link tải gowin99 mới nhất

Sự thật Vụ tập kích Sơn Tây năm 1970 (Kỳ 5): NGƯỜI MỸ ĐÁNH GIÁ LỰC LƯỢNG VIỆT NAM BẢO VỆ TRẠI TÙ BINH NHƯ THẾ NÀO?

Sau rất nhiều cuộc thuyết trình, cuối cùng thì Lầu Năm Góc cũng đã “bật đèn xanh” cho SACSA và Nhóm nghiên cứu giải thoát tù binh Phi công Mỹ tại Sơn Tây hành động.

dvh1a1-1637290873.jpg
Theo chính sách nhân đạo của Nhà nước Việt Nam, những ngày Lễ - Tết, tù binh Mỹ được thịt gà tây và tự chế biến món ăn theo sở thích. Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Bấy giờ đã là cuối mùa hè năm 1970, thời gian không còn nhiều và tướng Blackburn cũng hiểu rằng muốn cho “ông chủ” của Nhà Trắng gật đầu không phải là chuyện đơn giản chút nào!

Tổng thống Richard Nixon đang rất sợ bị thêm tai tiếng xấu. Sau khi ông ta quyết định cho quân đội xâm lược Campuchia hồi cuối tháng 4 năm 1970, nước Mỹ đã bị chia rẽ. Phong trào sinh viên biểu tình phản đối chiến tranh đã làm cho Richard Nixon ăn ngủ không yên. Trong khi đó, cả nước Mỹ đang đòi hỏi vấn đề tù binh và những người bị mất tích trong chiến tranh phải được giải quyết.

Trong thâm tâm, Blackburn chỉ cầu mong để Nhà Trắng đồng ý cho ông ta thực hiện cuộc tập kích Sơn Tây này. Và chỉ cần một lần đưa quân xâm nhập vào miền Bắc Việt Nam nữa thôi là đủ.

Biệt kích là cái nghề đã ngấm vào máu của Blackburn từ khi còn trẻ. Khi đã có tuổi, ông ta vẫn còn cầm đầu một toán lính SOG với biểu tượng mũ nồi xanh có gắn phù hiệu hình sọ người và ngọn lửa đen... nhiều lần nhảy dù xuống vùng rừng biên giới Việt - Lào, hoặc vượt biên sang Campuchia.

dvh3a2-1637291068.jpg
Tù binh Mỹ tự chăm sóc rau xanh trong vườn của trại giam. Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Trước khi có kế hoạch tập kích Sơn Tây, chính Blackburn chứ không phải ai khác đã có dự kiến thực hiện những âm mưu tội ác cực kỳ thâm độc: Dùng thuốc nổ phá huỷ đập thuỷ điện Thác Bà và đê sông Hồng vào đúng mùa lũ lụt; đồng thời, gây ra một cuộc phá hoại lớn ngay trong lòng Thủ đô Hà Nội. Ông ta cho rằng có thể sử dụng những tội ác này như một món hàng để Chính phủ Mỹ mặc cả với Hà Nội trên bàn tròn ở hội nghị Paris.

Có thể nói Blackburn như một con cáo già đầy nham hiểm. Ông ta là một trong những tác giả chính của bản kế hoạch vụ tập kích Sơn Tây, nó được soạn thảo rất cụ thể và đầy đủ tới từng chi tiết nhỏ nhất.

dvh4a-1637291427.jpg
Tù binh Mỹ chơi thể thao mỗi ngày... Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Bằng cách tổng hợp phân tích từ nhiều nguồn tin tình báo, phía Mỹ cho rằng vào thời điểm xảy ra cuộc tập kích, Việt Nam có khoảng 12.000 bộ đội đóng quân xung quanh khu vực trại giam tù binh Phi công Mỹ ở thị xã Sơn Tây. (Chưa kể đến hàng vạn người trong lực lượng tự vệ và dân quân được trang bị vũ khí thô sơ!). Đó là các đơn vị thuộc Trung đoàn 12 bộ binh, Trường Pháo binh Sơn Tây, một Kho Quân trang ở thị xã với khoảng 1.000 cán bộ chiến sĩ hậu cần. Ngoài ra, còn có khoảng 500 bộ đội với 50 xe tại một căn cứ Phòng không ở phía Tây Nam thị xã...

Tuy nhiên, phía Mỹ cũng đã tính toán rằng: Các đơn vị cơ động tác chiến của những lực lượng này, nếu muốn ứng cứu thì nhanh nhất cũng phải sau 30 phút trong điều kiện ban ngày bình thường, họ mới đến được trại tù binh. (Và đêm khuya thì dĩ nhiên sự phản ứng sẽ còn chậm hơn nữa!). Đó là thời gian đủ để cho quân biệt kích Mỹ rút chạy an toàn, sau khi đột nhập vào trại giam.

Một điều làm cho phía Mỹ lo ngại là trại giam tù binh Sơn Tây nằm ở giữa hai sân bay Hòa Lạc và Phúc Yên. Đặc biệt là sân bay quân sự Phúc Yên chỉ cách Trại Tù binh Sơn Tây khoảng 35 cây số. Những chiếc MiG lợi hại sẵn sàng cất cánh để không chiến, sẽ là mối đe dọa lớn và rất nguy hiểm cho đơn vị tập kích.

Ngoài ra, các chuyên gia quân sự Mỹ cũng đã nghiên cứu rất kỹ hệ thống phòng không của miền Bắc nước ta hồi đó. Họ tính toán tới khả năng hoạt động của tên lửa SAM2, các trận địa súng cao xạ, súng bộ binh bắn máy bay tầm thấp... đặc biệt là khả năng kiểm soát, phát hiện mục tiêu của hệ thống ra đa...

Từ đó, người Mỹ chọn đường bay và cách bay như thế nào để những chiếc trực thăng chậm chạp, nặng nề có thể lẩn tránh được sự trừng phạt của lực lượng Phòng không - Không quân Việt Nam.

Theo các chuyên viên của DIA, thì Trại tù binh Phi công Mỹ ở Sơn Tây hồi đó gồm hai khu vực riêng biệt: Một số ngôi nhà cấp bốn cũ được sử dụng làm khu hành chính; một số khác vừa được xây cất và mở rộng, có tường rào cao và dây thép gai bao quanh. Các tù binh Mỹ tập trung ở bốn dãy nhà của khu này. Toàn trại chỉ duy nhất có một đường điện thoại và một đường dây tải điện lưới. Cũng theo DIA ước tính thì có khoảng gần 50 bộ đội Việt Nam làm nhiệm vụ bảo vệ trại giam; nhà của họ nằm ở bên ngoài bức tường rào phía đông. Cả trại tù binh có ba chòi canh, hai chiếc nằm sát tường rào, chiếc còn lại đặt gần cổng chính phía đông...

Các chuyên gia Mỹ đã phân tích và tính toán rất kỹ địa hình, địa vật trong trại tù binh cùng khu vực xung quanh. Trong kế hoạch giải cứu họ đã dự tính: Sau khi cho một số trực thăng bay quần đảo bên trên tiêu diệt hết mấy chòi canh và các ổ đề kháng nếu có; sẽ dùng một chiếc trực thăng loại lớn cùng khoảng chục lính biệt kích đổ bộ xuống sân chơi thể thao nhỏ trong trại giam. (Thực tế sau này, khi chiếc trực thăng khổng lồ HH-53 chưa tiếp đất thì cánh quạt đã bị va vào cây, khiến cho máy bay bị lật nhào, buộc quân đặc nhiệm Mỹ phải đặt chất nổ phá hỏng, trước khi rút chạy).

Nếu cuộc đổ bộ xuống sân trại trót lọt, tốp biệt kích nói trên sẽ xông vào khu giam giữ để bảo vệ tù binh và nổ súng trước khi những chiến sĩ canh gác của phía Việt Nam kịp phản ứng... Một số trực thăng khác sẽ đỗ xuống khu đất trống ở bên ngoài bức tường rào phía Nam. Họ sẽ chia quân đi phá sập cầu sông Tích, cắt đứt con đường duy nhất mà lực lượng tiếp viện từ thị xã có thể vào; một toán khác sẽ phá trạm biến thế để cắt điện lưới và đường điện thoại liên lạc toàn bộ khu vực; toán quân còn lại sẽ dùng thuốc nổ phá tường rào trại giam để phối hợp với toán quân đã đổ bộ vào bên trong đưa tù binh ra ngoài, kể cả những người bị thương...

Nếu tốp trực thăng đỗ bên ngoài tường rào trại giam bị chặn đánh, không đáp xuống được, hoặc đã xuống mà không cất cánh được nữa, thì số tù binh vừa được cứu thoát sẽ được đưa ra xa hơn nữa, thoát khỏi vòng vây đối phương và tốp trực thăng làm nhiệm vụ bay quần đảo yểm hộ bên trên sẽ đáp xuống địa điểm thứ hai để đón họ...

BIỆT KÍCH MỸ ĐÃ TRIỂN KHAI MỘT KẾ HOẠC TUYỆT MẬT…

Tất cả những hành động kể trên, quân biệt kích Mỹ chỉ được phép thực hiện trong thời gian... 26 phút; nghĩa là trước khi lực lượng bộ đội ta ở thị xã Sơn Tây có thể vào tới khu vực trại giam, thì quân biệt kích Mỹ cùng các tù binh vừa được cứu thoát đã... xa chạy cao bay!

Ngày 1 tháng 8 năm 1970, Thiếu tướng J. Manor, Tư lệnh Lực lượng hành quân đặc biệt tại căn cứ không quân Eglin, thuộc bang Florida, bất ngờ nhận được cú điện thoại đặc biệt gọi từ Lầu Năm Góc, yêu cầu phải lập tức về Washington ngay mà không được cấp trên cho biết lý do. Nhưng vốn là một viên sỹ quan già dặn, từng trải ở tuổi 49, với 345 phi vụ trót lọt từ Chiến tranh thế giới 2 đến chiến trường Việt Nam... ông ta đã quá quen với kiểu quân lệnh cần phải phục tùng tuyệt đối như thế.

Cùng thời gian đó, Đại tá bộ binh D. Simons, 52 tuổi, nguyên Đại đội trưởng biệt động quân từ thời kháng Nhật tại Philippines, đang ở căn cứ Bragg, cũng đột ngột được lệnh phải về ngay Washington để trình diện và nhận nhiệm vụ mới.

Manor và Simons đã làm quen với nhau trên chặng đường cùng bay về Washington. Hai người không hề biết rằng họ đã được chọn làm nhân vật chính của Bộ chỉ huy hành quân tập kích vào Trại tù binh Sơn Tây, gây chấn động nước Mỹ sau gần 4 tháng nữa.

Cùng được chọn vào Bộ chỉ huy cuộc hành quân này còn có một Trung tá quân y. Đó là một nhân vật khá kỳ quặc. Ông ta đã đột ngột xuất hiện tại văn phòng của Simons và tự giới thiệu:

- Tôi là Joseph Cataldo, một bác sĩ mà Đại tá đang cần.

Simons đã hỏi lại:

- Anh có biết tại sao chúng tôi đang cần một bác sĩ không?

Cataldo nói ngay:

- Để thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt và nguy hiểm gì đó.

*

Tướng Manor đã được Lầu Năm Góc chỉ định làm Tư lệnh chỉ huy cuộc hành quân tập kích nói trên. Đại tá Simons làm Phó tư lệnh, trực tiếp huấn luyện toán biệt kích đổ bộ và cầm đầu toán quân này bay đến Sơn Tây để giải cứu các tù binh. Trung tá Cataldo đặc trách về công tác huấn luyện tự cứu cho đơn vị đổ bộ và lo chuẩn bị mọi phương tiện vật chất để chạy chữa cho tù binh trên đường trở về.

Việc tuyển lựa nhân viên tham gia vào cuộc hành quân đã được bộ ba Manor, Simons và Cataldo tiến hành tuyển chọn rất kỹ lưỡng. Họ được kiểm tra lý lịch, trình độ gowin99 , chuyên môn kỹ thuật, sức khỏe, kinh nghiệm chiến đấu và các yếu tố tâm lý khác... Điều đặc biệt là tất cả số nhân viên này đều được tuyển chọn trên cơ sở tự nguyện. Họ không được phép hỏi và hoàn toàn không biết mình sẽ làm gì. Nhưng chắc chắn đó là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và nguy hiểm! Các cấp chỉ huy chỉ thông báo cho họ một điều duy nhất là: Nếu vấn đề bí mật không được đảm bảo thì họ sẽ bị thất bại và không ai còn cơ hội trở về nữa. Gia đình của các binh sỹ cũng chỉ được biết một cách mơ hồ và chung chung là người thân của họ sắp phải thi hành một nhiệm vụ đặc biệt và phải xa nhà từ 3 đến 6 tháng...

Riêng Manor được trực tiếp tuyển chọn các Phi công tham gia cuộc hành quân. Ngoài kinh nghiệm già dặn và con mắt tinh đời của một tay nhà nghề lão luyện, ông ta còn có trong tay một mật lệnh khá đắc dụng. Đó là lá thư tay của tướng John D.Ryan, Tham mưu trưởng lực lượng Không quân Mỹ. Nội dung lá thư này gửi tới tất cả các vị chỉ huy thuộc quyền, chỉ thị cho họ phải tạo mọi điều kiện tốt nhất ủng hộ cho yêu cầu Manor và... không được hỏi han gì cả!

Những viên Phi công được chọn vào phi hành đoàn trực thăng của cuộc hành quân đều đã có ít nhất hàng ngàn giờ bay chiến đấu, cùng hàng trăm cuộc tiếp cứu các Phi công bị bắn rơi tại vùng Đông Nam Á. Đó là những cuộc tiếp cứu với những tài nghệ lái trực thăng đã trở thành huyền thoại trong lịch sử chiến tranh của quân đội Mỹ. Có thể điểm danh vài gương mặt sáng giá nhất: Trung tá Warner A. Britton, viên Phi công trực thăng cừ khôi số Một chuyên huấn luyện bay giải cứu của căn cứ không quân Eglin; Trung tá John Allison, tay lái huấn luyện bay ngoại hạng của loại trực thăng HH-53; Trung tá Herbert Zehnder, người đã từng lập kỷ lục lái loại trực thăng HH-53 bay đường dài một mạch từ New York đến Paris vào năm 1967; Thiếu tá Frederick Marty Donohue, người đã thực hiện thành công hơn 6.000 giờ bay trực thăng và được chọn là sĩ quan huấn luyện bay trong chương trình Apollo...

Và kết quả là đã có tới 15 sỹ quan từ cấp uý đến cấp tá cùng 85 hạ sỹ quan và binh sỹ trong một đơn vị "mũ nồi xanh" (biệt động quân) đã được chọn để chuẩn bị cho cuộc hành quân Tập kích trại tù binh ở Sơn Tây.

Vào trung tuần tháng 8 năm 1970, một thông điệp đặc biệt của Bộ Tổng tham mưu hỗn hợp quân đội Mỹ do Mayer soạn thảo và Tướng Moorer ký, đã được gửi đi cho nhiều chỉ huy các đơn vị thuộc quyền. Nội dung bức thông điệp này thông báo: Có một Toán hành động cấp thời, đặt dưới quyền chỉ huy của Tướng Manor và Đại tá Simons đang thực thi một nhiệm vụ đặc biệt. Chiến dịch tuyệt mật này được ngụy danh bằng cái tên khá thơ mộng: Bờ biển Ngà. Thoạt nghe, nhiều người sẽ nhầm tưởng địa danh trong chiến dịch là ở Trung Đông hoặc Châu Phi. Không một ai ngờ rằng mục tiêu mà chiến dịch Bờ biển Ngà sẽ nhằm vào lại chính là thị xã Sơn Tây nhỏ bé xa xôi ở tận bên kia Thái Bình Dương!

Hồi đó, kế hoạch cụ thể của chiến dịch Bờ biển Ngà nói trên ngay tại Washington cũng chỉ một vài nhân vật chóp bu như Tổng thống Nixon, Cố vấn An ninh quốc gia Kissinger và mấy Bộ trưởng Bộ quan trọng được biết. Còn bộ máy Nguỵ quyền ở miền Nam nước ta, từ Nguyễn Văn Thiệu cho đến các tướng tá cao cấp nhất của ông ta, không một người nào được phép biết về kế hoạch của vụ tập kích cứu Phi công Mỹ ở Sơn Tây, kể từ khi nó hình thành cho tới lúc kết thúc. Thậm chí, các Tư lệnh chiến thuật của quân đội Mỹ ở chiến trường Đông Nam Á cũng chỉ được thông báo về kế hoạch của chiến dịch Bờ biển Ngà vào thời gian xét thấy thuận tiện nhất. Và mỗi người cũng chỉ biết trong giới hạn phần kế hoạch có liên quan đến chức trách của họ mà thôi.

Tất cả số nhân viên và phi đoàn bay được tuyển chọn tham gia cuộc hành quân tập kích trại tù binh Sơn Tây đều được đưa đến huấn luyện về thể chất tại căn cứ Fort Bragg.

Tiếp đó, họ được chuyển về căn cứ Eglin để huấn luyện phối hợp với phi đoàn bay. Đó là một vùng đất rộng khoảng 465.000 héc ta, nằm ở phía Bắc của bang Florida. Đây cũng là nơi tập dượt của Trung tâm huấn luyện Cấp cứu và tìm lại bằng máy bay của quân đội Mỹ (USAF). Hầu hết các Phi công lái máy bay trực thăng và máy bay C-130 giải cứu hoặc tiếp tế nổi tiếng của lực lượng không quân Hoa Kỳ đều đã từng được huấn luyện tại nơi này.

Vậy còn Toán hành động hỗn hợp cấp thời của chiến dịch Bờ biển Ngà đã được tập luyện ra sao?

(Còn nữa)

Đ.V.H

______

Trích PHI CÔNG MỸ Ở VIỆT NAM - Cuốn sách hiếm hoi viết về vấn đề tù binh phi công Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, được tác giả thực hiện trong gần 20 năm. Trên tinh thần tôn trọng sự thật, chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc một góc nhìn trung thực và khách quan từ nhiều phía; góp phần làm sáng tỏ những bí ẩn của lịch sử...

Độc giả có nhu cầu có thể đến địa chỉ café Lục Bát 6/40 Võ Thị Sáu, TP. Hà Nội; hoặc trực tiếp qua điện thoại (có Zalo): 0913210520 của nhà văn Đặng Vương Hưng, "Phi công Mỹ ở Việt Nam" (có phiên bản tiếng Anh) giá lẻ 200.000đ/c (cả cưới phí), có lưu bút của tác giả, sẽ được gửi đến tận nhà theo đường bưu điện.

Đặng Vương Hưng

Link nội dung: //revcat.net/su-that-vu-tap-kich-son-tay-nam-1970-ky-5-nguoi-my-danh-gia-luc-luong-viet-nam-bao-ve-trai-tu-binh-nhu-the-nao-a8242.html

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()