link tải gowin99 mới nhất

Nhớ thời xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ

Ngày 6 tháng 9 năm 1971, lớp lớp sinh viên các trường đại học đã theo tiếng gọi của Tổ Quốc, xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ, góp sức vào cuộc kháng chiến của cả dân tộc. Kỉ niệm 50 năm ngày lên đường, xin được ghi lại đôi nét về những ngày đáng nhớ đó.

anh-bd1-1630986044.JPG
Phù hiệu lính sinh viên 6971 là của Phạm Hải Triều (Sinh viên K14, về học lại K18 Khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp, nhập ngũ 6/9/1971) vẽ

Năm tháng không quên

Học hết năm thứ hai, khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp, khi các bạn cùng lớp vào học buổi đầu tiên của năm thứ ba, cùng với đông đảo sinh viên của các trường đại học Tổng hợp, đại học Bách Khoa, đại học Ngoại ngữ, ... chúng tôi lên đường nhập ngũ. Cùng với tôi, trong lớp còn có Đoàn Văn Phúc, Phạm Hải Triều, Nguyễn Thế Tương (sau gọi là Nguyễn Thế Tường). Có thể nói đó là lần huy động sinh viên nhập ngũ lớn nhất của chúng ta trong suốt thời kì chiến tranh. Riêng trường Đại học Tổng hợp đã có hơn 300 sinh viên lên đường. Có những lớp đại học, tất cả các chàng trai đều lên đường, để lại lớp toàn các cô gái. Buổi xuất quân tổ chức rất uy nghiêm, trang trọng ở khu Thượng Đình. Tuy nhiên, lúc sắp xuất quân, trời bỗng nổi dông gió. Gió mạnh đến nỗi làm đổ cả cột cờ. Sau này, chúng tôi vẫn nói với nhau vậy là điềm gở (không biết có phải vậy không mà nhiều người lính sinh viên ra đi đợt ấy đã mãi mãi không trở về, trong đó có chàng sinh viên khoa Toán Nguyễn Văn Thạc nổi tiếng với «Mãi mãi tuổi hai mươi»).

Xa mái trường Đại học, tôi và Đoàn Văn Phúc được điều động vào lực lượng Công an Nhân dân Vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng). Đại đội 9 – C9 chúng tôi gồm các sinh viên của ba trường: Đại học Tổng hợp, Đại học bách Khoa, Đại học Ngoại ngữ và hai cán bộ giảng dạy của Trường Đại học Ngoại ngữ. Chúng tôi tập trung huấn luyện tại Trường Sĩ quan Công an Nhân dân Vũ trang ở Sơn Tây. Từ những chàng sinh viên, chuyển sang cuộc sống của người lính là cả một sự thay đổi rất lớn. Chúng tôi vừa học bắn súng, học cách gói bộc phá, ném lựu đạn, học hành quân đường dài, học các thao tác kĩ, chiến thuật quân sự, vừa học nghiệp vụ công an, học võ thuật, học làm công tác cơ sở, ... Tôi còn nhớ hôm kiểm tra ném bộc phá, chàng lính sinh viên tên là Huấn, rút chốt bộc phá xong lúng túng thế nào để rơi ngay xuống chân. Không biết xử lí thế nào, chàng cuống lên chạy quanh. Chỉ huy phải hét lên: «nằm xuống!» chàng ta mới nằm lăn ra sau bờ ruộng. Bộc phá nổ, thấy chàng ta lóp ngóp bò lên giữa màn khói đen đặc, may mà không hề hấn gì.

Huấn luyện xong, một phần nhỏ đại đội chúng tôi - chủ yếu là các sinh viên của trường Đại học Ngoại ngữ - được điều về công tác tại sân bay, bến cảng, nơi có các cửa khẩu thông thương với nước ngoài. Phần lớn còn lại được tăng cường cho công an vũ trang hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tôi cùng anh bạn tên Hội - là sinh viên trường Đại học Bách Khoa, về nhận công việc tại đồn 53 Công an nhân dân vũ trang Nghệ An (sau đổi là đồn 551, hay còn gọi là Đồn biên phòng Tam hợp - tên xã nơi đồn đóng), Đoàn Văn Phúc thì về Hà Tĩnh.

Sau một ngày ngồi xe ô tô từ Vinh lên huyện Tương Dương (thuộc «miền Trà Lân trúc trẻ tro bay» ngày xưa; đi bộ thêm một ngày đường rừng, trèo đèo lội suối nữa, chúng tôi về đến đơn vị. Đồn biên phòng chúng tôi nằm trên quả đồi cao, phía dưới là bản Xốp Nặm (mồm nước) của người Thái, Vị trí của đồn nằm án ngữ ngã ba đường, trong đó hai ngả đều có thể đi sang Lào; một ngả đi vào các bản Văng Môn, Nà Nhạp của người Thái, ngả kia đi vào bản Phòng của người Tày Poọng (Bản mà sau này cả nước biết tiếng vì một vụ án đau lòng). Chúng tôi nhanh chóng làm quen với cuộc sống của người lính biên phòng, tham gia cùng đơn vị làm nhiệm vụ bảo vệ tuyến biên giới có chiều dài khoảng 30 km giáp với Lào.

Với người lính biên phòng, công việc tuần tra biên giới là chuyện thường ngày. Chúng tôi thường xuyên tổ chức các đợt tuần tra khắp vùng địa bàn mình phụ trách. Mà ở biên giới thì ra khỏi nhà là đèo dốc, là ghềnh thác.

 

Vách núi cao cheo leo

Dốc! lại dốc! lại đèo!

Vai đeo ba lô nặng.

Súng quàng tay cứ trèo.

 

Nắng hè thiêu khét đá.

Gió Lào thổi bỏng lưng.

Sên vắt nhiều vô hạn.

Bám theo ta khắp rừng.

 

Cái khát lên theo dốc.

Cái mệt dài theo rừng.

Lên dốc chân chồn lại.

xuống dốc đầu gối run

....

nam-thang-khong-quen1-1631057868.jpg
 

Rồi những chuyến đi công tác cơ sở, về sống với bà con người Thái, người Tày Poọng, tham gia tổ chức các đoàn thể thanh niên, thiếu niên, xây dựng phong trào bảo vệ biên giới, chống phỉ, chống trồng cây thuốc phiện và buôn bán thuốc phiện. Có thể do học ngôn ngữ học nên tôi học tiếng dân tộc rất nhanh. Sau 3, 4 tháng công tác, tôi đã có thể chuyện trò, giao tiếp với bà con người Thái bằng tiếng Thái. Tôi được bà con quý mến, chia sẻ nhiều chuyện đời sống, chuyện làm ăn và quan trọng là báo cho biết những tin tức liên quan đến tình hình trật tự trị an trong khu vực. Tôi trở nên thân thiết với bà con dân bản từ lúc nào không biết. Sau này, trở về học lại, rồi ra trường về viện nghiên cứu, tôi luôn nghĩ sự phát triển của mình có được là gắn liền với những ngày tháng gian nan trong quân ngũ đó. Những cái tên Xốp Nặm, Văng Môn, Na Nhạp, Bản Phòng, đồn 53, ... đã trở nên gắn bó, thành một phần không thể thiếu được trong cuộc đời tôi.

Cuộc sống của người lính biên phòng theo tôi suốt 5 năm như vậy. Gian nan, vất vả, nhưng cũng là môi trường rèn luyện, đầy thử thách để những người lính – sinh viên như chúng tôi trưởng thành. Tôi còn nhớ khoảng cuối năm 1975, để phục vụ cho việc hoạch định lại đường biên giới giữa Việt Nam và Lào, đơn vị chúng tôi tiến hành những đợt khảo sát dài ngày trên những đỉnh cao của biên giới Việt Lào. Có thể nói, mỗi đợt đi như vậy là một thử thách lớn với biết bao nhiêu gian khổ, hiểm nguy. Nhìn trên bản đồ, đường biên giới rõ là vậy, nhưng trên thực tế, đường biên giới là như thế nào? Đâu là đất của ta, đâu là đất của bạn - phải khảo sát thực địa. Mà thực địa thì đó là những đỉnh núi cao ngất trời, trèo cả ngày mới lên đến đỉnh, là những cánh rừng nguyên sinh thăm thẳm hầu như chưa có bước chân của con người. Đi cả ngày đường lên đến đỉnh, rồi cứ theo đỉnh núi mà đi. Có lúc hết nước uống, nghe phía dưới tiếng thác nước ầm ào, nhưng để đến được đó phải mất cả ngày đường lên xuống, nên đành nhịn khát mà đi. Rồi những lúc gặp thú dữ, những đêm ngủ rừng, những lần bị lạc đường, ... Có đội khảo sát ở đồn biên phòng tiếp giáp với đơn vị tôi bị lạc đường nhiều ngày không tìm được đường về. Đơn vị bạn phải tổ chức đi tìm. May mà tìm được. Lúc tìm được thì anh em trong đội đã kiệt sức, phải cáng về.

Gian khổ là vậy, nhưng cũng có những niềm vui đến bất chợt ngay trong những ngày vất vả, gian nan đó. Trong một đợt đi như thế, tôi đã may mắn được tận mắt nhìn thấy những cánh chim Lạc bay trên đại ngàn Trường Sơn. Sáng hôm ấy, đang di chuyển trên một trong những cánh rừng thuộc ngọn núi cao nhất trong địa bàn, cả đội khảo sát chúng tôi bỗng giật mình vì những tiếng quạt gió ào ào. Gió mạnh đến nỗi những ngọn cây trên cao nghiêng ngả, rạp xuống như đang trong cơn bão. Nhìn lên, tôi thấy mấy con chim - phải gọi là điểu thú mới đúng, to một cách dị thường đang từ những cành cây cổ thụ nặng nề vỗ cánh bay lên. Từng đợt gió cuồn cuộn theo nhịp vỗ cánh của chúng. Khi 3, 4 con chim đã lên tít trên cao, chúng không vỗ cánh nữa mà cùng dang cánh lượn theo một hành dọc. Nhìn bầy chim in hình trên nền trời xanh thẳm, tôi thật không tin vào mắt mình nữa. Tôi kêu lên: Chim Lạc...!, Chim Lạc...! Nhìn những con chim kìa! phần đầu với mỏ rất dài thẳng về phía trước, phía cuối đầu có một phần lông dài và tòe rộng ra, cánh dang thẳng, đuôi dài, xòe mở. Hình ảnh những con chim trước mắt tôi giống hệt với hình chim Lạc trên trống đồng Ngọc Lũ. Chẳng lẽ những cánh chim Lạc tưởng chỉ có trong huyền thoại của người Việt nay vẫn còn bay lượn trên dải trường Sơn này sao! Đó là cảnh tượng mà cho đến tận bây giời, sau hơn 40 năm, tôi vẫn không thể quên được. Người dẫn đường - một thành viên trong đoàn, là người địa phương - cho biết đó là một loài phượng hoàng sống trên đỉnh núi cao, rất to lớn, có con nặng đến 7, 8 kg. Loài chim này hiện còn rất ít, rất hiếm gặp, ai gặp được sẽ rất may mắn.

Rồi chiến tranh cũng qua đi, đất nước thống nhất. Nhiều người lính sinh viên đã nằm lại trên chiến trường. Số may mắn như chúng tôi được chuyển ngành về học tiếp. Thật xúc động khi được trở về mái trường xưa, được bước chân trên con đường mà mình đã ra đi, tạm biệt mọi người thuở nào. Vào phòng tiếp nhận với băng khẩu hiệu Chào mừng các chiến sĩ – sinh viên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về học tiếp, tôi không khỏi bồi hồi nhớ lại giờ phút lên đường. Hôm ấy, bên cạnh đông đảo người nhà và các bạn sinh viên theo tiễn ở dưới sân thì cũng có không ít những cặp mắt lặng lẽ tiễn đưa chúng tôi từ những ô cửa sổ tròn màu xanh của khu Thượng Đình. Tôi viết bài “Màu xanh khung cửa” trong tâm trạng bồi hồi như vậy.

nam-thang-khong-quen2-1631057867.jpg
 

Màu xanh khung cửa

 

Buổi chúng tôi đi vẫy chào người ở lại

Xa dần những khung cửa như tròng mắt nhìn theo.

Ba lô trên vai, khẩu súng băng đèo .

Vẫn nhớ về màu xanh khung cửa.

 

Những buổi hành quân, rừng Trường Sơn vừa mở.

Ngỡ ngàng khung cửa trời xanh.

Mỗi bước lên cao khoảng trời rộng mở.

Bồng bềnh mây bạc bao quanh.

 

Những chiều hè bên dòng suối trong xanh.

Đường tuần tra phút dừng chân nghỉ lại.

Cánh ong bay, cánh ong bay thầm gọi.

Đất quê mình đẹp lắm bạn ơi!

 

Năm tháng dài trên biên giới xa xôi.

Rừng núi đẹp lúc xuân về hoa nở.

Từ ước mơ năm nao bên màu xanh khung cửa

Trải cuộc đời rộng mở quân đi …

 

Trở về Trường sau năm tháng chia li.

Phút chợt gặp nhớ màu xanh khung cửa

Nắng trên cao màu xanh rộng mở.

Cửa cuộc đời – hi vọng - đẹp tươi.

 

Nghe xa xa ...

Trên cao …

Vẳng tiếng cười ...

 

hoa-toc-mua-2-1629949863.jpg
 

 

Phạm Hùng Việt

Link nội dung: //revcat.net/nho-thoi-xep-but-nghien-len-duong-nhap-ngu-a6245.html

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()