Khoảng cuối thời Lý, đến đầu đời Trần đã thấy có tài liệu ghi rằng: “Ở phía Tây kinh đô Thăng Long có một xóm thợ thủ công chuyên nghề làm giấy. Đó là phường giấy làng Dịch Vọng…”. Sau đó nghề này lan truyền sang các địa phương ven sông Tô Lịch như Yên Hòa (tục gọi là làng Giấy), Hồ Khẩu, Đông Xa, Nghĩa Đô..
Đến thế kỷ XV, một phường làm gấy khác nổi lên, phồn thịnh hơn, phát triển hơn phường Dịch Vọng, đó là phường giấy Yên Thái (làng Bưởi). Sách “Địa dư chí”, trong “Nguyễn Trãi toàn tập” đã viết: “Phường Yên Thái, huyện Quảng Đức làm giấy”. Làng An Thái làm giấy bản,làng Đông Xá làm giấy quỳ, làng Nghĩa Đô làm giấy sắc. Trong bài phú “Tụng Tây Hồ”, Nguyễn Huy Lượng, thời Tây Sơn viết về nghề làm giấy rất thơ mộng:
Chày Yên Thái nện trong sương chểnh choảng
Lưới Nghi Tàm ngăn ngọn nước quanh co.
Ở thế kỷ XVIII, nhà sử học Lê Quý Đôn, trong bộ sách Bách khoa “Vân đài loại ngữ”, ông đã nghiên cứu khá kỹ về nghề làm giấy Kẻ Bưởi. Đến khi Đức Lý Công Uẩn của đất nước Đại Việt, định đô ở Thăng Long thì nghề giấy ở Yên Thái càng phát triển mạnh. Giấy dó Yên Thái là mặt hàng được vua Lý Cao Tông (1176 – 1210) chọn làm triều cống cho nhà Tống.
Điều đó chứng tỏ rằng nghề làm giấy ở nước ta đã có lịch sử lâu đời và đến thế kỷ XVIII, càng phát triển mạnh và lan rộng ra nhiều địa phương trong cả nước. Sản lượng giấy sản xuất hàng năm đủ đảm bảo để in nhiều sách bằng giấy nội địa.
Kỹ thuật làm giấy cổ truyền ở Yên Thái xưa khá phức tạp, nó đòi hỏi từng loại thợ cho từng công việc cụ thể. Mỗi công đoạn sản xuất đòi hỏi người thợ có tay nghề cao, trải qua nhiều kinh nghiệm. Sự chuyên môn hóa ấy, chịu sự chi phối bởi mục đích sản xuất, sản lượng và chất lượng giấy theo yêu cầu của người tiêu dùng. Chính vì vậy mà nghề làm giấy Kẻ Bưởi trở thành một phường nghề nổi tiếng phát triển cho đến thế kỷ XIX, khi kỹ thuật chế bản ra đời với phương pháp in mới tiền bộ, loại giấy cũ của Kẻ Bưởi đã không còn phù hợp. Nghề giấy Bưởi lụi tàn dần.
Các cụ cao niên Kẻ Bưởi kể rằng: “Trước kia, vào các buổi sáng sớm, cả làng Bưởi vang nhịp thình thịch của tiếng chày giã giấy xen lẫn tiếng gọi nhau í ới trong các lò giấy. Những ngày phiên chợ mồng bốn, mồng chín hàng tháng, cả làng bán giấy tại chợ Cầu (chợ Cầu Đông), kẻ bán người mua chen chúc, tấp nập. Cả làng trắng xóa giấy phơi”.
Nguyên liệu chính làm giấy là vỏ cây dó.Người ta đem cây dó trên rừng về , đầu tiên bóc vỏ, giã vỏ đem nấu, lọc và seo giấy, phơi, sấy khô, đóng gói.
Bể seo giấy xây bằng xi măng, chiều ngang 10,5m, dài 3m, cho bột giấy vào bể. Người ta lấy hai cái gậy, đứng hai bên thành bể, đánh tơi bột. Dùng cái “liềm trúc” xúc lên thành từng tờ giấy ướt, chồng xếp lên nhau, cho đến hết bể bột giấy, đưa ra ép nước, cho đến khi khô kiệt. Người ta bóc từng tờ giấy một, đem sấy ở lò hoặc đưa ra phơi nắng.
Sản xuất giấy dó cần nhiều nước sạch để ngâm, đãi, nấu dó.Bột dó phải nấu mới thành giấy. Trước đây, lò nấu đắp đất bên bờ sông Tô. Miệng lò đặt chiếc vạc. Vỏ dó được đun cách thủy trong vạc. khi vỏ dó chín, vớt ra đem ngâm nước vôi. Sau đó bóc hết vỏ đen, phần vỏ còn lại mầu trắng muốt, đem giã nhuyễn bằng cối lớn.
Nghề làm giấy cực nhọc, vất vả. Người làm nghề giấy truyền lại rằng: Khi xưa con gái làng Bưởi ra đường không dám mặc áo cộc tay, vì khi seo giấy, các cô phải tì tay vào thành bể, nên bị xây xát, thành chai sạn, thành sẹo. Con trai ra đường , người ta biết ngay người làng Bưởi, bởi anh nào đi cũng hơi vẹo một bên do khi gánh nguyên vật liệu làm giấy dưới thuyền lên, bằng một bên vai. Cái vất vả đó đã đi vào ca dao:
Giã nay rồi lại giã mai,
Đôi chân tê mỏi. dó ơi vì mày!
Seo đêm rồi lại seo ngày,
Đôi tay tê buốt vì mày giấy ơi!
Giấy dó có nhiều loại. Chợ giấy trên đất kinh kỳ xưa kia rất nhộn nhịp vào dịp Tết Nguyên đánvới giấy dó. Người làng Bưởi đã sáng tạo ra nhiều loại giấy với đặc tính, chức năng khác nhau. Tốt nhất là giấy dó lụa, giấy quỳ, giấy lệnh, giấy sắc.
Giấy quỳ thường dùng để dát “vàng bạc” lên đó. Giấy lệnh dùng trong công việc hành chính của triều đình, để viết các lệnh, chỉ dụ của nhà vua. Giấy sắc là loại giấy quý nhất trong các loại giấy dó. Giấy này có khổ to nhỏ khác nhau. Khổ to nhất 2m x 0,75m, cỡ nhỏ nhất 1,3m x 0,52m. Giấy sắc rất dai, không bị thấm nước, không bị mối mọt, có thể lưu giữ trong vài trăm năm.. Với đặc tính quý đó, giấy sắc được giành riêng cho nhà vua dùng viết sắc chỉ để phong tước, phong công cho các triều thần, có công với nước và các bậc Thần Thánh có công được phong Thánh. Cũng vì điều này, mà trên bề mặt giấy sắc có in nổi nhẹ hình Rồng phun mây và Rồng – Phượng. Nhà vua sử dụng giấy hình nào cho việc sắc phong là tùy theo thứ cấp khi phong công, phong Thánh.
Vì thế, việc sản xuất giấy sắc rất cầu kỳ. Người thợ đặt tờ giấy lên mặt tảng đá nhẵn để “nghè”- tức là dùng vồ gỗ gỏ khẻ, nhẹ đều tay lên mặt tờ giấy, làm cho mặt tờ giấy thêm nhẵn, đanh (vì vậy, giấy này còn có tên “giấy nghè” và làng Nghĩa Đô sản xuất loại giấy này được gọi là làng Nghè). Sau khi vẽ, trang trí hoa văn (Rồng, Phượng…), người thợ phết một lớp hoàng liên lên giấy tạo nên mầu vàng. Cuối cùng phủ một lớp keo lên mặt giấy để làm cho giấy đanh thêm đồng thời để chống ẩm và mối mọt.
Ngoài ra còn có loại giấy dó lụa mỏng, mềm như lụa Hà Đông, gọi là giấy bản. Giấy dó lụa dùng in sách, chép thơ, chép kinh. Người thợ Kẻ Bưởi còn sản xuất giấy thô ráp để gói hàng, như giấy moi, giấy phèn.
Giấy dó lụa truyền thống Kẻ Bưởi được Henri Oger người Pháp viết trong cuốn “Kỹ thuật của người Annam” là loại giấy xốp nhẹ, bền dai, không nhòe, khi viết, vẽ và ít bị mối mọt.Giấy không bị dòn, gãy, ẩm nát, mềm mỏng như lụa. Người dung có thể vò nát tờ giấy, nhưng khi vuốt ra, lại phẳng như trước. Giấy dó đã tạo được thương hiệu riêng cho mình.
Đặc biết đến đầu thế kỷ XX, nhờ có kỹ thuật bóc kép nhiều lớp và kỹ thuật cán giấy hiện đại, giấy dó vốn được bóc đơn, nay được chồng nhiều lớp, tạo những độ dày khác nhau. Những thớ sợi của vỏ cây vốn đã dẻo dai, nay được liên kết nhiều lớp: ngang, dọc, chéo, được cán chặt với nhau làm cho mặt giấy đanh, chắc. Tờ giấy nếu bị xé rất khó rách. Hơn nữa sản phẩm Kẻ Bưởi còn được tráng bề mặt giấy bằng lớp nhựa cây gỗ “mò”, tạo thành một thứ giấy bền lâu.
Khi nghiên cứu giấy của người Việt, một học giả người Nhật đã nhận định: giấy dó truyền thống làng Yên Thái không chỉ là “một loại giấy độc nhất vô nhi ở Việt Nam mà còn xứng đáng có được một tầm vóc lớn trong lịch sử sản xuất giấy của thế giới”
Giấy dó Kẻ Bưởi đáp ứng cho nhiều nhu cầu khác nhau trong gowin99 xưa, đặc biệt đối với việc in ấn sách kinh để lưu truyền mà tiêu biểu là bộ “Kinh thư Phật giáo”. Sự phát triển của nghề giấy dó đã góp phần thúc đẩy nghề in mộc bản và việc tăngsản lượng cũng như nâng cao chất lượng của giấy dó Bưởi và các vùng khác đã đápứng ngày càng tăng của gowin99 nước ta lúc bấy giờ.
Giấy dó đã đi từ hoang sơ, bước vào gowin99 Việt và trang điểm cho nền gowin99 lâu đời của người Việt- Khi gowin99 phát triển, không dùng giấy dó để viết, vẽ nữa, thì nghề làm giấy dó đã bị mai một. Nhưng không vì thề làm giấy dó đi vào lãng quên. Bởi giờ đây giá trị ấy sẽ bước sang một giai đoạn mới giành cho nền nghệ thuật sáng tạo mới. Giấy dó vẫn còn là hồn cốt của tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, Hà Nội… Và làng nghề Yên Thái vẫn còn đó như một chứng tích lịch sử về một vùng quê với nghề giấy dó nổi tiếng xưa kia.
Bài: Trần Mạnh Thường. Ảnh: tư liệu
Link nội dung: //revcat.net/giay-do-niem-tu-hao-van-hoa-viet-a8669.html