Vào ngành vì thần tượng bố và anh trai
Sinh ra tại huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa), ngay từ bé Đại úy Nguyễn Thị Thảo (Phòng Kỹ thuật bảo vệ, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an) đã bộc lộ năng khiếu ca hát. Trong những năm còn là học sinh, chị luôn là cán bộ văn - thể - mỹ và là đội trưởng đội văn nghệ của trường. Năm 2004, chị giành giải “Học sinh thanh lịch” toàn huyện. Lớn lên trong gia đình có bố và anh trai đều công tác ở lực lượng Công an nhân dân, trong mắt chị họ là thần tượng, là niềm tự hào và là tấm gương cho chị thật nhiều động lực để cố gắng. Ước mơ được khoác lên mình bộ sắc phục trang nghiêm đã thôi thúc chị đăng kí thi vào Học viện An ninh nhân dân, tuy nhiên năm đó nhà trường lại không tuyển chỉ tiêu nữ. Chị chuyển hướng thi vào Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội và đỗ chuyên ngành thanh nhạc.
Trong suốt 4 năm học đại học năm nào chị cũng đạt danh hiệu “Học viên giỏi toàn diện”. Với những thành tích học tập xuất sắc đó chị đã được xét kết nạp Đảng khi còn ngồi trên ghế nhà trường và tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại giỏi. Có lẽ là cơ duyên khi mà ước mơ hồi bé của chị đã được trở thành hiện thực. Tuy nhiên để trở thành người chiến sĩ trong lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân là điều không hề dễ. Bên cạnh những yêu cầu về sức khỏe cũng như nghiệp vụ, các nữ chiến sĩ còn phải thuần thục những kỹ năng “mềm” như khả năng sử dụng ngoại ngữ một cách trôi chảy, đồng thời phải thường xuyên tập trung quan sát xung quanh để nắm bắt, phán đoán tình huống, ứng xử linh hoạt trong các tình huống bất ngờ. Không những thế, các chiến sĩ còn phải thông minh và phản xạ nhanh nhạy...
Xác định cho mình mục tiêu phấn đấu, từ khi trở thành người chiến sĩ Công an trong lực lượng Cảnh vệ, bản thân chị đã không ngừng hoàn thiện bản thân thông qua các khoá học chuyên môn, nghiệp vụ, như: bắn súng, võ thuật, bơi lội, ngoại ngữ…, đặc biệt là phải liên tục nâng cao trình độ nhận thức và kỹ năng giao tiếp. Thành tích huấn luyện môn bắn súng trong suốt 9 năm qua kể từ khi vào ngành, chị đều đạt loại giỏi. “Các nữ chiến sĩ Cảnh vệ luôn coi công việc là vinh dự và tự hào vì được đại diện cho nữ Công an Việt Nam để bảo vệ những những nhân vật hết sức quan trọng đối với quốc gia và quốc tế. Và cùng với sự vinh dự đó chúng tôi luôn xác định cho mình trách nhiệm thường xuyên học hỏi, trau dồi và không ngừng rèn luyện để đáp ứng nhiệm vụ được giao phó”, chị bộc bạch.
Lan tỏa nghĩa cử nhân văn trong cuộc sống
Hẳn với những ai xem phóng sự mà Đại úy Nguyễn Thị Thảo giới thiệu về trường ca “Chư Tan Kra mây trắng” của nhà thơ Lữ Mai đều sẽ rất xúc động bởi chất giọng truyền cảm, một cảm xúc dâng trào mãnh liệt qua từng con chữ. Đại úy Thảo chia sẻ: Trong bối cảnh hiện nay, trước những ý kiến cho rằng thế hệ trẻ còn thờ ơ trước câu chuyện bi tráng lịch sử, sự hy sinh vĩ đại của bao thế hệ cha ông... thì tác phẩm “Chư Tan Kra mây trắng” có thể xem như một ví dụ điển hình cho trách nhiệm công dân và tấm lòng hướng về cội nguồn của thế hệ trẻ. Chất xúc tác của “Chư Tan Kra mây trắng” tạo nên sự lôi cuốn đối với chị còn là sự nối dài tính nhân văn của cuốn sách khi tác giả dành toàn bộ doanh thu phát hành để ủng hộ cho hành trình tìm đồng đội của các cựu chiến binh Trung đoàn Mũ sắt.
“Bản thân tôi là người lính được sinh ra trong hòa bình, trước những tác phẩm về đề tài chiến tranh, cách mạng, tôi luôn đọc nó bằng niềm tự hào và lòng biết ơn sâu sắc. Trường ca “Chư Tan Kra mây trắng” đã mang đến cho tôi một niềm xúc động lớn khi đọc. Đây là một cuốn sách được viết nên bởi niềm rung cảm, một tấm lòng lớn, đặc biệt là sự trăn trở lớn của một công dân, một nhà văn có trách nhiệm. Tôi tin rằng nó sẽ chạm vào trái tim mỗi con người một cách tự nhiên nhất và chắc hẳn, từ đó sẽ lan tỏa thêm nhiều hành động, nghĩa cử cao đẹp, nhân văn trong cuộc sống”, Đại úy Nguyễn Thị Thảo tâm sự.
Nghe và cảm nhận những chia sẻ về trường ca “Chư Tan Kra may trắng” của Đại úy Nguyễn Thị Thảo, nhà thơ Lữ Mai cho biết, trường ca là thể loại khó đọc, ít người dự thi lựa chọn và dường như chỉ có Thảo chọn thể loại này. “Phóng sự giới thiệu sách của Thảo rất chỉn chu. Cô ấy đã đọc kỹ tác phẩm và có sự liên hệ, nắm bắt thêm thông tin từ tác giả. Tôi đánh giá cao sự tìm tòi và nỗ lực ở Thảo và tin rằng cô ấy sẽ có nhiều cơ hội tốt ở các cuộc thi liên quan tới gowin99 đọc. Là nữ chiến sĩ công tác trong ngành Công an, Thảo có cách phát hiện, tiếp nhận đề tài rất nhân văn. Trước đó Thảo đã mua sách, và bây giờ cô ấy dành toàn bộ số tiền thưởng để ủng hộ các cựu chiến binh Trung đoàn Mũ sắt trên hành trình đi tìm hài cốt đồng đội. Tôi nghĩ một tác phẩm cần nhiều kênh để lan tỏa, trong đó có việc áp dụng tính ưu việt của nền tảng số. Sách được giới thiệu trên nền tảng số, lại bởi một người trẻ tuổi mang cảnh phục là niềm vinh dự cho tôi”, nhà thơ Lữ Mai đánh giá.
Mãi là người cận vệ trung thành
Bên cạnh công tác chuyên môn, Đại úy Nguyễn Thị Thảo còn là “hạt nhân” nghệ thuật quần chúng của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ. Chị thường xuyên tham gia các cuộc thi trong và ngoài đơn vị. Năm 2018, chị bén duyên với truyền hình và đang là cộng tác viên dẫn chương trình tại Trung tâm sản xuất truyền hình Công an nhân dân với nhiều chuyên mục. Phải nói năm 2021 là năm nhiều thành công với chị khi ngoài giành giải trong cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến toàn quốc, chị còn giành giải Nhì cuộc thi “Sắc xuân Cảnh vệ”. Đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” do có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”. Chị còn vinh dự được các cấp hội phụ nữ đề nghị Hội Phụ nữ bộ Công an tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2021.
Chia sẻ về công việc, chị cho biết: Công tác nghiệp vụ mang tính chất đặc thù nên chị khá bận rộn và vất vả, thường xuyên phải trực quân số, chưa kể những chuyến công tác đột xuất. Khó khăn khi vừa phải cân đối công việc và gia đình nhưng bản thân chị luôn tích cực học tập, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, cố gắng khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu rèn luyện trong mọi hoàn cảnh, đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đại úy Thảo nói thêm: “Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, cấp ủy chỉ huy các đơn vị và các đồng đội nơi tôi đang công tác đã luôn quan tâm, tin tưởng, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi được rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành. Tôi nguyện góp phần công sức bé nhỏ của mình xây dựng lực lượng Cảnh vệ - người cận vệ trung kiên bảo vệ Đảng, bảo vệ lãnh tụ, “thanh bảo kiếm” của Đảng, trở thành lực lượng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại... Xứng danh người cận vệ Bác Hồ”.
Ngô Khiêm
Link nội dung: //revcat.net/xung-danh-nguoi-can-ve-bac-ho-a8610.html