link tải gowin99 mới nhất

 Việt Nam diễn nghĩa – Tập III (Tiểu thuyết lịch sử) (Kỳ 12)

 Trân trọng giới thiệu tiếp tiểu thuyết lịch sử “Việt Nam diễn nghĩa” - Tập III “NHỮNG KHÚC CA KHẢI HOÀN” của PGS TS Cao Văn Liên.

chuytran-quoc-tuan-1639704022.jpg

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là vị tướng kiệt xuất nhất của triều Trần hiển hách, một trong những vị tướng tài giỏi nhất trong lịch sử quân sự thế giới. Cuộc đời của Trần Quốc Tuấn gắn liền chiến công ba lần đánh bại giặc Mông - Nguyên, đội quân hung hãn và tàn bạo nhất thế giới trong thế kỷ XIII. Chiến thắng đã đưa ông trở thành một trong những nhà quân sự kiệt xuất trong lịch sử thế giới. Nguồn: Internet

 

Kỳ 12.

Rồi Trần Hưng Đạo gọi:

-Yết Kiêu đâu.

-Dạ, có mạt tướng.

-Tướng quân đem một chiếc thuyền ra bãi Tân, sông Lục Nam chờ để đón ta ở đó.

-Mạt tướng tuân lệnh.

-Tướng quân Trần Quốc Uy.

-Dạ, có mạt tướng.

-Tướng quân đem 5 vạn quân chặn cánh hữu ải Nội Bàng, không cho giặc hình thành thế bao vây.

-Mạt tướng tuân lệnh.

-Tướng quân Trần Quốc Hiến.

-Dạ, có mạt tướng.

-Tướng quân đem 5 vạn quân chặn giặc ở phía tả ải Nội Bàng, không cho giặc hình thành thế bao vây.

-Mạt tướng tuân lệnh.

-Tướng quân Trần Quốc Tảng.

-Dạ, có mạt tướng.

-Tướng quân đem 10 vạn quân chặn mặt trước ải Nội Bàng, không cho giặc phá vỡ thế trận trước khi có lệnh rút lui.

-Mạt tướng tuân lệnh.

-Tướng quân Trần Quốc Nghiễn.

-Dạ, có mạt tướng.

-Tướng quân đem 5 vạn quân bảo vệ con đường huyết mạch từ Nội Bàng về Vạn Kiếp, nhất là bảo vệ các chiến thuyền ở bờ Bắc sông Lục Nam cho quân ta có phương tiện rút lui.

-Mạt tướng tuân lệnh.

-Phạm Ngũ Lão, Đại hành, Nguyễn Địa Lô, Dã Tượng đâu.

-Dạ, có chúng mạt tướng.

-Ta chỉ huy 5 vạn quân còn lại cùng các tướng đi trung quân phá giặc.

-Chúng mạt tướng tuân lệnh.

Nhận lệnh xong, quân Việt thu hết lán trại và theo các tướng chỉ huy dàn trận thành nhiều tầng nhiều lớp chặn những con đường, những ngọn đồi đến ải Nội Bàng, tạo thành vòng cung mà hai cánh cung vươn về phía Bắc, gây khó cho quân giặc nêu muốn triển khai thế bao vây. Quân Việt quân phục màu nâu đông như kiến cỏ trong một không gian rộng lớn của vùng Nội Bàng, chiêng trống vang lừng, cờ bay rợp trời giữa gió mùa đông giá lạnh.

Thế rồi từ phía Bắc, âm thanh của chiến tranh đang ập đến như một cơn bão táp tràn vào Đại Việt. Tiếng vó ngựa, tiếng chân người chạy, tiếng reo hò man rợ của 50 vạn quân làm rung chuyển những con đường, những đồi núi vùng Lạng Châu và vùng Bắc Giang, bụi cuốn mù mịt như bão táp sa mạc. Canh giờ sau, quân Việt đã trông thấy những khối người ngựa khổng lồ của 50 vạn quân đang lao tới. Với quân Mông Cổ sẽ không có lối đánh đàng hoàng là hai bên dàn trận hình chữ nhất rồi hai tướng hai bên ra thí võ với nhau, bên nào tướng bị chém thì tháo chạy và bên kia truy đuổi. Quân Mông Cổ hoàn toàn khác, cậy số đông và sức cơ động nên trông thấy đối phương là chúng triển khai ngay thế bao vây nhanh chóng, chia cắt đối phương và tiêu diệt bằng cung tên, bằng chém giết. Vừa trông thấy Quân Việt, Thoát Hoan trỏ gươm, 50 vạn quân ào ào xông lên triển khai thế bao vây. Bên quân Việt hàng vạn mũi tên bắn ra, hàng vạn quân Mông Cổ gục trên mình ngựa hoặc lăn xuống đất. Quân Mông Cổ xông lại gần và cuộc chém giết bắt đầu, dao kiếm chạm nhau tóe lửa phát ra những âm thanh ghê rợn, xác người đổ, máu phun. Quân Mông Cổ triển khai thế bao vây nhưng cánh tả và cánh hữu bị quân Việt chống cự kịch liệt. Nhưng tiền đạo quân Mông Cổ phá được thế trận  và xông vào nhằm chia cắt đội hình quân Việt. Quân Việt chống cự kịch liệt, ngoan cường. Thốt nhiên, trong thế trận quân Việt, một phát tên châm lửa bắn lên trời. Hậu quân Việt bắt đầu rút quân, tiền quân cũng vừa đánh vừa rút. Hai vạn quân Việt đã hy sinh cho toàn quân rút lui an toàn, phía quân Mông Cổ 3 vạn tên cũng bỏ xác trên chiến trường Nội Bàng khốc liệt. Quân Mông Cổ sau khi đã đánh tan hết tiền quân cản đường bắt đầu chuyển sang truy kích quân Việt rút chạy. Quân Việt chia thành nhiều cánh rút theo nhiều ngã đường. Quân Mông Cổ không thông thạo đường đất, địa hình nhiều đồi núi, gây cản trở cho tốc độ và tầm nhìn, lại gặp phải sông Lục Nam cản đường, đành đứng ở bờ Bắc chồm ngựa điên cuồng nhìn quân Việt qua sông. Cuối cùng những cánh quân Việt đã rút an toàn về Vạn Kiếp.

Quốc Công tiết chế Trần Hưng Đạo rút sau cùng. Voi sải những bước dài về bờ sông Lục Nam. Quân Mông Cổ đuổi rất gấp. Khắp các vùng bờ Bắc của sông Lục Nam lớp lớp kỵ binh và bộ binh quân Mông Cổ đang lồng lộn truy kích quân Việt. Trần Hưng Đạo nhìn bờ sông không còn một bóng con thuyền nào. Trần Hưng Đạo nói với Phạm Ngũ Lão cùng những người bảo vệ bên cạnh.

-Ta nên đi một đường nào đó mà về, Yết Kiêu chắc gì còn cắm thuyền đợi ta ở Bãi Tân?

Phạm Ngũ Lão nói:

-Chủ soái yên tâm, chưa thấy chủ soái thì Yết Kiêu sẽ không bao giờ rời bến.

Phạm Ngũ Lão nói xong thì kỵ binh Mông Cổ đã ở rất gần phía sau. Con voi sải bước xuống bãi Tân, đã trông thấy Yết Kiêu vẫn cắm thuyền đứng đợi. Trong khi vội vàng xuống quá đà, con voi sa lầy không lên được nữa, con voi chìm dần, nó dơ vòi lên vẫy Quốc công tiết chế khi con thuyền đang rời bến, đôi mắt của nó tuôn ra hai dòng nước mắt. Hưng Đạo Vương đau xót dùng tay vẫy con voi trung thành trong giờ vĩnh biệt. Trên bờ, kỵ binh Mông Cổ đã xông tới nơi, vó ngựa quá đà gặp bờ sông nên dựng hai vó trước lên trời và rú lên. Quân Mông Cổ bắn tên theo thuyền của Trần Hưng Đạo nhưng thuyền đã đi xa, những mũi tên lao xuống nước. Sự dũng cảm và trung thành của Yết Kiêu đã cứu được chủ tướng, linh hồn, bộ não của cuộc kháng chiến, do đó mà đã cứu được đất nước. Đánh giá sự kiện này Hưng Đạo Vương nói:

-Than ôi, con chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ sáu trụ cánh của nó.

                                                      *

                                                  *       *

Các cánh quân Đại Việt từ Nội Bàng trước sau đều về đến Vạn Kiếp. Đại bản doanh của Trần Hưng Đạo nằm ở Tây Bắc, giáp với sông Lục Đầu. Vạn Kiếp chắn con đường quan trọng từ Đông Bắc và hướng Bắc về kinh thành Thăng Long, cả đường bộ và đường thủy, Vạn Kiếp được ba mặt sông bao bọc, chỉ có hướng Bắc và Đông Bắc là tiếp giáp với đồi núi Bắc Giang. Dưới sông, 1.000 chiến thuyền Đại Việt neo đậu. Tại Vạn kiếp, Trần Hưng Đạo họp các tướng trong Tổng hành dinh và ra lệnh:

-Tướng quân Trần Quốc Uy.

-Da, có mạt tướng.

-Tướng quân đem 5 vạn quân mai phục phía Đông, con đường Nội Bàng vào Vạn kiếp. Khi nào có tên lửa bắn lên thì phải xuống thuyền rút về Thăng Long.

-Mạt tướng tuân lệnh.

-Tướng quân Trần Quốc Nghiễn.

-Dạ, có mạt tướng.

-Tướng quân đem 5 vạn quân mai phục con đường phía Tây, con đường từ Nội Bàng về Vạn Kiếp, khi thấy tên lửa phải xuống thuyền rút về Thăng Long. Nhớ không được để bị bao vây.

-Mạt tướng tuân lệnh.

-Tướng quân Trần Quốc Tảng.

-Dạ, có mạt tướng.

-Tướng quân đem 5 vạn quân bảo vệ các chiến thuyền, không được để quân địch cướp thuyền chặn mất đường rút của quân ta.

-Dạ, mạt tướng tuân lệnh.

-Tướng quân Yết Kiêu.

-Dạ, có mạt tướng.

-Tướng quân về gặp Thái thượng hoàng và thiên tử tâu rằng cần cho triều đình và bách tính sơ tán gấp về Thiên Trường và Trường Yên, nếu chậm trễ sẽ không kịp. Nhớ thực hiện vườn không nhà trống như hội nghị Bình Than và Diên Hồng đã quyết.

-Dạ, mạt tướng tuân lệnh

-Tướng quân Nguyễn Địa Lô

-Dạ, có mạt tướng.

-Tướng quân thông thạo địa hình Lạng Châu và Bắc Giang, nay tướng quân trở lại Lạng Châu chỉ huy dân binh đánh địch sau lưng, chặn đánh con đường tiếp lương của chúng từ Tư Minh về Thăng Long và sau này mai phục truy kích địch trên đường chúng tháo chạy.

-Dạ, mạt tướng tuân lệnh.

-Tướng quân Phạm Ngũ Lão,Trần Quốc Hiển, Đỗ Hành, Cao Mang

-Dạ, có mạt tướng.

-Các  tướng quân đi trung quân cùng ta phá giặc.

-Dạ, chúng mạt tướng tuân lệnh.

Quân Việt triển khai đội hình xong thì từ xa đã vang lên tiếng ầm ầm như trời rung đất chuyển của chân người chân ngựa của gần 50 vạn kỵ binh bộ binh Mông cổ đang đến gần, như vũ bão tiến về Vạn Kiếp, giáp trụ đen ngòm, vũ khí sáng rực, ngựa đen và cờ đen phi như gió. Bộ binh ầm ầm theo sau như đám quỷ ma hung tợn. 5 vạn quân Tiên phong Mông Cổ đã lọt vào trận địa mai phục của Trần Quốc Uy và Trần Quốc Nghiễn. Quân Việt từ hai phía bắn tên như mưa vào quân Nguyên-Mông. Hàng nghìn kỵ binh và bộ binh Nguyên Mông gục xuống ngựa và xuống đất. Ngựa không chủ lồng lên hí vang mất phương hướng. Tiếng trống trận, tiếng tù và của của quân Việt vang lên, cùng tiếng reo hò xông ra chém giết. Quân Nguyên Mông bị đánh bất ngờ thiệt hại rất lớn, khoang 3 vạn quân tiên phong đã bỏ mạng. Nhưng Trung quân và hậu quân của địch phía sau đông như kiến cỏ. Thoát Hoan giơ gươm thúc các cánh quân xông lên triển khai thế bao vây quân Việt. Quân Việt bị ba bên đánh lại núng thế, 1 vạn chiến sĩ đã hy sinh. Chợt có tên lửa bắn lên không trung. Quân Nguyên-Mông chưa kịp khép vòng vây thì 10 vạn quân Việt vừa đánh vừa rút xuống thuyền ở Lục Đầu Giang, cùng 20 vạn quân của Quốc công Tiết chế bỏ Vạn Kiếp rút về Thăng Long. Thuyền đang rời bến thì Yết Kiêu từ Thăng Long về báo:

-Dạ, bẩm Quốc công tiết chế, Thái thượng hoàng và thiên tử đã cho triều đình và bách tính sơ tán hết rồi ạ. Cả Thái thượng hoàng và thiên tử cũng đã về Thiên Trường và Trường Yên rồi ạ.

Trần Hưng Đạo nói:

-Tốt lắm. Trần Quốc Uy và Trần Quốc Nghiễn đâu.

-Dạ, có mạt tướng.

-Hai tướng quân đem 20 vạn quân rút về Thiên Trường, Trường Yên phần đề bảo vệ quân chủ lực, phần để bảo vệ triều đình, Thái thượng hoàng, thiên tử và bách tính.

-Thế còn Thăng Long?

-Thăng Long chỉ còn là tòa thành không. Trận đánh ở Thăng Long cũng chỉ là tiêu hao địch. Ta cũng sẽ rút khỏi Thăng Long để mùa hè phản công chiến lược lấy lại kinh thành.

-Mạt tướng tuân lệnh. Phụ thân bảo trọng.

Hai phần ba chiến thuyền và quân Đại Việt đi về hướng Đông Nam, 1/3 chiến thuyền đi về hướng Bắc. Quân Nguyên Mông dồn ứ trên bờ sông Lục Đầu. Thoát Hoan quan sát thấy thuyền có lá cờ chữ “Soái” đi về hướng Thăng Long. Thoát Hoan biết là Trần Hưng Đạo đã về Thăng Long, liền cho Mảng Cổ Thái và Nạp Hải đem 5 vạn quân vào chiếm Vạn Kiếp, còn hắn dẫn quân truy kích theo đường bộ về Thăng Long. Thủy Quân Đại Việt từ sông Lục Đầu theo sông Cầu ra sông Đuống. Quân Nguyên-Mông cướp được 100 thuyền đánh cá nhỏ của dân chài Việt chặn quân Việt ở sông Đuống. Nhưng đó là những thuyền nhỏ, thuyền quân Việt lướt tới bắn cung và đâm thủng, khoảng 5.000 quân Nguyên Mông chết chìm xuống sông. Rõ ràng, thủy chiến và đánh trên sông nước là thế yếu của Nguyên-Mông, là thế mạnh của Đại Việt. Xác quân Nguyên-Mông chết ở Vạn Kiếp thối rữa ra, những cánh đồng đó hàng trăm năm sau dân Việt vẫn gọi tên là cánh đồng “Thối”. Quân Việt từ sông Đuống về sông Hồng, tổ chức bảo vệ Thăng Long. Dù Thăng Long chỉ là tòa thành trống không nhưng Trần Hưng Đạo vẫn tổ chức trận đánh này để tiêu hao quân địch, tạo điều kiện cho 20 vạn quân chủ lực và hai vua về Thiên Trường và Trường Yên an toàn, củng cố được chỗ đứng chân. Tại Thăng Long, thám mã Tây Bắc về báo cho Trần Hưng Đạo:

-Dạ, Bẩm Quốc công tiết chế, 5 vạn quân Nguyên Mông do tướng Na si rút Din chỉ huy từ Trại Quy Hóa đánh xuống. Tướng Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật đã phải rút lui.

(Còn nữa)

CVL

PGS TS Cao Văn Liên

Link nội dung: //revcat.net/viet-nam-dien-nghia-tap-iii-tieu-thuyet-lich-su-ky-12-a8973.html

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()