Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2021, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2022, diễn ra ngày 6/1.
Phó Thủ tướng đánh giá cao các kết quả đạt được trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2021, đã giảm sâu cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông so với cùng kỳ năm 2020. Điều này có được nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc của các cấp, các bộ, ngành, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia. Tuy nhiên, về con số tuyệt đối là vẫn còn cao, vẫn xảy ra gần 40 vụ tai nạn giao thông mỗi ngày, tai nạn giao thông chủ yếu xảy ra trên đường bộ.Phó Thủ tướng đánh giá cao các kết quả đạt được trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2021, đã giảm sâu cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông so với cùng kỳ năm 2020. Điều này có được nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc của các cấp, các bộ, ngành, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia. Tuy nhiên, về con số tuyệt đối là vẫn còn cao, vẫn xảy ra gần 40 vụ tai nạn giao thông mỗi ngày, tai nạn giao thông chủ yếu xảy ra trên đường bộ.
“Một năm vẫn có gần 6.000 người chết, hơn 8.000 người bị thương, đây vẫn là con số rất lớn”, Phó Thủ tướng nói.
Nêu một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2022, Phó Thủ tướng lưu ý, mục tiêu tiếp tục giảm ba tiêu chí số vụ, số người chết và số người bị thương từ 5-10% là nhiệm vụ hết sức nặng nề khi mọi hoạt động trở lại bình thường, giao thông vận tải hành khách, hàng hóa tăng lên, gây áp lực lên hệ thống giao thông và công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Các bộ, ngành, địa phương với quyết tâm cao nhất, phấn đấu năm 2022 đưa tiêu chí về số vụ, số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông xuống thấp hơn nữa.
Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, đặc biệt là Bộ Công an tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kết luận số 45 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư khóa XI; kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Các bộ, ngành liên quan xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật và các quy định liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Quốc hội khóa XIV đã cho ý kiến về Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, Bộ Công an và Giao thông vận tải tiếp tục hoàn thiện hai dự án luật, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và hàng hải, hàng không.
“Trong luật cần tăng cường thêm vấn đề giáo dục về giao thông đường bộ, giáo dục trong các trường đại học, phổ thông. Hiện trong luật chưa có quy định cụ thể về nội dung này. Đây là lĩnh vực quan trọng, có tác dụng nâng cao ý thức giao thông ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng yêu cầu các bộ, ngành liên quan bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm. Nguồn lực đầu tư cho giao thông hiện nay là rất lớn, rất quan trọng cho việc nâng cấp hệ thống giao thông hiện có. Đồng thời, quan tâm xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông vận tải; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phương tiện, linh kiện, vật liệu và hạ tầng để tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh và lưu hành đối với phương tiện thân thiện với môi trường.
Nêu nhiệm vụ tái cơ cấu vận tải, nâng cao thị phần vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, giảm dần phụ thuộc vào đường bộ; đẩy nhanh tiến độ đầu tư, phát triển hệ thống vận tải công cộng trong đô thị và liên tỉnh, Phó Thủ tướng cho rằng, chúng ta đang rất lãng phí trong sử dụng hệ thống đường sắt. Trong khi lượng xe vận tải hàng hóa, container đường bộ rất lớn, làm quá tải, hư hỏng đường sá, thì hệ thống đường sắt sử dụng rất ít. Từ quan điểm trên, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị tăng cường sử dụng hệ thống đường sắt để giảm tải cho đường bộ.
Nhấn mạnh đến việc xây dựng gowin99
giao thông an toàn, trong đó việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là hết sức quan trọng, Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vấn đề này, nâng cao hơn nữa gowin99
giao thông. Thống kê trong các vụ tai nạn có đến gần 19% là do vi phạm phần đường, làn đường, gần 10% là chuyển hướng không chú ý, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng, cần tăng cường tuyên truyền, đặc biệt là qua hệ thống đài phát thanh, truyền hình, nền tảng số, mạng gowin99 , hệ thống truyền thanh xã, thôn, bản.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng lưu ý nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và phòng, chống dịch trong giao thông vận tải; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng và đảm bảo khả năng kết nối, sử dụng chung các cơ sở dữ liệu về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn, cứu chữa nạn nhân và khắc phục hậu quả tai nạn giao thông; tập huấn kỹ năng sơ cứu tai nạn giao thông cho nhân viên y tế cơ sở, lực lượng thực thi pháp luật và người tham gia giao thông.
Chu Thanh Vân (TTXVN)
Link nội dung: //revcat.net/xay-dung-van-hoa-giao-thong-tang-cuong-giao-duc-phap-luat-trong-truong-hoc-a9540.html