link tải gowin99 mới nhất

Tiến tới kỷ niệm 50 năm sự kiện trao trả tù binh Mỹ tại Việt Nam (1973 – 2023): Tù binh phi công Mỹ ở "hỏa lò" và những bí mật cần giải mã (Kỳ 1)

Lời Tác giả: Tháng 11/2021, tôi đã giới thiệu với các bạn tư liệu “Sự thật vụ tập kích Sơn Tây 1970”, với những minh họa ảnh màu, gắn liền với sự kiện được nêu trong tác phẩm.

Theo yêu cầu của nhiều bà con làng FB chưa có điều kiện mua sách, nay xin trích giới thiệu thêm một số kỳ về đời sống của tù binh Phi công Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, nhân tiến tới kỷ niệm 50 năm sự kiện trao trả tù binh Mỹ năm 1973: Sau khi bị bắn rơi và bị bắt, họ bị giam giữ ở những đâu, điều kiện ăn ở và sinh hoạt ra sao? Và sau khi Hiệp định Paris được ký kết, họ được trao trả về nước như thế nào?...

tu-binh-my-1641533429.jpg

 

Trước hết, xin được giới thiệu đôi nét về Trại giam Hỏa Lò (tù binh Mỹ gọi hài hước là “Khách sạn Hilton Hà Nội”). Trong kháng chiến chống Mỹ, hàng chục năm liên tục, Nhà tù Hỏa Lò được coi là một trong những địa chỉ được bảo vệ nghiêm ngặt và bí mật nhất ở Hà Nội. Lý do thật đơn giản: Đó là nơi đã từng giam giữ hàng trăm Phi công Mỹ bị bắt trong chiến tranh Việt Nam.

Đến bây giờ thì điều bí mật trên không còn nữa. Nhưng không phải ai cũng hiểu được “sự thật đằng sau bức tường đá” một thời. Ví dụ: Cơ cấu tổ chức của trại Tù binh Phi công Mỹ Hỏa Lò hồi ấy như thế nào? Có phải tù binh Phi công Mỹ tại Hỏa Lò được ăn uống theo chế độ “đặc táo”? Họ được tạo điều kiện chơi thể thao, thưởng thức văn nghệ, tham quan danh lam thắng cảnh của Thủ đô ra sao? Những tù binh Mỹ nào đã được mời tham gia đóng phim cho Việt Nam? Và cả chuyện một nữ tù binh duy nhất với bức thư “xin nuôi mèo”?...

Trong thiên ký sự “Sự thật về vụ tập kích cứu Phi công Mỹ tại Sơn Tây”, chúng tôi đã giới thiệu với bạn đọc một phần về nhà tù Hỏa Lò. Nhà tù này nằm ngay trung tâm Thành phố Hà Nội, được xây dựng từ năm 1896. Người Pháp cho xây dựng nhà tù này nhằm giam giữ những người đấu tranh chống chế độ thực dân.

Theo một tài liệu còn lưu trữ tại đây cho biết: Nhà tù Hỏa Lò vốn có tên là Đề lao Trung ương (Maison Centrale), nhưng do được xây trên đất của làng Phụ Khánh, tổng Vĩnh Xương (cũ), một làng nghề chuyên sản xuất đồ gốm, ngày đêm rực lửa lò nung, vì thế làng còn có tên là Hỏa Lò và nhà tù ở đây cũng được gọi là nhà tù Hỏa Lò.

Các nhà tù khác thường biệt lập với khu dân cư, riêng Hỏa Lò nằm tại trung tâm Hà Nội, thủ phủ của chính quyền thực dân khi đó. Bên cạnh nhà tù là tòa đại hình và sở mật thám, tạo thành thế chân kiềng, sẵn sàng đàn áp phong trào Cách mạng của nhân dân ta.

Hỏa Lò là một trong những công trình kiên cố vào loại bậc nhất Đông Dương mà người Pháp đã xây dựng nên. Bao quanh nhà tù là bức tường bằng đá, bê tông cốt thép cao 4 mét, dày 0,5m, được gia cố bởi hệ thống dây thép gai có dòng điện cao thế chạy qua, bốn góc là những tháp canh có khả năng quan sát nhất cử nhất động toàn bộ trại giam. Riêng hệ thống cửa sắt và khóa phòng giam đã được mang từ Pháp sang.

Nhiều thế hệ người Việt Nam đã bị giam cầm tại nhà tù Hỏa Lò, trong đó có các nhà nho yêu nước như cụ Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Dương Bá Trạc đến các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười...

Tổng diện tích của Hỏa Lò (cũ) rộng gần 13.000 mét vuông, từ trên cao nhìn xuống khu đất này có hình thang, với hai góc vuông (một cạnh của “hình thang” ấy là đường Thợ Nhuộm, cạnh kia là đường Hai Bà Trưng; “đáy nhỏ” của “hình thang” ấy là đường Quán Sứ, còn “đáy lớn” là phố Hỏa Lò).

Nếu đi ngoài các đường phố quan sát, thì du khách chỉ thấy toàn bộ nhà tù Hỏa Lò được bao quanh bởi một bức tường đá, bê tông cốt thép dày và cao. Ngày nay, di tích nhà thù Hỏa Lò chỉ còn lại một góc nhỏ bằng 1/5 diện tích cũ nằm giáp với phố Hoả Lò, phần lớn đã bị phá đi để nhường chỗ cho việc xây dựng một tòa tháp có tên tiếng Anh là Hanoi Towers.

Cũng bởi sự kiên cố của nhà tù Hỏa Lò và vị trí của nó nằm ngay giữ lòng Thủ đô Hà Nội, nên trong cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ra miền Bắc Việt Nam, Hỏa Lò được sử dụng để giam giữ hàng trăm tù binh Phi công Mỹ đã bị lực lượng phòng không ta bắn rơi và bắt sống. Thời đó, các Phi công Mỹ đã gọi Hỏa Lò bằng những cái tên hài hước là “Khách sạn Hilton Hà Nội” hoặc “Khách sạn Vỡ tim”.

Theo Đại tá Trần Trọng Duyệt (hiện trú tại Khu tập thể Đoàn 6 Hải quân, Cầu Rào, Hải Phòng), nguyên Trại trưởng cuối cùng của Trại tù binh Hỏa Lò - người được chứng kiến những ngày toàn bộ tù binh được ta trao trả cho phía Mỹ theo hiệp định Paris - nhớ lại, thì trong thời gian chiến tranh, tại Hà Nội, tù binh Phi công Mỹ được giam giữ chủ yếu ở ba địa điểm chính: một là khu vực Fafim đường Nguyễn Trãi bây giờ (tiếng lóng của tù binh Phi công Mỹ gọi địa điểm này là “Sở Thú”); hai là, số nhà 17 phố Lý Nam Đế (Phi công Mỹ gọi là “Đồn Điền”); và ba là Hỏa Lò (còn được tù binh Mỹ gọi hài hước là “Khách sạn Hilton”, hay “Khách sạn Vỡ Tim”), nơi thường xuyên có đông tù binh Phi công Mỹ “tá túc” nhất. Sau vụ đột kích bằng đường không của lực lượng đặc nhiệm Mỹ, hòng giải cứu cho số tù binh bị giam giữ ở trại Sơn Tây bất thành, các tù binh Mỹ đang giam giữ ở nhiều nơi đã được ta đưa cả về Hỏa Lò, làm cho số lượng càng tăng lên, khiến cho một số phòng giam gần như “quá tải”.

Về cơ cấu tổ chức của trại tù binh Hỏa Lò: Tổng cộng cán bộ chiến sĩ ta chỉ có khoảng 60 người. Trong đó, có một Tổ Quản giáo kiêm Phiên dịch (từ 5 đến 7 cán bộ); một Tổ Bảo vệ chuyên làm nhiệm vụ dẫn giải tù binh đi làm việc và phục vụ sinh hoạt; hai Tiểu đội Hậu cần - Cấp dưỡng được chia làm 2 bộ phận: một bộ phận phục vụ cho ta, còn bộ phận kia (có quản lý riêng) chuyên phục vụ tù binh Mỹ; một Trung đội Cảnh vệ gác vòng ngoài (khoảng 20 đến 25 người)...

Đó là chưa tính các đơn vị phối hợp. Ví dụ: Để đề phòng đối phương có thể đột kích bằng đường không giải thoát tù binh, chúng ta đã bố trí một lực lượng phòng không dày đặc trên các tòa nhà cao tầng xung quanh khu vực Hỏa Lò, sẵn sàng bắn hạ máy bay bay thấp và máy bay trực thăng cứu hộ.

Ngoài ra, còn có những đơn vị bộ binh, Công an vũ trang, thậm chí có cả xe tăng, thiết giáp luôn sẵn sàng chiến đấu cao, nếu phía Mỹ dám liều lĩnh như với trại tù binh Sơn Tây năm 1970…

(Còn nữa)

Đón đọc kỳ sau: Tù binh Mỹ tại hỏa lò đã được ăn ở và vui chơi giải trí như thế nào?

Theo Trái tim người lính

Đặng Vương Hưng

Link nội dung: //revcat.net/tien-toi-ky-niem-50-nam-su-kien-trao-tra-tu-binh-my-tai-viet-nam-1973-2023-tu-binh-phi-cong-my-o-hoa-lo-va-nhung-bi-mat-can-giai-ma-ky-1-a9552.html

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()