link tải gowin99 mới nhất

Một bàn thờ, thờ hai Dũng Sĩ

Tại mảnh đất Gò Nổi Điện Bàn, Quảng Nam đầy ác liệt có một gia đình khá đặc biệt, một gia đình với 7 người con ruột và 3 người con rể tham gia cách mạng. Đó chính là gia đình của ông Trần Hoàn và bà Lê Thị Kiểm mà hiện nay do người con gái thứ tư của ông bà đang sinh sống là bà Trần Thị Liễu. Ngày hôm nay tại ngôi nhà này cũng đặc biệt hơn khi đang thờ cúng hai liệt sĩ và cả hai đều là những người được công nhận danh hiệu “Dũng Sĩ”, một người là Dũng Sĩ Diệt Mỹ, một người là Dũng Sĩ Xung Kích.

240385815-170262961887326-3841809875497461704-n-1630843016.jpg

Những chiến công mang tên người Dũng Sĩ

Người Dũng Sĩ Diệt Mỹ đó tên là Thái Văn Tùng hay còn gọi là Thái Bá Tùng, sinh năm 1930 tại một gia đình nông dân nghèo giàu truyền thống đấu tranh cách mạng ở thôn La Thọ, xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ngay từ nhỏ đồng chí Thái Văn Tùng đã sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng từ hai người anh là Đảng Viên đó là đồng chí Thái Quýt và đồng chí Thái Anh Bâng, trước mùa thu cách mạng năm 1945 đồng chí Thái Văn Tùng khi đó tròn 15 tuổi đã tham gia vào tổ chức Nhi Đồng Cứu Quốc của thôn La Thọ và tham gia tổng khởi nghĩa cướp chính quyền tại Phủ Điện Bàn ngày 18 tháng 8 năm 1945. Sau ngày Cách Mạng Tháng Tám đồng chí tiếp tục tham gia công tác tại địa phương, năm 1949 đồng chí nhập ngũ vào Đại Đội 8 bộ đội địa phương huyện Điện Bàn ngay sau khi Đại Đội được thành lập đồng chí đã cùng đơn vị chiến đấu ngoan cường, loại khỏi vòng chiến đấu nhiều tên địch, chỉ sau một tháng ngày nhập ngũ đồng chí vinh dự được kết nạp vào Đảng. Trong những năm kháng chiến chống Thực Dân Pháp xâm lược đồng chí đã cùng đơn vị chiến đấu diệt hàng trăm tên địch làm nên những chiến thắng ở Vĩnh Điện, Gò Nổi, Điện An,.., đặc biệt là chiến thắng Bồ Bồ vào ngày 21/7/1954, cá nhân đồng chí với cương vị người Tiểu Đội Trưởng Tiểu Đội Công Binh của Trung Đoàn 93 từng kề vai sát cánh với anh hùng Bùi Chát đã lập nhiều chiến công, cùng đơn vị diệt hàng trăm tên địch riêng cá nhân đồng chí cũng diệt nhiều tên địch. Sau ngày ký hiệp định Giơ- ne-vơ ông tập kết ra Bắc và theo học tại tại trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn (nay là trường Sĩ Quan Lục Quân 1). Sau khi học xong đồng chí được bổ nhiệm làm cán bộ chỉ huy Tiểu Đoàn Pháo Binh. Do nhu cầu chiến trường đồng chí trở vào lại Miền Nam chiến đấu tháng 6/1960. Cuối tháng 5 năm 1965 đồng chí lúc này là chỉ huy Đại Đội của Tiểu Đoàn Phủ Thông Trung Đoàn 1 Quân Khu 5, trong trận đánh này riêng cá nhân đồng chí diệt 5 tên địch chỉ huy đại đội diệt gần trăm tên địch, tiếp theo đó tháng 8 năm 1965 đồng chí tiếp tục tham gia trận đánh Vạn Tường tại Quảng Ngãi, trận đánh này đồng chí và đơn vị tiếp tục diệt gần trăm tên địch, riêng cá nhân đồng chí diệt 7 tên lính Mỹ với thành tích này đồng chí được tuyên dương danh hiệu Dũng Sĩ Diệt Mỹ. Trong hai mùa khô 1965-1966; 1966-1967 lúc này đồng chí với cương vị là Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 8 Trung Đoàn 22 Sư Đoàn 3, đồng chí đã chỉ huy tiểu đoàn tham gia nhiều trận đánh tại Minh Long, Xuân Sơn, Tam Quan Nam,... Loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn tên Mỹ, Ngụy, bắn cháy hàng chục máy bay, phá hủy hàng chục xe bọc thép, xe tăng của địch. Đặc biệt trong đó là trận đánh với Tiểu Đoàn 2, Sư Đoàn Kỵ binh Bay số 1 Mỹ, trong trận đánh này đồng chí trực tiếp cùng chung chiến hào chỉ huy anh em chiến sĩ chiến đấu, theo kế hoạch tác chiến của tiểu đoàn đồng chí đã chỉ huy tiểu đoàn chờ quân Mỹ đánh gần rồi nổ súng rồi xông lên dùng mũi lê, báng súng đánh giáp lá cà, với chiến thuật trên tiểu đoàn đã tiêu diệt gần hết 2 đại đội Mỹ và bắn cháy nhiều máy bay, xe bọc thép, riêng đồng chí trong trận này cũng diệt được một số tên Mỹ. Ngày 7/12/1967 trận đánh với Sư Đoàn Kỵ binh Bay Số 1 Mỹ, sư đoàn lính ngụy và quân chư hầu tại xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đồng chí Thái Văn Tùng đã trực tiếp cùng đồng đội chiến đấu, ngay ngày đầu tiên chiến đấu lực lượng của ta chiến đấu ngoan cường diệt nhiều tốp lính Mỹ đi đầu, bắn cháy một số xe tăng đi đầu gây nhiều khó khăn cho quân Mỹ, trong cuộc chiến đấu ngày 10/12/1967 đồng chí Thái Văn Tùng đã anh dũng, kiên cường cùng đồng đội chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và ngã xuống hi sinh. Cuộc đời của đồng chí Thái Văn Tùng với 37 tuổi đời, 22 năm tham gia cách mạng, 18 năm tuổi quân và tuổi đảng đồng chí đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tận tụy với nước với dân, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng, với những đóng góp tích lớn đó đồng chí đã được nhà nước khen thưởng Huân chương Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước hạng Nhất; Huân Chương Chiến Thắng hạng Ba; Huân chương Chiến Công Giải Phóng hạng Nhất, Ba; Huân chương Chiến Sĩ Vẻ Vang hạng Nhì, Ba; Huân chương Chiến Sĩ Giải Phóng hạng Nhất, Nhì, Ba; Dũng Sĩ Diệt Mỹ; Dũng Sĩ Quyết Thắng; Kỷ Niệm Chương Vượt Trường Sơn Đánh Mỹ; Huy chương Kháng Chiến hạng Nhất; 8 lần đạt chiến sĩ thi đua các cấp.

Đẹp Mãi Tuổi Hai Mươi

240272612-170263018553987-2331690223672610646-n-1630843083.jpg

Có lẽ trong kí ức của những cựu binh tại thôn Nam Hà 2 vẫn vẹn nguyên hình ảnh một người cán bộ tuổi hai mươi, khôi ngô, tuấn tú, đầy nhiệt huyết cách mạng đó chính là người dũng sĩ thứ hai trên bàn thờ của gia đình bà Trần Thị Liễu đang thờ cúng, Liệt Sĩ Trần Ngọc Lợi. Đồng chí Trần Ngọc Lợi sinh năm 1944 tại một gia đình giàu truyền thống cách mạng, thường được gọi là Tám Lợi, từ nhỏ đồng chí đã bộc lộ tính cách của một người cộng sản, giúp các anh cán bộ thôn cảnh giới địch. Năm 18 tuổi sau khi học xong chương trình tại trường THPT Nguyễn Duy Hiệu đồng chí vào Buôn Mê Thuột theo học ngành điện, năm 1963 trước sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh phật tử trên toàn Miền Nam đồng chí đã bỏ học trở về lại Gò Nổi và bắt đầu tham gia cách mạng. Tại Gò Nổi đồng chí tích cực gây dựng các cơ sở, giác ngộ tư tưởng cách mạng cho các ni tăng, phật tử đồng thời đồng chí trực tiếp lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của ni tăng phật tử tiêu biểu trong số đó là cuộc đấu tranh do đồng chí dẫn đầu vào cuối năm 1963 tại Quận Điện Bàn, trước nòng súng của bọn lính ngụy nhiều lần uy hiếp đoàn quân đồng chí đã dũng cảm dẫn đoàn quân đến trước Quận Điện Bàn đòi Quận Trưởng không đàn áp những người phật tử. Cuối năm 1964 được sự dìu dắt của đồng chí Nguyễn Thị Hồng sau này là Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân, đồng chí trở thành một cán bộ của xã, đầu năm 1965 đồng chí cùng với cán bộ, bộ đội tiến công giải phóng xã tiêu diệt một số tên trong mâm hội đồng, kêu gọi nhiều tên ra đầu hàng, sau ngày quê hương được giải phóng đồng chí được bầu làm Ủy Viên BCH Đoàn Thanh Niên Huyện Điện Bàn Bí Thư Xã Đoàn Điện Chính. Với cương vị người thủ lĩnh Đoàn Thanh Niên đồng chí đã vận động nhiều thanh niên tham gia cách mạng, cùng với anh em du kích vót chông đánh địch đưa phong trào thanh niên xã nhà phát triển mạnh được Huyện Đoàn khen thưởng, đồng chí có rất nhiều tài lẻ đàn, hát hay, thổi sáo, sáng tác nhạc, đồng chí đã sáng tác nhiều bài nhạc để tuyên truyền cách mạng cho quần chúng, vận động nhân dân tham gia cách mạng. Năm 1966 đồng chí chuyển sang công tác Cụm Tình Báo Miền Trung H32 với vai trò là người chiến sĩ trinh sát quân báo đồng chí nhiều lần bất chấp hiểm nguy dẫn đoàn cán bộ vượt qua nhiều vòng vây của kẻ thù, đồng chí còn là một người thông minh sáng tạo trong công việc nhanh chóng đưa đến những thông tin kịp thời chính xác để ta tiến công quân địch, với những thành tích đó đồng chí đã được tặng thưởng danh hiệu Dũng Sĩ Xung Kích. Tháng 3 năm 1969 đồng chí nhận quyết định của tổ chức cử ra Miền Bắc báo công và học tập, ngày 3/4/1969 đồng chí cùng với hai đồng chí khác xung phong đi chuyến công tác cuối tại Miền Nam và tiện thể mua lương thực để chuẩn bị ra Bắc, cả đêm đó pháo kích bắn phá dữ dội nhưng các đồng chí vẫn dũng cảm trở về để báo cáo và kịp giờ lên đường, một quả đạn pháo đã cướp đi mãi mãi tuổi thanh xuân của đồng chí lúc đó đồng chí đang giữ chức vụ Trung Đội Phó, khi hi sinh đồng chí Trần Ngọc Lợi mới 25 tuổi với bao nhiêu ước mơ hoài bão, hứa hẹn một tương lai mới tại Miền Bắc, để lại đó là nỗi đau của những người thân trong gia đình và đặc biệt là người vợ đã đi dạm hỏi sau này người con gái ấy cũng ngã xuống trên chiến trường khi đang là Huyện Ủy Viên Huyện Điện Bàn. Với những cống hiến của mình đồng chí đã được nhà nước tặng thưởng huân chương kháng chiến hạng ba, huân chương chiến sĩ giải phóng hạng ba, huân chương chiến công giải phóng hạng nhì, kỷ niệm chương vì sự nghiệp Tình Báo Việt Nam, danh hiệu Dũng Sĩ Xung Kích.

 

Theo Trái tim Người lính

Hà Thọ

Link nội dung: //revcat.net/mot-ban-tho-tho-hai-dung-si-a6186.html

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()