link tải gowin99 mới nhất

"Không thể mồ côi" (Kỳ 6): NHỮNG CÂU CHUYỆN CỦA TRẺ CON NHƯNG LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI LỚN

Tôi và bọn trẻ con hay la cà sang nhà hàng xóm cách hai căn của bà cụ bán khoai lang… Tôi thích nhất là các củ khoai lang mật bé tí xíu của bà. Bà hay cho tôi ăn các đầu thừa đuôi thẹo mà bà cắt ra. Bà cụ lúc nào cũng bảo:

chuytraitim-ngli1q-1639881675.jpg
Tác giả Minh Vân cùng bạn bè tại Trường Học sinh miền Nam. Ảnh do tác giả cung cấp.

 

- Nếu cháu có thích thì cứ ra đây ngồi với bà, bà chả có gì chỉ có khoai thôi.

Bà cụ bán khoai lang nướng hay kể chuyện “Tấm Cám”, “Trầu Cau” và “Thánh Gióng” cho bọn trẻ chúng tôi nghe. Mỗi lần như vậy tôi lại nhìn vào bàn tay của bà. Bàn tay lúc nào cũng đen xì vì nhựa củ sắn của khoai, nhưng tôi lại thích mỗi khi bà bóc khoai cho ăn.

Cô Hợi luôn gọi chúng tôi về và lúc nào cô cũng hét lên:

- Con cái nhà tử tế, nhất là con gái thì không được ra ngoài đường như vậy.

Sung sướng nhất là lúc me Kíu đi đâu về, có khi từ cửa hàng, có khi từ Chùa, tôi và bọn trẻ con lại cùng reo hò “Mẹ về!” Rồi cầm vạt áo dài phía sau của bà “tùng ring ring” và chui đầu vào đó.

Dạo ấy, cô Thìn lên cơn điên liên tục, me Kíu phải thuê người canh cô mỗi khi cô lên cơn khỏi đập phá, mỗi lần như thế, cô lại sùi bọt mép rồi lăn đùng ra ngất, sau đó thì cô ngủ rất lâu. Trong nhà lúc nào cũng phải im lặng, vì sợ ồn ào cô lại bị kích động mà lên cơn. Tôi quá bé để hiểu công việc của mẹ, nhưng tôi thích nhất là được nhìn bà gẩy bàn tính gỗ tính toán, và uống cà phê tự pha. Me Kíu thường dặn tôi:

Con làm được việc gắng gì thì hãy cố mà tự làm lấy, có như vậy, nếu sau này có gì xảy ra sau này, con sẽ tự tin và đỡ khổ.

Khi chú Lâm chồng cô Hợi về, tôi thấy chú xanh ngắt và yếu đến nỗi không tự đi được, có người phải cõng chú vào nhà. Cô Hội, cô Thìn và mẹ khóc mãi, rồi đưa chú vào bệnh viện nằm dài hạn. Một đêm sau khi mẹ thay quần áo đi ngủ tôi hỏi một dây dài:

- Mẹ ơi, tại sao người lớn trong nhà hay khóc thế? Tại sao chú Lâm lại gầy như vậy? Tại sao cô Hợi hay quát? Tại sao cô Thìn lại điên?

Bà nhìn tôi một lúc thật lâu rồi nói:

- Con ngồi xuống đây, mẹ sẽ nói tất cả con nghe. Không biết con có hiểu được hết không? Nhưng mẹ cũng sẽ nói với con. Cô Thìn bị điên vì bọn giặc Pháp bắt và đánh vào đầu nhiều quá, lúc cô đi làm cách mạng, rồi chú Minh Vân chồng cô lại đi xa học, nên cô có nhiều lo lắng và bệnh càng nặng thêm. Con lớn nhất trong nhà, nhớ thương cô và hai em nhiều vào.

Tôi trả lời:

- Nhưng con sợ mỗi lần cô lên cơn lắm!

Mẹ ôn tồn nói tiếp:

- Còn cô Hợi con rất hay quát tháo mọi người, vì cô khổ quá nên hóa rồ, nóng nảy bực dọc tất cả. Chú Lâm chồng cô cũng bị bọn Pháp bắt đày ra Côn Đảo ở một hòn đảo rất xa. Gần chục năm trời bị đánh đập nhiều, nên khi hòa bình được bộ đội cứu đưa về bị bệnh rất nặng. Con đừng có ác cảm với cô mà phải thương cô, thương chú, nhớ chưa?

Một lúc sau tôi nghe bà sụt sùi:

- Vân con ơi! Người mà me lo lắng nhất lại chính là bố của con.

Rồi bà khóc thật sự. Tôi sợ lắm. Những lúc như thế, bà lại ôm tôi vào lòng và bảo:

- Me thương con nhiều lắm!

Một lần, tôi hỏi bác Cầu:

- Tù là cái gì hả bác?

Bác nhìn tôi rất lâu, rồi bác bảo:

- Tù là nơi bọn xấu, bọn độc ác bắt người của ta. Chúng bắt ngồi trong chuồng chó, rồi cứ thế ở bên ngoài đánh mình mà không cho mình ăn uống, tắm rửa, không cho đi chơi, không cho cả đi vệ sinh…

Tôi ngây thơ :

- Cháu chả chơi với bọn độc ác, như vậy thì cháu không thể bị bắt vào tù, bác nhỉ!

Bác bảo:

- Cháu ơi! Có lúc cháu không chơi với bọn ác, nhưng nó vẫn tìm mình để bắt cháu biết không? Bác chỉ mong bọn ác không tìm được bố cháu và chú Minh Vân để bắt vào tù.

Tôi cãi lại:

- Bố cháu và chú Mình Vân đi học Liên Xô rồi.

Bác bảo:

- Đúng, nhưng vẫn còn nhiều bọn xấu con phải nhớ lấy nhé!

Rồi bác nựng tôi và mắng yêu:

- Bố khỉ chị! Cũng biêt cãi lại rồi đấy!

Thời gian này cô Thìn lên cơn liên tục. Có lần tưởng cô ngủ, bọn trẻ con la hét, cô vùng dậy vác dao ra. Khiến cả mấy đứa trẻ đều hết vía, chui xuống gầm phản. Cô cũng chui vào cứ thế quơ dao qua lại. Tôi sợ quá, đái cả ra quần, may mà mọi người đè cô xuống trói lại, không thì cô chém hết con cháu trong nhà. Lúc đó me Kíu không có nhà. Khi về biết chuyện, bà khóc và bảo:

- Làm ơn ở nhà canh bọn trẻ cho cẩn thận!

Tôi học ở trường Nguyễn Du lớp 1 và lớp 2 . Tôi còn nhớ trường có nhiều cây bàng và có rất nhiều sâu róm. Trường rất gần nhà nên chị Gái có nhiệm vụ dắt tôi đi và đón tôi về. Có lần, trong nhà có một người khách đến chơi với me Kíu. Tôi thấy me bỏ cả mọi việc để tiếp khách. Bà không cho bất cứ ai vào trong phòng, kể cả tôi.

Trước khi người khách về, mẹ gọi tôi và Trang, Hùng ra chào khách rồi giới thiệu:

- Đây là cháu Vân, còn đây là hai em con cô Thìn.

Tôi thấy ông khách rất giống một thầy giáo ở trường, nhìn rất hiền lành và nói rất nhẹ nhàng. Ông bảo:

- Ba cháu ngồi xuống đây với bác một lúc, bác sắp đi học Liên Xô, chỗ của bố cháu Vân và bố của hai cháu ở đây.

Bác vừa nói, vừa cầm tay tôi và vuốt tóc hai em rất ân cần:

- Bác sẽ kể về bố cho các cháu nghe, nhớ vâng lời me Kíu. Cháu Vân cố gắng học cho ngoan, hai chị em Trang, Hùng nhớ thương mẹ nhiều. Vì mẹ bị điên, chỉ tiếc rằng mỗi lần mẹ lên cơn điên không có bố các cháu bên cạnh. Bác tin chắc chắn rằng bố các cháu rất tin và yêu các cháu.

Đêm đến tôi hỏi:

- Người đó là ai hả mẹ?

Mẹ chỉ trả lời:

- Đó là một người quen của bố mẹ con, trước khi đi Liên Xô đến chào me con mình. Con còn nhớ bác Hùng Tàu( ) trước đây cũng đã đi học Liên Xô không? Ông này là em bác Hùng Tàu đấy.

Rồi mẹ chợt nhớ ra điều gì vội kêu lên:

- Ấy chết! Để mẹ đi thắp hương cầu cho những người nhà mình đi học Liên Xô bình an vô sự.

(Mãi nhiều năm sau này, cho đến sau giải phóng năm 1975, tôi mới gặp lại bác ấy tại Sài Gòn. Lúc đó, tôi mới biết bác chính là ông Mười Hương( ). Vậy là năm đó, bác đến chào mẹ con tôi để đi chiến trường .

Cho đến bây giờ, khi nghĩ lại, tôi vẫn yêu cái không khí trong nhà này, ngay kể cả lúc cô Hợi quát, cô Thìn lên cơn, và lúc mà bọn trẻ cãi nhau chí chóe… Lúc đó me lại bảo:

- Này, các con bỏ ngay cái tính ganh tị đi. Ăn cơm chung một mâm mà cãi nhau là xấu lắm!

Mẹ còn dạy:

- Con đừng đành hanh, kẻo sau này lớn lên không có ai dám gần đâu đấy…

Lúc mọi người trong nhà bảo nhau im lặng cho bà làm việc là khoảng thời gian yên tĩnh nhất. Tôi rất thích lên phòng của me Kíu. Phòng của bà có một cái giường lò xo Hồng Kông, tôi chỉ cần nhún nhẹ là đủ cho người như bay lên bồng bềnh thật thích. Trong phòng còn treo cái gương rất to, có tủ chè rất đẹp, một bộ sa lông Tây. Tôi ngồi vào cứ có cảm giác như con Thỏ ngồi trong lá bắp cải.

Hồi đó, phòng của me Kíu lúc đó đã có vệ sinh kiểu giật nước rất hiện đại. Qua cửa sổ có một giàn nho xanh trĩu quả, lan sang cả nhà hàng xóm. Khi nào ngủ với bà, tôi cũng thích được nhìn bà chải tóc mỗi lúc sáng sớm, một là vấn tóc trần hay là bới tóc. Nếu lên cửa hàng thì me Kíu thường mặc áo dài thật đẹp, đi giầy hài thêu cườm. Còn ở nhà thì bà thường áo cánh thêu màu trắng.

Đó là những khoảng thời gian ít ỏi trong ngày mà tôi thích ngắm me Kíu. Nhưng cũng có những điều nhớ lại, có những khoảng lặng của cuộc đời bà mà tôi được chứng kiến, sau này nghĩ đến, nhớ đến tôi thấy thương bà nhất.

Những lúc xong hết mọi việc trong ngày, me Kíu thường ngồi trên sập gụ hoặc ở bàn ghế salông. Rồi tự tay bà hãm trà, hoặc pha cà phê cho mình. Mỗi khi bà vừa thắp hương khấn Phật, khấn Trời xong, tôi thường thấy bà trầm tư, im lặng, đăm chiêu, không nói câu nào với ai cả... Tôi nhận thấy ở bà có cái gì đó bất an sâu thẳm và cô độc.

Về sau này, càng lớn, nhớ lại những việc đó, tôi thấy bà luôn có điều gì đang lo lắng. Và sự lo lắng này bà phải chịu đựng một mình mà không thể thổ lộ được cùng ai. Những lúc như vậy, tôi sợ lắm. Tôi lén nhìn bà hãm chè liên tục, pha cà phê liên tục. Mới tám, chín tuổi, làm sao một con bé “tồ” như tôi có thể hiểu được rằng: Đằng sau cửa sổ của ngôi nhà ấy, còn có những cửa sổ khác luôn đem đến sự bất an cho mẹ.

*

Tôi sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, lấy chồng sinh con cũng ở Hà Nội. Tôi mang nhiều họ khác nhau, nhưng họ nào là chính và quê gốc ở đâu thì hơi rắc rối. Theo chú và cô tôi nói thì: “Cháu quê Hồng Quảng, cả cha mẹ cháu đều ở Móng Cái tỉnh Hồng Quảng, nhưng cha cháu lại sống ở Hải Phòng, phải lấy gốc quê theo cha và mẹ”.

Lúc đó, tôi cứ thắc mắc là tại sao không phải là Hà Nội? Vì tôi đang ở Hà Nội đây thôi. Thế là mọi giấy tờ me Kíu phải làm lại. Khi lớn lên, lúc vào Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, má Hai khai lý lịch cho tôi để vào Đoàn, tôi thấy má khai “Nguyên quán Cần Thơ, sinh ở Hà Nội”. Tôi hỏi má Hai sao lại khai vậy, má trả lời: “Sau này nước nhà thống nhất, nhất định con sẽ vào Nam với ba Đạo và má Hường, má Hường thì quê ở Cần Thơ cũng là quê của má Hai, nên má muốn con khai như vậy”. Vả lại, bây giờ má Hường con đang ở trong tù Côn Đảo. Hi vọng khi thống nhất, má Hường sẽ cùng mẹ Hai đưa con về quê má…

Thế là tôi lại có thêm một quê mới, chỉ vì má Hường rất thương tôi. Sau này, mỗi khi động chạm đến vấn đề lý lịch, tôi cũng bị rắc rối vì nhiều họ, lắm quê. Cho đến tận bây giờ, trong quyển hộ khẩu của tôi vẫn còn ghi là: Nơi sinh Cần Thơ, nguyên quán Quảng Ninh, còn khai sinh thì tất cả là Hà Nội.

Cuộc sống cứ thế trôi đi. Tôi vẫn hay sang đình để nói chuyện với các ông tượng. Bọn trẻ con vẫn vui chơi hồn nhiên. Cô Thìn vẫn điên. Cô Hợi vẫn tất bật và la hét... Còn me Kíu thì vẫn ngày ngày dặn dò từng mẻ mứt, mẻ kẹo…

Mùa khai trường năm 1956, tôi được may thêm quần áo mới để đi học. Tôi thấy má Hường thường hay ra nhà chơi hơn và năng dắt theo em Ngọc ra chơi với tôi hơn. Những lúc như vậy là me Kíu thường trêu tôi: “Gà tồ của mẹ sắp đi xa rồi. Me chỉ lo cái bệnh “ruột để ngoài da” của con sẽm làm mất hết đồ đoàn”…

Me Kíu lo lắng cho tôi thực sự. Me cứ dặn đi dặn lại “Sẽ không có mẹ bên cạnh đâu, con nhớ mà tự lực, cái gì làm lấy được thì phải tự làm lấy nghe chưa?”. Có hôm me lại bảo “Khổ thân quá! Đi đâu mà xa vậy?”. Lần khác thì bà bảo “Ở Trường tập thể con ráng để cho bạn yêu quý, kẻo lại phải cô độc…”

Tôi chẳng hiểu tôi đang chuẩn bị đi đâu. Tôi vô tư đến nỗi, một hôm bác Cầu đến chơi, bác bế tôi tung lên cao rồi nói:

- Cháu của bác sắp đi học xa phải không? Phải cố gắng học cho giỏi như bố con nhé!

Tôi hỏi lại bác:

- Bác ơi, tại sao cháu lại phải đi xa?

Bác ngồi xuống, ôm vai tôi. Rồi bác nhìn vào mắt tôi và nói:

- Cháu nghe bác nói đây, khi cần làm thì phải làm, cần đi thì phải đi. Đó mới là con gái của bố Đạo con chứ!...

Tôi thực sự bị ù cả lỗ tai mà không hiểu gì cả. Cứ đến ngày thứ bảy má Hường đến là tôi lại thập thò, rình rập để nghe xem chuyện gì lại sắp xảy ra với mình đây. Một hôm, tôi nghe má Hường nói với mẹ:

- Chị ơi, tổ chức bên Bộ quốc phòng đã làm xong toàn bộ giấy tờ cho cháu Vân rồi.

Hôm đó tôi vừa đi xem phim ống nhòm ở bờ hồ với anh Việt và cùng bọn trẻ con về. Má gọi tôi lại và nói:

- Con sẽ được đi tàu liên vận đấy!

Tôi trả lời má Hường là tôi không đi đâu cả. Tối đến, tôi lại hỏi mẹ là tại sao tôi phải đi xa và tại sao tôi không được ở lại cùng với các em Hùng, Trang, Dũng, Hải nữa? Mẹ ngồi bần thần một lúc, rồi bảo:

- Me cũng không muốn con đi xa mẹ đâu, vì cha của con có tin tưởng me thì mới giao con cho mẹ nuôi dưỡng từ lúc con còn chập chững. Nhưng nghĩ lại, me thấy đó là điều kiện tốt cho tương lai của con sau này, nên đồng ý.

Rồi me Kíu ôm tôi vào lòng, vừa vuốt tóc tôi vừa nói:

- Con gái của me, dù con có đi đâu thì lúc nào con cũng là con của bố và mẹ con. Ngoài ra con còn là con gái cưng của mẹ mãi mãi.

Tôi nói với bà:

- Như vậy là me không yêu con phải không.

Rồi tôi nằm khóc tấm tức mãi. Sau này nghĩ lại, thấy lúc đó mình trẻ con quá. Tôi đã làm cho me Kíu đau lòng như thế nào! Khi có con, rồi có cháu, nghĩ lại lúc đó, tôi thấy mình thật vớ vẩn và khờ dại làm sao. Sáng ra, do khóc nhiều mà hai mắt tôi sưng húp. Ăn sáng xong tôi lại chạy sang đình, ngồi dưới chân ông tượng, rồi tôi lại lầm bầm:

- Ông ơi! Ông cứu con với! Ông làm ơn cho con bay lên cao theo mẹ con với!

Tôi đã cầu xin bao nhiêu lần như thế, mà chưa lần nào tôi được ông tượng thần trả lời cho tôi, dù chỉ một lần.

Vào ngày Chủ nhật, má Hường vẫn thường đưa em Ngọc từ trại Nhi đồng Miền Nam ra chơi. Em rất hiền, giọng nhỏ nhẹ, thân hình hơi béo, nước da ngăm ngăm đen, tính rất dễ thương. Tôi đi đâu em Ngọc cũng hay theo sau, chơi cùng với bọn trẻ trong nhà. Lâu lâu có tiền, má còn dắt tôi và em Ngọc đi ăn kem bờ hồ, hoặc ăn phở.

Nhà me Kíu vẫn vậy, trẻ con thì đi học và phá phách, người lớn như mẹ thì vẫn đi lên cửa hàng, cô Hợi vẫn nấu cơm và sắc thuốc cho cả cô Thìn và chú Lâm, cô Thìn lúc mê lúc tỉnh, khi lên cơn lại la hét, đập phá.

Cho đến một ngày, tôi thấy mẹ rất buồn và khóc. Cô Thìn lên cơn nhiều lần, cô Hội, bác Cầu ai cũng có vẻ không bình thường. Tối đến, me thủ thỉ với tôi: “Chú Minh Vân lại bị bắt vào tù rồi con à, có kẻ đằng mình chỉ điểm...”. Trong đầu tôi nghĩ: “Vậy là chú lại bị nhốt vào trong cũi của con chó và bị đánh, bị bỏ đói rồi”. Me nói xong cứ dặn đi dặn lại: “Con nhớ không đuợc cho ai biết nghe chưa!” Bà còn bảo, người mà bà lo lắng nhất là bố Lộc của tôi và dặn: “Con đừng sợ, mà phải yêu thương cô Thìn nhiều hơn con nhé!” Rồi mẹ nhắc lại những lo lắng cho bố Lộc của tôi: “Chẳng may bố cũng bị bắt, thì nguy to lắm đấy!”.

Lúc đó, thật sự tôi chả hiểu gì cả, không biết “nguy to” nghĩa là sao nữa. Nhưng tôi cũng cảm nhận được sự bất an từ me Kíu.

Đầu tháng Tư năm đó, mẹ đưa tôi sang nhà bá Cung chào bá để cho tôi chuẩn bị lên đường. Tôi thấy cả nhà bá màu da của ai cũng nâu và đen đi. Tôi hỏi anh Hiền:

- Tại sau mọi người đều đen vậy?

- Cả nhà vừa đi tắm biển về.

- Biển là gì? – Tôi ngây thơ hỏi.

- Mày ngốc quá! Biển mà không biết là cái gì. Đó là một cái hồ to thật to. To gấp trăm lần cái hồ Hoàn Kiếm, nhưng nước của nó lại mặn như muối.

Anh hứa, lần sau bá có đi nữa anh sẽ xin cho tôi đi cùng. Tôi được ở nhà bá Cung một tuần. Trong thời gian ở đây, tôi thấy có hai ông bà rất đẹp lão và một cậu cũng rất đẹp người. Đó là ông ngoại và bà ngoại sau của tôi. Và cậu Khiêm là em cùng cha khác mẹ với mẹ Phụng của tôi.

Tôi chỉ hay theo anh Hiền, tuy nhiều lúc anh hay bắt nạt và mắng “Mày ngốc lắm!”. Có lúc tôi nói câu gì vớ vẩn là anh cốc ngay cho một cái vào đầu đau đến chảy cả nước mắt. Những khi như thế, tôi phải kìm không dám khóc. Vì nếu khóc anh sẽ bảo “Đồ hèn”. Bù lại, anh Hiền rất hay bênh vực tôi. Những lúc trẻ con hàng xóm bắt nạt, tôi luôn cảm thấy sung sướng khi nghe anh nói: “Đứa nào bắt nạt cái Vân, tao đánh cho bỏ mẹ”.

Sau này lớn lên, tôi mới hiểu và cảm nhận được rằng, có lẽ do anh Hiền và tôi cùng cảnh ngộ, cùng bố đều đi xa. Có lần tôi bảo với anh:

- Anh có biết không? Mẹ của em đang bay trên trời, nên không xuống đây để bế em được.

Tôi thấy anh chỉ trả lời gọn lỏn một tiếng:

- Ừ.

Cũng có lúc tôi hỏi:

- Bố anh có bao giờ đánh anh không?

Anh trả lời:

- Anh cũng không biết nữa.

Tôi lại nói với anh:

- Em cũng không biết như anh! Những em nghĩ bố em cũng giống như ông tượng ở đình bên Lò Sũ đấy.

Thời gian đó, tôi thấy rất sung sướng. Vì anh Hiền cho tôi cả cái ô tô đồ chơi của anh và nhiều thứ lặt vặt khác nữa. Đó là cả một kho tàng đồ chơi quý của tôi: Những viên bi xanh đỏ, những miếng vải đủ thứ màu. Ít ra, ở nhà bá Cung, tôi cũng có một người anh gần gũi và cùng hoàn cảnh giống như tôi. Người bá tôi lúc nào cũng thơm phức nước hoa, đi đâu cũng có xe ô tô đưa đón. Tôi nói với anh Hiền:

- Em sắp được đi tàu liên vận đấy! Chắc là đi đến chỗ bố em đang học.

Tôi lại chỉ thấy anh “ừ”, chứ không nói gì hết. Ở nhà bá Cung lúc đó có em gái tên Hoa, là em cùng mẹ khác cha với anh Hiền. Tính tôi hay tò mò, thắc mắc, nên hỏi anh:

- Tại sao hồi cuối năm 1954 người ở đâu mà đông thế? Tại sao mọi người đa số đều đi qua cửa nhà mình để về Bắc bộ Phủ? Em thấy tay họ còn cầm theo cờ và hoa, lại nhảy múa, hát hò liên tục, còn có cả cờ đỏ sao vàng to và nhỏ nhiều thế…?

Anh hỏi lại tôi:

- Thế mày không thấy có bao nhiêu bộ đội mặc quân phục, quần áo chỉnh tề giống nhau? Họ xếp hàng, tay bồng súng đi đều bước không? Đó là đi duyệt binh đấy.

Tôi hỏi lại:

- Đi duyệt binh là gì?

Anh bảo:

- Duyệt binh là bộ đội đi thành từng hàng, ai cũng giống nhau, không được sai một bước. Vì sai thì người sau sẽ dẫm lên chân người trước ngay.

Thế là qua anh Hiền, tôi đuợc biết thêm thế nào là duyệt binh.

Một hôm, đúng ngày lễ kỷ niệm gì đó, khi đứng trong nhà nhìn qua cửa sổ, tôi thấy ai cũng cười, ai cũng bắt tay nhau và ai cũng hô to “Hoan hô” rồi cười nói rất to. Tôi hỏi anh Hiền: “Họ là ai?” Anh bảo: “Họ là bộ đội Cụ Hồ”. Vậy là tôi lại được biết thêm “Bộ đội Cụ Hồ”. Họ mặc quần áo giống má Hường, cô Oanh, chú Sơn… Và giống những người thường đến nhà me Kíu ở Lò Sũ để hỏi tin về Bố Lộc của tôi. Vậy là những người tôi gặp ở nhà mẹ cũng đều là Bộ đội Cụ Hồ…

Tối đến tôi thấy bá Cung và một số người ngồi uống cà phê. Tôi chỉ nghe lỏm được có một câu “Chắc mai bố thằng Hiền và bố con Vân cũng sắp về rồi”. Tôi xì xầm lại, anh Hiền bảo:

- Trẻ con đừng có lẻo mép.

Tôi cãi lại:

- Bố em mà về em sẽ mách là anh hay bắt nạt em!

Anh “xì” một cái thật to:

- Tao cóc sợ. Bố mày và cả bố tao nữa, đều không về đâu!

Vậy là tôi òa lên khóc. Anh vội dỗ dành:

- Nín đi và đi ngủ đi.

Trong giấc mơ đêm ấy, tôi thấy cha tôi về. Ông bế tôi, tung tôi lên thật cao hơn cả bác Cầu thường tung tôi. Rồi cha tôi nói:

- Vân ơi! Cha là cha con đây, cha yêu con nhiều lắm, con biết không!

Đến khi tỉnh dậy, tôi cứ lẵng nhẵng đi theo anh Hiều và hỏi tại sao anh biết cha tôi và cha anh sẽ không về. Lúc đó, tôi cho là anh nói dối tôi.

Đến ngày me Kíu đến đón. Me và bá Cung nói chuyện với nhau rất lâu, sau đó bảo tôi vào chào bá và anh để mẹ còn về chuẩn bị cho chuyến đi xa.

Sau này, khi đã có các con cháu. Các con tôi đều hỏi về những người bên ngoại của tôi ra sao. Thực tình tôi cũng chỉ nhớ nhất là anh Hiền và bá Cung… còn những người khác thì hình ảnh rất mờ nhạt. Có thể lúc đó tôi còn nhỏ quá, lại do chiến tranh loạn lạc, nên tôi không có điều kiện được gặp, hoặc gần gũi bên ngoại. Cũng có thể do mẹ tôi mất sớm, nên sự thân thiết ruột thịt của tôi cũng vì thế mà cách xa. Hoặc là vì tôi phải sống trong môi trường tập thể quá sớm. Cuộc sống của tôi cứ trôi theo dòng đời một cách tự nhiên mà không có điều kiện để tiếp xúc, hoặc giả vì còn nhiều lý do khác nữa…

(Còn nữa)

______

Rút từ bộ sách CHUYỆN ĐỜI TÔI ngàn trang khổ lớn, do Đặng Vương Hưng chủ biên, dự kiến sẽ xuất bản quý II năm 2022. Ai có tự truyện muốn tham gia, hoặc đăng ký đọc sách, xin để lại tin nhắn và số điện thoại.

Theo Trái tim người lính

Đào Minh Vân (kể). Đặng Vương Hưng (chấp bút)

Link nội dung: //revcat.net/khong-the-mo-coi-ky-6-nhung-cau-chuyen-cua-tre-con-nhung-lien-quan-den-nguoi-lon-a9022.html

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()