Đỗ Thành Đồng
NGHIỆP THƠ
(Kính tặng nhà thơ Ngô Đức Hành và những bạn thơ của tôi)
Đêm ngồi bó gối nhìn ra
bỗng thương cái nghiệp thi ca chúng mình
trời cho một giọt lung linh
trời đày ngụp lặn thái bình dương kia
kẻ làm ma đói canh khuya
kẻ no nước mắt đầm đìa thế gian
kẻ lo đốt chữ kiếm than
kẻ lo đãi cát tìm vàng trên mây
sống thì vỗ với ta đây
nửa tay che miệng nửa tay ôm đầu
chết thì điếu cạn văn sâu
chưa tan hương khói đã lâu lắc rồi
nhân sinh có được mấy người
trời cho nở hết nụ cười trong ria
mai kia mai kỉa mai kìa
làm gan cóc tía chầu rìa cao xanh.
3h30, 28.9.21
ĐTĐ
Vladimir Vladimirovich Mayakovskysinh từng viết: “Lấy một gam phải mất hàng năm lao lực/Lấy một chữ phải mất hàng tấn quạng ngôn từ”. Ý của thi hào đề cập đến việc lao khổ của nhà thơ khi chọn chữ, chọn câu và xây dựng nên tác phẩm. Công việc này, khó khăn, vất vả không khác gì việc các nhà khoa học muốn tách được một gam Radium (Radi) để chế tạo bom nguyên tử. Có lẽ đó là sự lao động nghiêm túc, nghiệt ngã của người làm thơ.
Giữa những mê lộ của thi ca và ngôn ngữ đòi hỏi người nghệ sĩ phải nghiêm khắc với chính mình. Sự nghiêm khắc ấy đôi khi cả đời sáng tạo cũng chỉ được một câu thơ hay và bài thơ đứng được trong lòng người đọc. Đỗ Thành Đồng tự nhận để có “một giọt lung linh” trời cho thì phải chịu cảnh trời đày “ngụp lặn thái bình dương kia”. Thế nhưng không phải khi nào người nghệ sĩ cũng có được hạnh phúc ấy.
Thứ hạnh phúc bị “trời đày” này thật cao quý dẫu cho “bó gối” với nghiệp thơ của mình để rồi duềnh doàng với đêm: “Đêm ngồi bó gối nhìn ra / bỗng thương cái nghiệp thi ca chúng mình /trời cho một giọt lung linh/trời đày ngụp lặn thái bình dương kia”.
Bài thơ tiếp nối bằng lời tự trần về công việc của những nhà thơ. Lao động ngôn ngữ là lao động đặc trưng riêng biệt. Nhà thơ và tác phẩm vốn được suy tôn, ngưỡng mộ nhưng trong lao động họ cũng chỉ là những kẻ làm ma, kẻ no nước mắt, kẻ lo đốt chữ, kẻ lo đãi cát tìm vàng: “kẻ làm ma đói canh khuya/kẻ no nước mắt đầm đìa thế gian/kẻ lo đốt chữ kiếm than/kẻ lo đãi cát tìm vàng trên mây”. Khao khát có được con chữ khiến nhà thơ dầm đêm, vắt năng lượng thậm chí đau với nỗi đau đồng loại để nẩy chữ, bật thơ như con tằm rút ruột nhã tơ. Đỗ Thành Đồng đã rất thực tế khi thú nhận có người làm thơ để mưu sinh, có người làm thơ lãng đãng như trên mây gió. Dẫu là ai, làm thơ như thế nào nhưng trên hết là những dạng thức, dạng bậc đáng yêu, đáng trân trọng. Đại từ “Kẻ” được day đi day lại bốn lần như là sự khẳng định nhà thơ rất cao quý song rất bình dị, gần gũi. Lao động của họ cũng là thứ lao động như bao “kẻ” khác trong gowin99 . Có điều nó đầy day dứt, cật lực vì cái đẹp.
Những lần ngồi hầu chuyện với nhà thơ Đỗ Thành Đồng, tôi thấy anh rất nhạy cảm. Mà hình như quá nhạy cảm khiến anh rất “trần truồng” với cảm xúc của mình. Có lẽ thế nên sự du đàng, thẳng thắn trong cuộc sống cũng đi vào thơ tự nhiên và cay chát. Mà chỉ anh mới dám nói điều chúng ta hầu như muốn im lặng. Đó là sự thật cuộc sống của người nghệ sĩ. Không ai cũng giống ai. Nhà thơ cũng có người cao quý, người vị kỷ. Thơ chưa hẳn là người và người chưa hẳn là thơ. Tôi nhận thấy, câu nói: văn là người không đúng trong tất cả các trường hợp khi chúng ta đi tìm sự thật được thi sĩ bốc mẻ: “sống thì vỗ với ta đây / nửa tay che /miệng nửa tay ôm đầu /chết thì điếu cạn văn sâu /chưa tan hương khói đã lâu lắc rồi”.
Thế thái nhân tình hiện lên trong những người làm thơ rất rõ ràng. Chuyện nhà thơ cũng là chuyện đời, chuyện trần thế. Có những nhà thơ vĩ cuồng khi cao ngạo cho mình là trung tâm của vũ trụ, tự vỗ với chính mình để đắc ý coi thường người khác. Hành động “nửa tay”, “nửa miệng” là sự mỉa mai của thi sĩ với những đồng nghiệp này. Đọc những hình ảnh này tôi như thấy nửa còn lại nhà thơ đang nhắc nhở và tự răn mình.
Sự trải nghiệm đã giúp Đỗ Thành Đồng đối diện với những khuôn mặt thơ khác nhau. Ông đã bốc trần một sự thật đời thường diễn ra hàng ngày. Nhà thơ cũng là con người nên ganh tị nhau, không chấp nhận tài năng của nhau nhưng khi ai đó rời cõi trần lại “điếu cạn”, “văn sâu” vờ vịt. Thế nên khi nhang khói chưa tan, mộ còn xanh cỏ họ đã quên mất nhau. Từ “lâu lắc rồi” khép lại khổ thơ thứ ba như một nhận xét về cái xưa cũ không phải bây giờ mới có.
Để có một danh phận trong tòa lâu đài thi ca lộng lẫy từ trước đến nay cũng không mấy người làm được. Nhà thơ có ý thức sáng tạo là người luôn biết mình và tự răn mình. Nghiệp làm thơ vì là “trời đày” nhưng luôn ý thức bước vào tòa lâu đài thi ca là giấc mộng vàng. Dẫu có thành công cũng chỉ thấy được “nụ cười trong ria” và phải mạnh mẽ lắm, can đảm lắm mới “làm gan có tía” mà chỉ mới “chầu rìa” thôi.
“nhân sinh có được mấy người
trời cho nở hết nụ cười trong ria
mai kia mai kỉa mai kìa
làm gan cóc tía chầu rìa cao xanh”
Bài thơ khép lại với lời tự thú chân thành. Chân dung nhà thơ được khắc họa bằng ngôn ngữ thơ lục bát thân thuộc, gần gũi. Sự biến hóa của cảm xúc đều đi đến sự thống nhất để lý giải vì sao có NGHIỆP THƠ. Thi phẩm đẹp không hề có sự bi quan, bi lụy hoặc gàn dỡ mà đó là tâm sự thật thà về con đường sáng tạo của những người nghệ sĩ chân chính.
Lệ Thủy, tháng 9/2021
NMT
Ngô Mậu Tình
Link nội dung: //revcat.net/nghiep-tho-su-thong-kho-hay-tu-thu-a7026.html