link tải gowin99 mới nhất

 Việt Nam diễn nghĩa – Tập III (Tiểu thuyết lịch sử) (Kỳ 8)

Trân trọng giới thiệu tiếp tiểu thuyết lịch sử “Việt Nam diễn nghĩa” - Tập III “NHỮNG KHÚC CA KHẢI HOÀN” của PGS TS Cao Văn Liên.

chuyls1-1639360428.jpg
Tranh minh họa. Nguồn: Internet.

 

Kỳ 8.

CHƯƠNG II: NHÀ TRẦN ĐÁNH MÔNG- NGUYÊN.

NHÀ TRẦN ĐÁNH GIẶC NGUYÊN-MÔNG LẦN THỨ NHẤT (1258).

Mùa Đông năm 1257, kinh thành Thăng Long chìm trong giá rét. Mái ngói của các cung điện lâu đài màu xám thấp thoáng dưới bóng những cây cổ thụ xà cừ, những cây bàng lá đỏ lá vàng bay lả tả còn trơ những cành khẳng khiu dưới bầu trời xám. Sông Hồng nước vẫn đỏ nhạt phù sa lững lờ trôi ra biển, vài con thuyền trôi xuôi ngược như những kiếp bèo. Làng xóm ven sông uốn quanh như những bức tranh thủy mạc cô liêu đợm buồn trong giá rét. Trong Long Phượng Thành, mái ngói tường vôi xám theo dòng thời gian sương nắng và trong các cung điện người xưa không còn, triều đại xưa nhà Lý đã không còn sau 216 năm tồn tại và cống hiến. Ngai vàng từ triều Lý đã chuyển sang họ Trần từ năm 1225, đến nay đã là năm 1257. Nhà Trần mà cụ thể là Trần Thái Tông đã lên ngai vàng thay Lý Chiêu Hoàng được 32 năm, kể từ khi vua cuối cùng của Triều Lý là Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.

Như một quy luật, một triều đại, một chế độ trước khi diệt vong thì suy yếu và biến loạn. Nhà Lý cũng không ngoài quy lật đó. Lý Cao Tông đã giết trung thần Phạm Bỉnh Di. Từ đó gây ra một cuộc chiến cung đình tranh giành quyền lực giữa các phe phái dòng họ: họ Đàm, họ Đoàn, họ Quách và họ Trần. Năm 1209, họ Trần-Trần Lý, một hào trưởng có thế lực lớn ở Long Hưng đã hộ tống hoàng tử Sảm, con rể của Trần Lý về Thăng Long và lên ngôi, đế hiệu là Lý Huệ Tông. Lý Huệ Tông phong Trần Thị Dung, con gái của Trần Lý làm hoàng hậu. Từ đó quyền lực triều đình lọt vào tay họ Trần, đầu tiên là Trần Tự Khánh và sau này là Trần Thủ Độ. Năm 1224, Lý Huệ Tông nhường ngôi cho công chúa Chiêu Thánh, con gái thứ hai của ngài với Trần Thị Dung. Công chúa lên ngôi mới 8 tuổi, đế hiệu là Lý Chiêu Hoàng. Năm 1225, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Ngai vàng của nhà Lý chuyển sang tay họ Trần một cách hòa bình bằng một cuộc tình duyên. Trần Cảnh lên ngôi, đế hiệu là Trần Thái Tông. Lý Huệ Tông đi tu ở chùa Bút Pháp, pháp danh Huệ Quang Đại sư, sau chuyển sang chùa Chân Giáo và tự tử năm 1226, thọ 33 tuổi, ở ngôi 14 năm, đi tu 2 năm. Nghi án cho rằng ông bị Trần Thủ Độ bức tử.

       Một sáng mùa đông trong Phượng Lâu Thành, cung Thiên An, Trần Thái Tông đang thiết triều bàn việc nước. Bỗng có quan nội thị vào báo:

                   -Dạ, bẩm hoàng thượng, có sử giả của Mông Cổ ở Đại Lý xin vào gặp.

      Trần Thái Tông nói:

                -Cho vào.

                 -Dạ.

                 Sứ giả Mông Cổ bước vào, hai cấm quân giơ hai ngọn giáo hai bên tạo thành hình tam giác ngăn lại và nói:

                   -Tháo gươm để ở ngoài.

                   Không biết sứ giả có biêt tiếng Việt hay không nhưng hắn gạt hai ngọn giáo ra và cứ thế mang gươm đi vào điện, hai cấm quân cũng phải đi theo sau. Cả triều đình Đại Việt nhìn thấy một võ tướng cao lớn, mặc áo và đội mũ có nhiều lông như lông sói, ngang nhiên bước vào mà không quỳ lạy hành lễ khi trông thấy Trần Thái Tông. Hắn giơ lên một phong thư. Quan nội thị cầm lấy đưa cho Trần TháiTông. Trần Thái Tông mở thư đọc. Thư viết bằng chữ Hán : “Thế Tổ của chúng ta là Thành Cát Tư Hãn vốn ở phía Bắc Vạn Lý Trường Thành đã lập nước năm 1206, sau đó làm chủ Nam Âu, làm chủ phần lớn châu Á, đánh bại Nga La Tư, làm chủ Trung Á và Nam Á. Nay chúa của ta là Mông Kha tiếp tục làm chủ Trung Đông và Bắc Phi. Ta Ngột Lương Hợp Thai sau khi làm chủ Trung Đông và Bắc Phi đã đánh tan nước Đại Lý, giáp biên giới miền Tây Bắc với Đại Việt. Sau khi nhận được thư này nhà ngươi lập tức sang Đại Lý bái lạy ta và thần phục, nếu chậm trễ ta sẽ làm cỏ nước Đại Việt của ngươi.”

Trần Thái Tông giận tím mặt, đưa thư cho nội thị và nói:

-Đọc cho triều đình nghe để biết sự hỗn xược của bọn mọi rợ này.

Triều đình nghe xong thư, khí thế bừng bừng tức giận. Trần Thái Tông hỏi:

-Sử thần Lê Văn Hưu, ái khanh có biết gì về đế quốc Mông Cổ không? Người Mông Cổ cũng biết chữ Hán sao?

-Dạ, bẩm hoàng thượng, người Mông Cổ là tộc người sống ở phía Bắc Vạn Lý Trường Thành, gọi là sa mạc Gôbi, là dân du mục, chuyên sống bằng nghề chăn nuôi lang thang trên những thảo nguyên bát ngát. Cho nên người Mông Cổ có sức khỏe dẻo dai và giỏi cưỡi ngựa bắn cung. Năm 1206, chúa mạnh nhất của họ là Thành Cát Tư Hãn đánh bại các thủ lĩnh khác và thành lập nhà nước Mông Cổ. Dựa vào sức mạnh kỵ binh của họ, họ đã xâm lược Nam Âu, Nga La Tư, Trung Á, Trung Đông và Bắc Phi. Năm 1227, Thành Cát Tư Hãn chết, Oa Khát Đài lên thay. Năm 1234, Oa Khát Đài tiêu diệt nước Lưu và Kim, làm chủ Bắc Trung Quốc. Khi bị nước Lưu và Kim chiếm miền Bắc trước đó, họ Triệu nhà Tống phải chạy xuống miền Nam Trung Quốc lập ra nhà Nam Tống. Năm 1251, Oa Khát Đài chết, cháu nội Thành Cát Tư Hãn, con Oa Khát Đài là Mông Kha lên thay. Em trai Mông Kha là Hốt Tất Liệt đã đánh chiếm nước Đại Lý của người Thái năm 1253 và chính Hốt Tất Liệt hiện nay đang đánh chiếm Nam Trung Quốc, nhằm tiêu diệt nhà Nam Tống. Có lẽ Ngột Lương Hợp Thai đánh chiếm nước ta để mở rộng lãnh thổ, đồng thời tạo gọng kìm từ phía Nam để đánh nhà Nam Tống. Người Mông Cổ  chưa có chữ viết. Thư có thể là mượn người biết chữ Hán viết.

      Trần Thái Tông nói:

                   -Chúng cậy là đế quốc lớn hùng mạnh, không coi ai ra gì, thư viết quá hỗn xược. Bay đâu.

                  -Dạ.

-Trói tên này lại tống vào ngục thất.

-Dạ.

Lính ngự lâm xông vào, khống chế, tước gươm và trói tên sứ giả đem đi.

Lại một quan nội thị vào báo:

-Dạ, bẩm hoàng thượng, có tùy tướng của trại chủ Quy Hóa Hà Bổng xin vào gặp.

-Cho vào.

Tùy Tướng của Hà Bổng, thủ lĩnh của người Tày- Nùng vùng Quy Hóa đi vào hành lễ và nói:

-Dạ muôn tâu hoàng thượng, tình hình rất nguy cấp, tướng Mông Cổ là Ngột Lương Hợp Thai đã đánh chiếm được nước Đại Lý của người Thái, thống lĩnh 4 vạn quân chủ yếu là kỵ binh rất tinh nhuệ đã vượt biên giới vào Đại Việt, tiến dọc theo đê sông Hồng tiến xuống Thăng Long.

Trần Thái Tông nói:

-Tướng quân về bảo trại chủ Hà Bổng hãy ra sức đánh giặc, nếu không chống được thì rút vào rừng chờ thời cơ. Không được đầu hàng giặc, rõ chưa?

-Dạ, mạt tướng tuân chỉ.

-Người đâu.

-Dạ, bẩm hoàng thượng.

-Cho tướng quân trại Quy Hóa ăn uống, cho cả ngựa ăn cỏ và uống nước, ăn xong xuất phát ngay.

-Dạ, mạt tướng đội ơn hoàng thượng.

Trần Thái Tông lại gọi:

-Thái sư Trần Thủ Độ đâu?

-Dạ, bẩm hoàng thượng, có thần.

-Ta sẽ thân chinh đi đánh giặc, Thái sư ở lại Giám quốc nhiếp chính, bảo vệ kinh thành, chuẩn bị cho triều đình và toàn dân sơ tán khi có lệnh của ta. Nếu mà sơ tán phải để lại một tòa thành trống rỗng, không người không lương thực. Các vùng lân cận quanh Thăng Long nhớ cũng phải vườn không nhà trống. Rõ chưa?

-Dạ, thần tuân chỉ.

-Thái tử Hoảng đâu.

-Dạ bẩm phụ vương, có thần.

-Thái tử đem 1000 thuyền chiến đến sông Cà Lồ, đề  phòng quân ta không chống cự nổi phải rút theo đường thủy về Thăng Long để nhanh chóng và hạn chế tốc độ của kỵ binh địch đuổi theo.

-Dạ, thần tuân chỉ.

-Hưng Đạo Vương đâu.

-Dạ, bẩm hoàng thượng, có thần.

-Hưng Đạo Vương đem 2 vạn quân lên Vũ Ninh vừa bảo vệ biên giới phía Bắc vừa sẵn sàng chi viện cho mặt trận Cà Lồ nếu quân của trẫm nguy khốn.

-Dạ, thần tuân chỉ.

-Đô Ngự sử Lê Tần đâu.

-Dạ, bẩm hoàng thượng, có thần.

-Khanh điểm 7 vạn quân bao gồm Cấm quân, Sương quân, Thiên thuộc thiên chương, Thánh dực, chương thánh, Thần sách, Cương thân cùng trẫm ngay chiều nay xuất phát đến sông Cà Lồ chặn giặc.

-Dạ, thần tuân chỉ.

Bãi triều.

Chiều hôm đó ở bến Đông Bộ Đầu, cửa Bắc kinh thành nhộn nhịp khác thường, 1000 chiến thuyền chở 3 vạn quân do thái tử Hoảng chỉ huy xuất phát đi về hướng Tây Bắc. Cờ quạt tung bay rợp trời, nước sông Hồng cuộn sóng bởi 1000 chiến thuyền rẽ nước đi lên. Tiếp đó 1000 con voi chiến đi cầu phao sang bờ Bắc. Theo sau voi chiến là 1vạn kỵ binh, theo sau kỵ binh là 3 vạn bộ binh mang trên người nặng trĩu cung tên, gươm giáo, lương thực, quân phục nâu, áo giáp oai hùng. Quân đi hàng dọc, vũ khí kín trời. Cờ vàng theo chữ đỏ “Đại Việt” tung bay bát ngát. Vua Trần Thái Tông đi trung quân. Vua mặc chiến bào màu vàng, áo giáp vàng, đi giầy vàng, đội mũ đâu mâu vàng. Lính cấm quân đi bên cạnh giơ cao lọng vàng che cho vua, một người lính khác cầm lá cờ vàng đề chữ “Soái” tung bay phần phật. Đi bên cạnh vua là Lê Tần và nhiều cấm quân bảo vệ. Tiếng trống, tiếng tù và vang lên inh ỏi báo hiệu quốc gia nguy biến. Triều đình và bách tính kinh thành ra tiễn vua và quân đội xuất chinh đông vô kể nhưng với vẻ mặt lo âu bởi một  tai họa khủng khiếp đang tràn vào đất nước thanh bình gần 180 năm kể từ khi Lý Thường Kiệt đánh tan quân Tống.

Chiều tối ngày 16-1-1258, đại quân Việt dừng lại trên bờ Bắc sông Cà Lồ. Trần Thái Tông ra lệnh cho thái tử Hoảng giấu thuyền bờ Bắc sông, ở bến Lãng Mỹ và cử 1 vạn quân bảo vệ thuyền. Ngay đêm đó, trong tổng hành dinh của Trần Thái Tông đầy đủ tướng soái. Trần Thái Tông hỏi:

-Theo các khanh thì ta dàn trận ở đâu để có thể ngăn chặn được vó ngựa quân  Mông Cổ, tiêu diệt được chúng để bảo vệ kinh thành Thăng Long?

Đô ngự sử Lê Tần nói:

-Tâu hoàng thượng, thần nghĩ ở Bình Lệ Nguyên này là con đường duy nhất dẫn về Thăng Long. Ngày mai ta có thể tiến lên một dặm nữa, nơi có bãi rộng gọi là Hương Canh dàn trận là bịt kín được. Giặc Thát không thể không đi qua đây. Yếu điểm của chúng là chỉ có kỵ binh mà không có thuyền.

Trần Thái Tông nói:

-Khanh nói phải lắm, cứ tiến lên một dặm dàn trận ở bãi Hương Canh đi.

Đêm đó Lê Tần về doanh trại mà không ngủ được. Thực ra ông còn nhiều điều mà chưa có thể nói hết với Trần Thái Tông về chiến lược trong cuộc chiến tranh này. Vua tôi mới chỉ thống nhất với nhau về chiến thuật mà thôi. Lê Tần vốn quê ở Ái Châu, dòng giống cháu chắt của vua Lê Đại Hành. Trong nhà vì thế mà nhiều sách binh pháp nên từ nhỏ Lê Tần đã ham đọc binh thư. Trước khi đi ra mặt trận ông đã hỏi sử gia Lê Văn Hưu, đồng hương của ông. Lê Tần hỏi:

-Xin đại nhân cho biết vì sao quân Mông Cổ bách chiến bách thắng, tung hoành khắp nơi trên thế giới, kể cả nước lớn như Nga La tư vậy?

Lê Văn Hưu đáp:

-Người Mông Cổ là dân du mục, chăn nuôi là nghề chính nên thanh niên Mông Cổ suốt ngày ngồi trên mình ngựa, có sức khỏe dẻo dai, tài bắn cung và cưỡi ngựa không một quốc gia nào sánh được. Cho nên kỵ binh Mông Cổ rất thiện chiến và sức cơ động rất nhanh. Chúng đã chạy thì đối phương không thể đuổi được, chúng đã đuổi thì đối phương không thể thoát được. Khi gặp lực lượng một quốc gia nào đó, chúng thường dùng ưu thế tốc độ của kỵ binh bao vây quân đối phương mà tiêu diệt. Vì thế mà chúng bách chiến bách thắng ở những quốc gia địa hình thuận lợi cho kỵ binh, thứ hai ở những nước mà vua chúa và tướng lĩnh quan niệm chiến tranh là chỉ đánh một trận dốc túi để phân được thua mà không biết chiến tranh là phải đánh nhiều trận, có thể thua nhiều trận nhưng đều căn bản là trận thắng cuối cùng.

Những kinh nghiệm lịch sử mà Lê Văn Hưu nói làm cho Lê Tần hiểu được vì sao những đạo quân to lớn của các nước  nhanh chóng bị quân Mông Cổ tiêu diệt và nhanh chóng mất nước. Thế còn trận đánh sắp xẩy ra với kỵ binh Mông Cổ, Lê Tần cho rằng ông phải hết sức chú ý xem chúng có triển khai chiến thuật bao vây quân ta hay không, nếu như vậy ông phải nói ngay với Trần Thái Tông phải rút lui chiến lược bảo toàn lực lượng rồi sau đó lựa thời cơ mà phản công chiến lược. Còn bây giờ chưa giao tranh mà khuyên vua Trần Thái Tông rút lui chắc sẽ mất đầu vì tội hèn nhát, làm loạn lòng quân. Lê Tần thầm nghĩ, thôi mai phải hết sức bình tĩnh theo dõi diễn biến chiến trường, nếu quân ta lâm nguy thì dùng sự thật khốc liệt của chiến trường để khuyên Trần Thái Tông, dù muộn còn hơn không.

(Còn nữa)

CVL

PGS TS Cao Văn Liên

Link nội dung: //revcat.net/viet-nam-dien-nghia-tap-iii-tieu-thuyet-lich-su-ky-8-a8844.html

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()