng, vua cuối cùng của nhà Lý nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Lý đi vào lịch sử, nhà Trần lên nắm chính quyền. Nhà Lý do Lý Thái Tổ (1009-1028) sáng lập, cai trị được 216 năm, trải qua 9 đời vua, trong đó 8 đời vua sinh ra và trưởng thành ở Thăng Long:

-Lý Thái Tông (1028-1054). Ở ngôi 27 năm.

-Lý Thánh Tông (1054-1072).-------18 năm

-Lý Nhân Tông (1072-1127)---------56 năm.

-Lý  Thần  Tông  (1128-1138)-------10 năm.

-Lý Anh Tông (1138-1175)----------37 năm.

-Lý Cao Tông (1176-1210)----------35 năm.

-Lý Huệ Tông (1211-1225)----------14 năm.

-Lý Chiêu Hoàng (1225)--------------

 Nhà Trần do Trần Thủ Độ sáng lập, vua đầu tiên là Trần Cảnh, tức Trần Thái Tông (1225-1258). Tổ tiên nhà Trần ở Tức Mạc (Nay là thành phố Nam Định) nhưng trước khi vào Thăng Long đã lập nghiệp định cư ở Hưng Hà, Thái Bình. Trong 175 năm ( 1225-1400) tồn tại, vương triều Trần định quốc đô ở Thăng Long, quốc hiệu Đại Việt. Nhà Trần vẫn sử dụng cung điện, lâu đài, công sở, dinh thự của triều Lý xưa nhưng có tu bổ và mở mang thêm cho bề thế, tráng lệ.

d-h-1tl-1669194085.jpg
Nhà Lý sau 2 thế kỷ cầm quyền đã đến lúc suy thoái. Nhà Trần thay thế, chấm dứt tình trạng loạn ly, thiết lập lại trật tự chính trị- gowin99 , nền văn minh Đại Việt tiếp tục phồn thịnh. Nguồn: //hanoi.citynet.vn

  

Năm 1230 nhà Trần sửa chữa lại cung thất, xây cung Thánh Từ cho Thái Thượng Hoàng ở[1], xây thêm điện Thiên An, điện Bát giác, điện Diên Hiền  là nơi nhà vua ở và làm việc (còn gọi là Quan Triều), điện Thọ Quang là nơi tiếp sứ thần nước ngoài, điện Diên Hồng là nơi mở những cuộc Đại hội rộng lớn như cuộc Hội nghị đầu năm 1285, họp các Bô lão (người cao tuổi) trong toàn quốc lấy quyết tâm đánh giặc của toàn dân chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lần 2 (1285) chống Nguyên-Mông xâm lược. Còn có cung Lệ Thiên, cung Thường Xuân dành cho các cung nữ. Sử cung là nơi ở của Hoàng Thái tử (ngưòi sẽ kế vị vua).

          Cũng trong năm 1230, nhà Trần cho mở rộng thêm thành Đại La. Thành Đại La thời vương triều Trần có các cửa: Cửa Tây Dương (nay thuộc Cầu Giấy), cửa Cầu Dền, cửa Vạn Xuân (nay thuộc ô Đống Mác). Đoạn thành phía đông là đê sông Nhị có hai cửa thông ra hai bến của kinh thành là Giang Khẩu (cửa sông Tô) và cửa Đông Bộ Đầu-Triều Đông (thuộc khu Bác Cổ ngày nay).

          Năm 1243, nhà Trần tu bổ lại Thăng Long thành (vòng thành thứ hai) và đổi tên là thành Long Phượng. Các cửa của Phượng Thành và Hoàng thành theo kiểu tam quan gồm một cổng chính ở giữa và hai cổng phụ hai bên, phía trên có lầu gác, mỗi cổng đều có tên đề chữ màu vàng. Cửa nam Hoàng thành (Vòng thành thứ ba-cấm thành) gọi là Đại Hưng (khoảng cửa Nam ngày nay), cửa Nam Phượng thành là Dương Minh. Ở Đông Bộ Đầu có điện Phong Thuỷ dùng để dâng trầu, nước khi xa giá vua từ hoàng thành đi ra và dừng chân nghỉ tạm, đây cũng là nơi vua ngự xem đua thuyền trên sông Nhị mỗi khi lễ hội. Nhà Trần xây ở bờ bắc sông Nhị trạm Hoài Viễn để đón sứ Trung Quốc sang, còn xây thêm khu Sứ quán  (cạnh chùa Quán Sứ ngày nay) để tiếp sứ Nguyên-Mông. Dưới vương triều Trần, Nho giáo đã trở thành tư tưởng chính trị chủ đạo của nhà nước. Năm 1253 nhà Trần cho tu sửa lại Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Quốc Tử Giám được gọi là Viện Quốc Học.

          Nơi không gian giữa Thành Đại La với Thăng Long thành thời nhà Lý là khu thị, đến đời Trần khu thị được qui hoạch chặt chẽ, mở mang rộng rãi thêm. Thăng Long  thời Trần đã có 61 phường:

-Phường Thái Hoà ( phía trên Bách Thảo ngày nay).

-Phường An Hoa, phường Cơ Xá (dọc bờ sông Nhị).

-Phường Tàng Kiếm làm kiệu,áo giáp, dù lọng thuộc phủ Phụng Thiên.

-Phường Yên Thái làm giấy.

-Phường Thuỵ Chương, Nghi Tàm dệt vải, lụa.

-Phường Hà Tân nung vôi.

-Phường Hàng Đào nhuồm điều (màu đỏ).

-Phường Tả Nhất làm quạt.

-Phường Thịnh Quang sản xuất long nhãn.

-Phường Đường Nhân làm áo điệp.

-Phường Tây Nhai (Liễu Giai) phía tây kinh thành.

-Phường Các Đài phía tây kinh thành[2].

Phố phường, hệ thống chợ búa, làng nghề thủ công, buôn bán thương mại của Thăng long ngày càng phát triển nhanh chóng. Thị trường Thăng Long thời đó đã thu hút được thương nhân người Hoa, người Trung Á theo đạo Hồi (Hồi Hột), người Java (Inđônêxia) vào trao đổi mua và bán hàng. Sự tấp nập nhộn nhịp của kinh đô Thăng Long khi đó được đúc kết trong câu của dân gian: “Nhất kinh kỳ, nhì Phố Hiến” ( một thương cảng sầm uất của Hưng Yên khi đó). Cảnh xinh đẹp và vui nhộn của kinh thành có lẽ thâu đêm suốt sáng thu hút cả giới thượng lưu quí tộc dạo chơi. Vua Trần Anh Tông “thích đi chơi, cứ đêm đến đi kiệu cùng hơn 10 người thị vệ đi khắp kinh kỳ đến gà gáy mới về cung”[3].

          Trong cung đình nhà Trần có đội ca múa, các đội thể thao chuyên nghiệp: đấu vật, đá cầu, đấu gậy, chơi cầu… vừa là vui chơi, vừa rèn luỵện sức khoẻ phục vụ quốc phòng.

(Còn nữa)

CVL

 

[1] . Trong tập quán chính trị đời Trần, vua nhường ngôi cho Thái tử lúc vua còn khoẻ mạnh và lui về làm Thái Thượng Hoàng nhưng vẫn tham gia chính sự để rèn dạy vua trẻ, để ngăn chặn nạn các con cướp ngôi. Trong lịch sử pháp chế gọi đây là  bắt đầu của chế độ lưỡng đầu chế.

[2] . Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Lịch sử Hà Nội. NXB Hà Nội. 2004. tr. 19.

[3] . Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê. Đại Việt sử ký toàn thư. NXB Khoa học gowin99 . H. 1967-1968.