Vì 2 đứa phải làm tranh thủ ngoài giờ 1 tháng để lấy tiền tổ chức lễ cưới nên nó tính toán hết sức có thể. Giường mua chịu của bạn, màn bác cho, chiếu thì Mẹ chồng vừa mua chưa kịp nói cho con thì đã có thông tin là bà kệ chúng nó , nghe thấy thế nó phải ra chợ mua ngay mặc dù giữa trưa. Làm buổi trưa từ lúc cơm xong cho đến 1 rưỡi chiều là phải về ngay k thì sẽ có người gọi . Thứ mà chúng mua được duy nhất là một vỏ chăn con công và tấm rido bằng vải thường nhất có thể. , còn đâu là bánh kẹo để tiếp khách và lễ sang nhà gái.Còn phần nhà mình nó cũng tự lo từng thứ một nhưng lấy tiền của chung mà 2 bố con làm ra. Rồi khi đám cưới xong nó cộng hết số tiền mừng lại và chuyển giao toan bộ lại đưa Bố chỉ nói mỗi câu là : Hòa Cậu ạ, thế là con chưa tiêu của gia đình mình tiền trăm bao giờ đâu Cậu nhỉ.!
Vì nhà đông không thể sống chung được nên chúng nó đã phải ra mảnh đất ngày xưa sơ tán của gia đình , dựng một căn nhà ngói 15m vuông thấp tè để sinh sống và tổ chức đám cưới luôn ở đó. Đường đi chỉ vừa một xe đạp , một bên là ruộng và mé sông , còn một bên là bụi dậu tre , đi k cẩn thận ngã nhào xuống dưới . Một đoàn người rồng rắn rất dài, dài đến nỗi người sau cùng vào đến rạp thì cũng là lúc kết thúc buổi hôn lễ. Ấy vậy mà sáng sớm hôm sau chúng về nhà để tiễn khách ở xa lòng cứ vui phơi phới vì từ nay đã được tự làm cho mình, tự quyết định cuộc sống của mình, mà khi đó nó chỉ cầm trong tay 10 nghìn do chị cả nó cho riêng côngj với một món nợ kếch sù từ việc làm nhà và đóng giường, đồ cưới, ấy vậy mà cũng chẳng làm bọn chúng sợ. Khi ra bến xe tiễn khách nó vẫn còn mua được 1 kg ấu để làm quà cho bác cả và chị cả. Thương nó bác đã khóc vì ở nhà quê khi bố mẹ cho con ra ở riêng cũng phải cho con chục bơ gạo đằng này 2 đứa bay chẳng có cái gì. Nó cười to bác k phải lo ngày mai là cháu sẽ kiếm được tiền mà.
Cùng lúc đó thì em gái giáp nó cũng đi học đại học và anh nó sau mấy năm học và chờ đợi thì cũng được xuống tàu Hàng Hải .Đúng hơn một năm sau anh mới trở về và tuyên bố cho mỗi người trong gia đình một chỉ vàng, và riêng nó thì cho từ 5 đến 7 chỉ( chắc nghĩ đến công lao của nó mấy năm qua) . Nó cương quyết không nhận một chỉ nào, mặc dù khi đó nó đang ở trong khốn cùng của gian khổ .Mới sinh con và bao tiền dành được trong năm thì đã nướng vào tai nạn hết rồi.. Một triệu vay nợ lãi 8 phần trăm tháng cũng cạn kiêt. Một kỷ niệm khiến nó không bao giờ quên là sau khi anh về mấy ngày thì giỗ Mẹ. Tối mai muốn vào gửi lễ giỗ mà trong túi k còn một đồng nào. . Đi vay thì không dám vì là xóm mới mà chưa đi được đến người quen vì mới sinh tháng trời.Nó rất hoang mang vì ngày giỗ Mẹ không thể để chồng vào tay không được. Thật tuyệt vời làm sao hôm sau chị cả con bác: Trần Minh Thái ra thăm nó sinh , chị cho 10 nghìn , món quà này nó khắc cốt ghi tâm không bao giờ quên. Cầm 2 tờ 5 nghìn trong tay mà nó gần như bật khóc vì sung sướng. Tối đó nó giục chồng mang ngay vào gửi Bố ngày mai giỗ Mẹ. Nó dặn chồng phải gửi bằng được vì đây là giỗ Mẹ chứ không phải giỗ Ông Bà.
Bây giờ và mãi mãi về sau nó ghi nhớ không bao giờ quên những món quà nhỏ nhưng mang ý nghĩa và đúng lúc.Người ta bảo : " Một miếng khi đói bằng một gói khi no " là vậy . Nhưng thật lòng nó rất ngại những món quà mang tính vật chất và lớn lao.
Theo Chuyện làng quê
Trần Tuyết Nhung
Link nội dung: //revcat.net/hoi-uc-ky-niem-31-nam-ngay-cuoi-a5721.html