Kỳ 15.
4. Vợ chồng nữ tướng Phạm Nguyệt Nga và Ngọ Công khởi nghĩa chống quân Hán ở huyện An Định, quận Giao Chỉ, đem theo 1.200 quân về Mê Linh.
5. Bốn nữ tướng Hồng Nương, quê ở xã Tuân La, huyện Câu Lậu, Quận Giao Chỉ. Bốn nữ tướng là chị em ruột đã khởi nghĩa chống giặc Hán ở Câu Lậu .
6. Công Chúa Xà Nương quê ở Đồng Nhân đã đem theo 24 nữ binh, thuyền bè, vũ khí về Mê Linh.
7. Nữ tướng Tạ Vĩnh Gia, quê quán huyện Long Uyên, quận Giao chỉ, thủ lĩnh nghĩa quân ở Nại Tử Châu, quân số đến 2000 nghĩa binh nam, nữ.
8. Các nữ tướng Ả Tú, Ả Huyền, Ả Cát, quê quán trại Vân Thủy, huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ. Ả Tú, Ả Huyền là con ông bà Phùng Liệt và Phạm Thị Tư, Ả Cát có cha là Hoàng Hi và mẹ là Phạm Thị Chí. Ba nữ kiệt đã đem theo 52 nghĩa sĩ về tụ nghĩa ở Mê Linh.
9. Nữ tướng Nguyệt Nga ở trang Đường Hào, huyện An Định, quận Giao Chỉ, cha là Trần Huy, mẹ là Phạm Thị Đào. Nữ tướng đã khởi nghĩa ở Dưỡng Mông, đem nghĩa quân lên đến 2000 người về tụ nghĩa.
10. Nữ tướng Phật Nguyệt, quê quán làng Yến, huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ, Thủ lĩnh nghĩa quân ở vùng Phượng Lĩnh, Thanh Vân, Thanh Cù, thượng nguồn sông Thao. Đã nhiều lần tiêu diệt giặc Hán khi chúng xông vào căn cứ. Phật Nguyệt Có đầu óc tổ chức, biên chế quy củ, tiêu diệt địch hiệu quả. Nữ tướng Phật Nguyệt đã đem 2000 quân và trên 200 chiến thuyền về Mê Linh hội quân.
11. Nữ tướng Lê Ngọc Trinh, quê ở trang Lũng Ngòi, huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ, con của hai ông bà Lê Hoàn. Lê Ngọc Trinh là chị em sinh đôi với Lê Ngọc Thanh. Năm hai chị em 19 tuổi, quan lại nhà Hán đã bắt chị Lê Ngọc Thanh và nàng Thanh đã chết. Lê Ngọc Trinh căm giận quân giặc, khởi nghĩa chống Tô Định ở Lũng Ngòi. Ngọc Trinh rất giỏi về công tác do thám, nắm tình hình nên đã đánh bại nhiều trận càn của giặc. Lớn nhất là trận đánh thắng, bắt sống tướng giặc Lưu Ứng Khâm, chặt đầu tên này lấy máu làm lễ tế cờ khởi nghĩa.
12. Nữ tướng Thiều Hoa, con ông bà Hoàng Phu và bà Đào Thị Côn, quê quán động Lãng Xương, dưới chân núi Tản Viên, trên bờ sông Đà. Sau khi bố mẹ mất, Thiều Hoa sang sinh sống ở tả ngạn sông Thao ở xã Song Quan. Được sự giúp đỡ của các nhà sư, Thiều Hoa xây dựng căn cứ chống quân Hán ở rừng núi hai bờ sông Thao. Chùa Phúc Khánh trở thành võ đường của nghĩa quân. Thiều Hoa đã dẫn 500 nghĩa binh về tụ nghĩa.
13. Nữ tướng Ả Lã, Rồng Nhị là hai chị em sinh đôi, người làng Do Tràng, huyện Long Uyên, quận Giao Chỉ. Chồng chưa cưới của Ả Lã bị Thái thú Tô Định giết để nhằm cướp Ả Lã làm tì thiếp. Ả Lã cùng mẹ và em trốn đi và đã dựng cờ khởi nghĩa chống quân Hán.
14. Tướng Hùng Bàn, người làng Dư Xá, Thuận Thành, huyện Long Uyên, quận Giao Chỉ, con ông Hùng Bá, Lạc tướng Hoài Hoan, quận Cửu Chân và bà Nguyễn Thị Lang. Ông Hùng Bá khởi nghĩa chống Tô Định, bị Định giết chết. Bà Nguyễn Thị Lang phải đem Hùng Bàn trốn về quê ở làng Dư Xá, huỵên Long Uyên, quận Giao Chỉ. Lớn lên, Hùng Bàn đã xây dựng căn cứ khởi nghĩa chống Tô Định. Ả Lã đã đem quân về hợp nhất với nghĩa quân Hùng Bàn, lực lượng đã lên tới 7000 người, đã từng đánh cho quân Hán nhiều trận tơi tả. Nhiều trận, Hùng Bàn đã truy kích địch tới tận thành Luy Lâu. Hai người đã đính ước phu thê và kéo quân về Mê Linh tụ nghĩa với Trưng Trắc, Trưng Nhị.
15. Nữ tướng Xuân Nương, quê ở xã Hương Nha, huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ. Bố Xuân Nương là Hùng Sát, Chủ trưởng châu Đại Man (đất các vùng Tam Nông, Cẩm Khê tả ngạn sông Hồng và Thanh Thủy, Thanh Sơn hữu ngạn sông Hồng). Mẹ là Đinh Thị Hiên Hoa. Hai ông bà sinh 7 người con trai, người thứ 8 là gái đặt tên là Xuân Nương. Bố mất, Hùng Thắng là con trưởng được trao chức chủ châu. Hùng Thắng đã liên kết với Thi Sách để khởi nghĩa nhưng việc bại lộ, Hùng Thắng bị giết chết. Bốn em trai của Hùng Thắng cũng bị Tô Định giết hại, chỉ có hai người trốn thoát. Thù nhà, nợ nước, Xuân Nương đã lập căn cứ chống quân Hán ở trang Tuế Phòng, Hương Nội trên bờ sông Thao. Xuân Nương đem 1000 nghĩa quân về theo Trưng Trắc và Trưng Nhị. 16. Nữ tướng Mai Lan tham gia cuộc khởi nghĩa lớn của chị chồng là Lê Thị Hoa ở Huyện Dư Phát, Quận Cửu Chân, đã để cho chị lãnh đạo nghĩa quân, còn Mai Lan về tụ nghĩa ở Mê Linh
17. Nữ tướng Thiện Nhân, Thiện Khánh là hai chị em sinh đôi, con ông Nguyễn Công, mẹ là Nhã Nương, quê ở làng Thời Cử, Đường An, huyện Khúc Dương, quận Giao Chỉ. Hai chị em giỏi võ nghệ, căm thù quân xâm lược, đã về tụ nghĩa dưới cờ với Trưng Trắc, Trưng Nhị.
18. Đỗ Thị Dung, quê quán làng Phi Hiển, Huyện Câu Lậu, quận Giao Chỉ. Bố là ông Đốc Hinh bị Tô Định giết chết. Đỗ Thị Dung cùng em là Đỗ Xuân Quang khởi nghĩa chống Hán. Khi Trưng Vương khởi nghĩa, Đỗ Thị Dung, Đỗ Xuân Quang cùng em kết nghĩa là Chu Liên về Mê Linh tụ nghĩa.
Những cuộc khởi nghĩa khác mà chưa về tụ nghĩa đều có thù nhà nợ nước với quân Hán:
1. Khởi nghĩa của Nàng Nội quê ở Bạch Hạc, huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ, cha là Châu trưởng Đặng Thi Huy, mẹ là Trương Thị Hân đã bị quân Tô Định giết hại để bắt nàng làm tì thiếp. Nàng Nội đã lập căn cứ ở Bạch Hạc, nhiều lần giao chiến với quân giặc.
2. Khởi nghĩa của Thục Côn, con gái của ông Phạm Khang và bà Trương Thị Đức, quê ở Mỹ Lộc, huyện Câu Lậu, quận Giao Chỉ. Tô Định hỏi Thục Côn làm thiếp không được đã giết ông Phạm Khang. Thục Côn đã khởi nghĩa ở quê nhà chống lại quân Tô Định.
3. Khởi nghĩa của Ngài Học, con trai Dương Công và bà Hà Thị Cẩn ở trang Ngô Khê, huyện Long Uyên, quận Giao Chỉ. Chỉ vì Tô Định đã giết cả nhà Ngài Học để nhằm chiếm đoạt vợ chưa cưới của Ngài Học là Hồng Nương, Ngài Học đã khởi nghĩa chống lại chính quyền Tô Định.
4. Khởi nghĩa của nữ tướng Phương Dung và chồng là Đào Kỳ ở trang Cối Giang, huỵện Long Uyên, quận Giao Chỉ, đã nổi dậy đánh quân Hán vì Tô Định đã giết cha là Nguyễn Trát và các em là Nguyễn Hiển, Nguyễn Minh.
5. Khởi nghĩa của Nguyễn Huyền, tiểu thư, con quan nhà Triệu (Nam Việt), đã xây dựng căn cứ chống Hán ở đồn Sơn Nam, Huyện Kê Từ, quận Giao Chỉ, đã đánh cho Tô Định thất bại khốn đốn nhiều phen.
6. Khởi nghĩa của nữ tướng Trần Nương, quê ở Thái Lai, bố là ông Trần Hậu bị Tô Định giết chết. Trần Nương đã cùng chồng khởi nghĩa ở Thái Lai, đã nhiều lần đánh cho Tô Định tháo chạy.
7. Khởi nghĩa của nữ tướng Hồ Đề, con gái ông Hồ Công An và bà Bạch Thị Phương. Hồ Công An là hào trưởng Đông Cao, huyện Mê Linh, quận Giao Chỉ. Hồ Đề đã lập căn cứ ở 72 động Ninh Phúc, Huyện Long Uyên, quận Giao Chỉ để chống Tô Định. Nghĩa quân lên đến 300 người, nhiều lần đánh cho Tô Định thua chạy.
8. Khởi nghĩa của nữ tướng Lê Thị Hoa quê ở làng Thượng Linh, huyện Câu Lậu, quận Giao Chỉ, con ông Lê Thái và bà Dương Thị Tạo. Lê Thị Hoa kết duyên cùng ông Mai Tiến, một người yêu nước chống Tô Định nên bị Tô Định giết chết. Thù nhà nợ nước, Lê Thị Hoa có 4 con trai: Mai Viết Đại, Mai Trọng Thỏa, Mai Văn An, Mai Đức Trí. Bà đem 4 con về quê ngoại, trang Thượng Linh, huyện Câu Lậu khởi nghĩa. Sau bà dời căn cứ về huyện Dư Phát, quận Cửu Chân, cùng em chồng là Mai Lan Khởi nghĩa, đã đánh nhiều trận, tiêu diệt nhiều tên địch, giết chết tên tướng giặc tàn bạo Lưu Đại Ý, đánh bại cuộc tấn công của tướng giặc Lưu Đại Hải, anh ruột Lưu Đại Ý, đánh bại tướng Tô Long, em trai Tô Định. Lê Thị Hoa còn mở rộng hoạt động ra huyện Câu Lậu. Tính ra từ khi phát động khởi nghĩa ở Thượng Linh đến khi về tụ nghĩa dưới cờ Hai Bà Trưng, Mai Lan đã đánh giặc và cầm cự trong 6 năm. Mai Lan về tụ nghĩa, còn Lê Thị Hoa nhận lệnh Trưng Trắc, để đánh giặc ở Dư Phát, quận Cửu Chân, tiến ra giải phóng Câu Lậu.
(Còn nữa)
CVL
PGS TC Cao Văn Liên
Link nội dung: //revcat.net/viet-nam-dien-nghia-tap-i-tieu-thuyet-lich-su-ky-15-a5966.html