Nguyễn Du (1766 - 1820), tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ. Nguyễn Du được hậu thế ca ngợi là Đại thi hào dân tộc, được vinh danh là "Danh nhân gowin99
thế giới". Cuộc đời Nguyễn Du có nhiều thăng trầm, gia cảnh bi thương, đất nước bất ổn. Bản thân Nguyễn Du cũng có nhiều biến chuyển về tâm lý khi phải ly tán gia đình, sang Trung Quốc ở một thời gian.
Năm 2020, Kỷ niệm 255 năm ngày sinh Nguyễn Du, tưởng nhớ 200 năm ngày mất của đại thi hào, tại Di tích đặc biệt quốc gia Khu lưu niệm Nguyễn Du (xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh), Hội Kiều học Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ giỗ lần thứ 200 năm Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân gowin99
thế giới. Tối cùng ngày, tại Trung tâm gowin99
Điện ảnh, tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Lễ trọng này.
Cha Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm, sinh ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, tên tự Hy Di, hiệu Nghi Hiên, có biệt hiệu là Hồng Ngự cư sĩ đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tức Thượng thư bộ hộ triều Lê. Mẹ là bà Trần Thị Tần (1740 - 1778), con gái một người làm chức Câu kế, quê làng Hoa Thiều, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du (Đông Ngàn), xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, bà có tài hát xướng. Năm Đinh Hợi (1767), khi Nguyễn Du mới một tuổi, Nguyễn Nghiễm được thăng Thái tử Thái bảo, Hàm tòng nhất phẩm, tức Xuân Quận công nên Nguyễn Du thời đó sống trong giầu sang phú quý.
Nguyễn Du được nhân dân Việt Nam tôn xưng là Đại thi hào. Truyện Kiều với thể thơ lục bát, xứng đáng là kiệt tác văn học nước nhà. Có thuyết nói, Nguyễn Du từng đi tu ở Trung Quốc, nhưng nhân duyên thế nào, ông lại về nước làm quan, sống yên ổn cho đến khi mất vì dịch tả vào năm 1820. Ở thế hệ Nguyễn Du, ông đã được người đời ca ngợi là giỏi về văn chương, thông minh, dùng chữ điêu luyện cả ở chữ Hán và chữ Nôm. Nguyễn Du đã để lại di sản thơ ca cho đời, dù không đồ sộ, nhưng đó là những viên ngọc sáng chói.
Về thơ chữ Hán có Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài thơ, Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ... với nội dung viết về những năm tháng làm quan, những năm gió bụi, chiêm nghiệm cuộc đời, nhân sinh... Mỗi bài thơ có thể được coi là đỉnh cao về thơ chữ Hán ở Việt Nam.
Những câu lục bát của Truyện Kiều đã trở nên quá đỗi quen thuộc trong tâm trí người Việt Nam: ““Trông chừng thấy một văn nhân/ Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng/ Đề huề lưng túi gió trăng/ Sau chân theo một vài thằng con con/ Tuyết in sắc ngựa câu giòn/ Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời”; “Hoa cười ngọc thốt đoan trang/ Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, “Làn thu thủy nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hơn kém xanh”; “Ngày xuân con én đưa thoi/ Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi/ Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”…
Nguyễn Du mất khi tuổi chưa phải già. Có nhiều ghi chép nói ông mất do dịch tả. Năm 1820, tức cách nay (2021), 201 năm, vua Gia Long mất, Minh Mạng nối ngôi, Nguyễn Du khi ấy 54- 55 tuổi, được cử đi sứ nhà Thanh, nhưng do dịch tả hoành hoành, Nguyễn Du là người mắc phải và mất tại Kinh thành Huế, vào ngày mùng 10 tháng 8 âm lịch (tức 16 tháng 9 năm Canh Thìn (1820).
Năm 1820, tức cách nay (năm 2020), 200 năm, vua Gia Long mất, Minh Mạng nối ngôi, Nguyễn Du khi ấy 54- 55 tuổi, được cử đi sứ nhà Thanh, nhưng do dịch tả hoành hoành, Nguyễn Du là người mắc phải và mất tại Kinh thành Huế, vào ngày mùng 10 tháng 8 âm lịch (tức 16 tháng 9 năm Canh Thìn (1820).
Vài nhận xét về tính tình Nguyễn Du. Đại Nam thực lục chép về Nguyễn Du: Du là người Nghệ An, học rộng giỏi thơ, càng giỏi về Quốc ngữ. Nhưng là người nhút nhát, mỗi khi ra mắt vua thì sợ sệt không hay nói gì.
Đại Nam liệt truyện chép: Du là người ngạo nghễ tự phụ, mà bề ngoài tỏ ra kính cẩn, mỗi khi vào yết kiến, sợ hãi như không nói được”.