Đây là cuộc đổi tiền đầu tiên của nhà nước VNDCCH và đất nước tạm thời bị chia cắt từ 1954-1975. Những đồng tiền Việt Nam có mệnh giá rất thấp nhưng giá trị lại rất cao và ổn định trong suốt 17 năm lưu hành ghi dấu ấn cho tới tận bây giờ. Tỷ giá hối đoái của 1 đồng VN=1,36 Rúp Liên Xô và=1,2 USD. Mệnh giá đồng tiền gồm các loại: Tiền giấy đợn vị Hào (1hào, 2 hào, 5 hào). Tiền giấy đơn vị Đồng (1 đồng, 2 đồng, 5 đồng và 10 đồng) Tiền kim loại đơn vị Xu (1 xu, 2 xu, 5 xu) 10 xu=1 hào,10 hào=1 đồng. Đồng tiền có mệnh giá lớn nhất là tờ 10 đ được dân giã gọi vui là tờ Cụ mượt hay tờ Cụ nghiêng(hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh in trên tờ tiền) là tờ tiền rất giá trị trong sinh hoạt của người dân. Ngày xưa tiền có giá hơn bây giờ.
Thời ta vào lính nhận 5 đồng, bùi ngùi nhớ lại tuổi thơ mơ có mấy đồng xu tiêu sao mà quý thế. bởi chưng với học trò nông thôn chúng tôi thời đó nghĩ cũng quá xa xỉ, gần như không biết đến cái sự mua quà ăn, tiền mẹ cho vài đồng xu cũng phải giành để đi đò qua sông đến trường. Tết được mừng tuổi Một hào là mừng ơi là mừng. Thấy ảnh chụp đồng năm xu bật dậy kỷ niệm xưa Tiền kim loại hình tròn thế này thì trên thế giới chắc giờ đây chỉ có ở Việt Nam là có lỗ ở giữa (Y như các Cụ xâu dây vải thắt trong bao lưng)...giá như lúc đó có đồng năm xu thì không phải đi bộ từ Hà đông về Ngã tư sở về làng, mỗi lần tàu điện leng keng đi qua mà mình phải đi bộ do mất tiền lại làm bầm trong óc "ước gì có được một hào" Nhìn đồng 5 xu lại nhớ quá thời xa xưa vì có quá nhiều kỷ niệm
Ăn sáng 5 xu là no, vé xem phim bãi ngoài trời, kẹo kéo, kem 1 hào 2 chiếc, vé tàu điện cầu giấy&ngã tư sở đi bờ hồ, ngòi bút sắt chấm mực, bút chì den hoạc tẩy cao su, 5 cái nhãn vở dán vở, 5 viên bi đất sơn xanh đỏ, 1gói bột mực tím, 5 kẹo bột hoặc bỏng ngô,1 bánh đa nướng con, kẹo kéo 5xu, Trà chén: 5 xu/chén
1 bắp ngô nướng, 5 bát nước vối, mớ rau muống, 10 viên đạn giấy đập nổ, Đánh đáo lỗ ăn tiền, tiền cá các trò chơi thập kỷ 1960-1975, 5 xu gửi xe đạp vào cửa hàng Bách hoá hay để xem phim kịch, Báo Nhân dân, Hà nội mới, QĐND đồng hạng 5xu. Công dụng :
-Một trong những công dụng quan trọng và hữu dụng nhất của đồng 2 xu và 5 xu đó là : Bẻ đầu ống Philatop hay ống Nưoc cất chỉ cần đút đầu ống tiêm vào lỗ bẻ một phát là xong thay bằng quy trình của ngành là phải dùng cưa Chẳng bố nào nhớ được chiêu này
-Dùng để bẻ ốc mút nhé-Làm quả cầu giấy chơi đá cầu-Hay để bỏ lợn đất tiết kiệm.
-Bà con dân tộc hay dùng đồng xu này làm khóa cài dây thắt bao dao đi rừng.(17/5/2019)
TIỀN XƯA TA TIÊU
Năm 1958 Tôi đã xem đổi tiền trên toàn miền Bắc. tuổi thơ cho đến khi thành anh Bộ đội, rồi trở về học tiếp Đại học, tốt nghiệp đi làm...Thời bao cấp và chiến tranh khó khăn cơ cực-nhưng tiền lại có giá trị lắm
Xin chia sẻ các loại tiền Việt Nam chúng tôi đã tiêu ngày xưa. Ối vị quên béng. Tôi thì nhớ đời đời-không quên, bởi nhẽ lúc nào cũng nghèo và thiếu tiền luôn luôn thèm khát có tiền,
Trưng ra thời giá 1958-1975 ngày xưa ơi mệnh giá tiền nhỏ mà giá trị mua bán cao. Ví dụ
-Bộ đội ăn Đại táo 6hào8/ngày (Bộ đội từ Ninh Bình trở ra ăn tiêu chuẩn 0,68/ngày, từ Thanh Hóa trở vào 0,71/ngày). Lính trơn được bồi dưỡng trước khi đi B một tháng là 1đ1/ngày. Lính xe tăng trực tiếp 1đ/ ngày. Sỹ quan cao cấp ăn Tiểu táo 1,20 đ/ngày
-Binh nhì 5đ (Từ tháng 7/1981 mới hết câu lính 5 đồng, từ đó Binh nhì có phụ cấp là 10,5 hào/tháng) Binh nhất 6đ, Hạ sỹ 8đ, Trung sỹ 10đ, Thượng sỹ 12 đ, Chuẩn uý 54 đ, Thiếu uý 65 đ, Trung uý 75?đ, Thượng uý 86 đ, Đại uý 100 đ, Thiếu tá 118 đ, Trung tá 132 đ, Thượng tá 144 đ, Đại tá 157 đ, không kể thâm niên. Thâm niên không được quá 25%
-Bìa C. Tiêu chuẩn mua ở Vân hồ. Nhà thờ. Đặng (dùng cho lương 115 đồng trở lên). Bìa B và A mua ở Giao tế. Tôn Đarn lương 155 đồng trở lên
-Chuẩn nộp tiền học phí các cấp học phổ thông cấp 2 là 6 hào, cấp ba 8 hào/tháng. Nhưng cũng nhiều bạn phải bỏ học vì không có tiền, dù có xét giảm mức thu học phí cho nhà đông con đi học
-HS học cấp 2,3 phải mua tập giấy viết bài giá 3hào6 và 5hào2. Bút máy hồng hà 2đ, bút máy Kim tinh 5đ, lọ mực bút máy Cửu long xanh đen 3hào.
-Văn phòng phẩm :Vở 28 trang: 1,7 hào/quyển, Vở 48 trang: 2,6 hào/ quyển, Giấy ô ly: 3,6 hào/thếp, Giấy kẻ ngang khổ A4: 5,2 hào/thếp, huy hiệu Đoàn 25xu, khăn quàng đỏ 15xu. Thanh niên gửi thư cho nhau, tự gấp phong bì dán cơm nguội con tem gửi thư nội tỉnh 6xu, tem liên tỉnh12xu. (Đơn vị thời gian tính đến tay người nhận bét cũng trên chục ngày, có khi dài hơn là cái chắc).
-1960-1970 thời giá trẻ em "làm giàu" đóng xóc cua 10 con-cuốc bộ 2,5 km ra bán chợ Ngã tư sở bán 3-3,5 hào/1xóc-đi tàu điện ra Bờ hồ hết 5 xu/lượt-ăn kem que Thuỷ tạ, Tầu điện Bờ hồ-Hà đông, Yên phụ-Ga Hàng Cỏ-Ngã tư Vọng. Bưởi-Bờ hồ-Chơ Mơ (các tuyến dài 1 hào/lượt)
-Vé xem bãi chiếu bóng Khương thượng, Cầu giấy, Yên phụ : trẻ em 5xu, người lớn 1 hào, Vé xem rạp Kinh đô, Dân chủ, Tháng 8 : 2,3,4 hào (5 xu gửi xe đạp để xem phim kịch)
-Báo Nhân dân, Hà nội mới, QĐND đồng hạng 5xu, pin con thỏ 2,5đ/đôi. xôi 1hào, Kem que 10xu, bánh xốp 20 xu, rau muống 15 xu/mớ
-Danh mục Phở : Phở tái: 3 hào/ bát, Phở chín: 2,5 hào/bát, Mỳ có thịt: 1,5 hào/bát, Mỳ không thịt 1 hào/bát (chuyên bán buôti sáng sớm), Mỳ vằn thắn: 1đ/bát, Sủi cảo/1,5 đ/bát, (Hàng ăn uống cao cấp hồi đó Chim.quay: 2,5đ/con) Bia hơi: 3 hào/cốc 500ml, Cafe : 2 hào/cốc,
-Thuốc lá bao bạc 3,5-4,5 hào/bao phân phối Tết, Thuốc lá Trường Sơn 3 hào; Tam Đảo 4 hào; Điện biên 5 hào.. Sông cầu năm 1970 là 1đ
-Chè Ba đình gói vuông 3 hào (9 hào 3), chè gói 50g giá thấp nhất là ba hào, chè loại hai : Ngọc Sơn, Ba đình là sáu hào, còn loại một là tám hào (chỉ có ở Tôn Đản)
-SV và học trung cấp nghề-nhà nước cho tiền ăn 18đ/tháng. học bổng xd 29đ/tháng (năm 1967 sinh viên học Đại học được 22 đồng một tháng (ăn hết 15₫, dư 7đồng cũng làm được khối việc) Chi phí sách vở giáo trình, sinh hoạt cá nhân tự lo
-Với các vị hay đi tàu hoả, còn nhớ vé tàu hoả Hà nội-Vĩnh yên không là 1đ1 cho 55km, Hà nội-Lưu xá 1đ4...(2xu/km) giá gửi xe đạp kém theo hành khách bằng 1/2 giá người
-Kỹ sư (có 7 bậc): lương khởi điêm 63đ/tháng ks bậc 1 lương 73 đ/tháng bậc 2 lương 88 đ/tháng, chủ tịch huyện lương bậc1 chỉ 85đ/tháng,
-Lương Cán sự 1-50; 2-56; 3-64; 4-73; 5-83; 6-93đồng
-Thợ lương có 7 bậc, bậc 1 có 36đ, bậc 2 là 45đ, bậc 5 lương 59đ9 hào,
-Lương thợ xây dựng bậc1; 37đ5hào, bậc2 43đ1h, bậc 4 ;58đ5h, bậc5 68đ1h, bậc 6 79đ3h, bậc 7 91đ5h (thợ cơ khí cao hơn chút)
-Giá lương thực các loại: gạo sổ 4hào/kg, giá gạo chiêm 3hào6 (Gạo cho dân TP có sổ đong tiêu chuẩn1đ/1kg) gạo chiêm: 3,6 hào/1kg, gạo mùa: 4,0 hào/1kg, gạo nếp: 4,9 hào/1 kg, ngô xay : 3,1 hào/1 kg
-Còn thịt lợn tem phiếu 3đ/1kg. Nước mắm loại 1 là 1,5đ/ lit, loại 2 là 1,1đ/ lít.
-Xe đạp bán tự do Phượng hoàng và Vĩnh cửu 850đ/chiếc, xe đạp Thống nhất 500đ. đài 3 bóng bán dẫn Cửu long 30đ, xe đạp bán phân phối (giá xe Thống Nhất 290đ, giá phượng hoàng 340đ)
-Dịch vụ tổ chức Cưới Thuê ô tô Hải Âu 45 chỗ: 45đ/ xe, Thuê ô tô Karosa 60 chỗ: 60đ/ xe. Thuê phòng cưới: 55đ/1buổi tối.
Và cũng đẻ ra tiếng "lóng","1 cẩu" tức là 1tờ 5đ vì có hình in cái cần cẩu. Hoặc 1"cụ mượt " tức là tờ 10đ có hình bác Hồ chụp nghiêng, nền đỏ tươi. Ngày ấy đi đâu xa mà có 1"cụ mượt" trong ví là yên tâm lắm rồi (bằng 1/4 lương thợ cơ khí nguội rồi đấy nhé, lấy Tờ "cụ mượt" 10đ thời đấy mặc áo trắng đút ở túi ngực đi ra đường "mặt vênh hơn bố vợ phải đấm"
-Năm 1985 Nhà nước đổi tiền 10 cũ ăn 1 mới (ví dụ 10đ cũ có thứ nguyên xu hào đăng trên bài- đổi được 1đ mới dùng cho tới giờ, tiền 30.000 giờ vắng bóng. 2 tên Ký sư bậc 1 chúng tôi tạm ứng lương chung nhau tờ 500đ-nay tiền này người ta hay dùng khi đi lễ Đền Chùa Di tích. Năm 1986 áp dụng chính sách Bù giá vào lương, bãi bỏ chế độ tem phiếu. Dần dần trượt giá các loại tiền giấy xu hào, đồng...dùng 1 thời gian rồi sau là thành liệt sỹ tuốt. Bao giờ tiền lại có giá trị như ngày xưa?
Theo Trái tim người lính
Trần Minh Hải (tự truyện)
Link nội dung: //revcat.net/dong-5-xu-a7829.html