Ngầm lý giải trong lòng, bà lại tự công nhận:
“Nó xấu hơn mình nhưng nó không tự ty, cũng không cố trang điểm để ganh đua, mà cứ dung dị, vì thế cuộc sống của nó an nhiên hơn mình”.
“Nó không thông minh bằng, học kém hơn nhưng nó chịu khó, kiên trì tích luỹ từng chút, từng chút một, tới lúc nào đó nó vượt qua mình”.
“Cũng vì mình tự mãn với kiến thức, trình độ đã có nên không phấn đấu mãnh liệt”.
“Chuyện chồng con thì đôi khi còn là may mắn, chồng nó địa vị thấp nhưng hai vợ chồng đồng lòng, hỗ trợ nhau, chồng nó không ganh đua, không chơi bời, trong khi anh xã nhà mình vì quá thuận lợi nên thoả mãn, thậm chí còn chơi bời hư hỏng”.
“Vị trí công tác cũng vậy, mình đã không biết phát huy lợi thế như nó, cứ tiến từng bước một ngắn mà chắc”.
Liên hệ với một truyện ngụ ngôn, bà Quế tự công nhận:
“Mình và Hạ giống như thỏ và rùa vậy, y hệt”.
Đâu chỉ thế, đòn quyết định hơn thua ở những đứa con.
Con nhà Quế học toàn trường chuyên, lớp chọn nhưng sức học nhàng nhàng rơi vào giữa những đứa toàn giỏi giang, con nhà khá giả, chúng không cạnh tranh xuất đứng đầu được, trong khi con nhà Hạ học ở lớp thường song tự tin, luôn đứng đầu lớp, tích luỹ được nhiều kỹ năng mềm khi làm lớp trưởng, bí thư chi đoàn...
Và bây giờ con nhà Hạ đứa thì khởi nghiệp thành công, đứa thì làm thuê cho FDI nước ngoài với tư thế rất đĩnh đạc.
Trong khi ấy, ỷ vào sự xin xỏ của bố mẹ, con nhà Quế vẫn là cây tầm gửi, như cá cảnh vì vẫn chưa đứng được trên đôi chân của mình.
Đúng là thức lâu mới biết đêm dài.
Một bài học xương máu mà không có cơ hội rút kinh nghiệm.
Quế thở dài chấp nhận số phận.
Hết.
Theo Chuyện quê
TrươngThành Sơn
Link nội dung: //revcat.net/tho-va-rua-phien-ban-at-a5709.html