Chia tay những đợt mưa dầm dề hối hả nặng hạt trút xuống mái nhà còn đen lớp rêu phong. Miền trung đón những ngày mưa phùn giá rét ùa về kéo làn mây băng chìm trong màu khói sương mờ ảnh, xa xa là nỗi nhớ trong tôi. Hôm nay đã là mồng ba tháng mười âm lịch. Sáng sớm tinh mơ thức giấc. Những hạt mưa gõ máng xối đầu bếp đã biến mất không còn nghe tiếng tích tắt lộp bộp như mọi khi. Bước ra sân ngắm nhìn bầu trời u ám không một chút ánh sáng mặt trời rọi về, khí trời sao nghe lạnh quá lạnh đến nỗi áo len sợi mẹ đan cũng không làm tôi hết lạnh, chớm làn gió phảng phất mang mưa phùn ùn qua gương mặt. Mùa mưa phùn đã về rồi.
Ngày mới bắt đầu, mọi hoạt động dường như diễn ra theo một quy luật vào mùa của tạo hóa nhiều đời. Mẹ tôi vội vã chạy vào bếp nướng củ khoai cho chị hai ăn vội đến trường, cho cha ăn ra đồng còn kịp bừa đám ruộng đang mùa cấy sang. Bà tôi lo chăm đàn gà con mới nở chúng lạnh thom thóp còn nhép nhép vào tay áo vải lụa tằm. Bấy giờ người lớn lại ra đồng, trẻ con và cụ già bật lạnh run còn nép mình vào hiên nhà sau.
Tôi theo mẹ ra đồng, rong ruổi giữa cánh đồng một màu nước bạc đồng sâu cùng bố thả trâu đi bừa. Người nông dân của tôi ra đồng tay trong tay cây cuốc thứ tài sản vô giá gắn bó quanh năm ruộng đồng. Và đâu đó hình ảnh này đã hiện lên trong tiềm thức một thuở cha ông " con trâu đi trước cái cày theo sau " . Mưa phùn cùng những làn gió nhiệt đới rét đậm đã kéo về giăng ngang qua lũy tre vàng còn xào xạc tiếng tít te lá rụng chợt lạnh nhói lòng. Người dân xứ nẫu quê tôi lấy bọc ni lông từ bao phân ure mùa trước làm áo mưa che thân. Rọc một đường xẻ dài theo giữa sống bao là một tà áo che cả mưa phùn lẫn bão táp phong ba đã ra đời. Và từ đó chiếc áo mưa đã trở thành mẹ của sợi ấm che chở cho những kiếp người nông dân còn chân lấm tay bùn và thiếu kém về kinh tế lại ắp đầy một tình dân quê đậm đà.
Quanh năm sống với non cao, đất rộng giữ niềm yêu ruộng vườn cha ông một thời khai sáng. " Tấc đất, tấc vàng " dân quê tôi là vậy, mỗi mùa cấy về lại thêm những ân tình nặng nghĩa phù sa. Những ân huệ hữu hình mà đất trời dâng tặng đời qua đời. Mưa đầu mùa, mưa phùn cũng là tưới mát mạ non bởi vậy dân quê tôi lấy mùa này làm mùa cấy mạ non khi mạ còn yếu ớt thân cây. Vào mùa này mẹ tôi dậy từ ba giờ sáng khi mọi vật còn đắm chìm vào giấc ngủ lạnh buốt đêm đông, mẹ tôi lặn lội ra đám ruộng trước ngõ đầu hẻm nhổ mạ , giặt mạ cho kịp ngày cấy trên hai công ruộng đang chờ những mầm mạ xanh tươi nhấp nhô. Theo chân mẹ đi cấy trong cái mưa phùn ước áo ni lông. Tôi thấy lạnh và bỗng dưng nghẹt mũi sau những hạt mưa bay. Nhìn mẹ tôi và các cô bác cấy mạ, tôi đứng nhìn và cất tiếng gọi mẹ. Mẹ ơi ! Mưa rồi . Mẹ hãy về với con nhé ! .Bàn tay mẹ cắm sâu từng tép mạ non, chân lội bùn lầy, thân mẹ gầy run lên vì giá rét. Mặc cả mưa phùn giá rét mẹ ra đồng sâu, mẹ đi cấy mẹ ươm những nỗi đau thầm lặng, những tình yêu thương về một gia đình còn chạn vỡ vì cuộc sống ngàn nỗi muộn phiền. Mẹ giấu nét ưu tư trên gương mặt, giấu nỗi buồn vào tim chớm lạnh và chỉ mong những cây mạ mẹ cấy chúng xanh tốt và vụ mùa bội thu đông xuân đang chờ phía trước. Ngày qua ngày trên mùa cấy giá rét vùi chôn những thân gầy mùa đông những đám ruộng bậc thang giờ đã phủ kín một dải lúa xanh non, bén rễ và lớn dần theo thời gian.
Trở về với không gian mảnh vườn quanh nhà. Tôi đắm chìm trong cái vườn cổ tích mẹ kể mà quên đi cái đông lạnh mưa phùn ướt áo tứ thân. Một khu vườn của tiết trời đông phùn, rét giá đã lấm tấm đôi bàn tay liêu xiêu gân góc của bà. Nhờ đợt mưa phùn đổ về bà gieo luống rau xà lách, trồng thêm vườn cải búp thảo xanh mướt để có bữa có canh ngọt. Bén thêm vài hàng tía tô, cọng ngò cho kịp ngày tảo mộ ông bà đầu tháng chạp. Một mình bà cặm cụi, chân đứng còn lênh khênh bà vẫn không quên cái tuổi già chính là lúc làm vườn và là thú vui, chính là lúc vun vén lại cái tổ ấm sống xanh mà lũ trẻ dần dần quên hẳn đi. Tôi chạy sang ôm bà, phụ bà trồng rau bón phân mà quên đi cả thời gian quay đều không một chút đợi chờ. Hai bà cháu sang hái khế và kể nhau sự tích cây khế thời ông cố trồng để lại. Bà dặn cháu về nếp sống thuở xưa trân quý từ những thứ cha ông để lại, biết quay về với cội nguồn dân tộc. " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Uống nước nhớ nguồn " ( tục ngữ )
Khung cảnh ngày mưa phùn thấm ướt len lỏi vào vạt áo chiến trận bà tôi. Một ngày dài sau canh chiều, ngước nhìn về phía xóm cũ lưa thưa nhà ngói tường rêu trên những làn khói đi lên từ những nếp nhà mang hơi ấm lan tỏa. Những nếp nhà ngày chìm trong khói mờ sương và mưa thả buông giờ là một mái ấm tình thương từ trong mỗi tình thân thắp lên. Họ nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi, nhóm những bữa cơm chiều thơm mùi lúa nếp hương đồng đang mang theo làn gió mưa bay. Phía xa kia là dãy núi phả màu xám tro lại có màu xanh cây lá điệp trùng sức sống muôn màu.
Tiếng chuông chùa " Thiên Xanh Tự " vang lên từng tiếng một. Mẹ tôi cất lời cầu nguyện cho một đời bình an, chúng sanh được ấm no đủ đầy, cầu cho chân cứng đá mòn, trời yên biển lặn. Làn mây bay qua núi mang những hạt mưa bay trên người nghe run rẩy khiến cho lòng mẹ lo sợ về một kiếp người nơi đây. Miền trung sẽ còn những đợt lũ tràn về , những nỗi đau của một gia đình trào dâng trong niềm đau chất chứa đầy nỗi trăn trở về một cuộc sống quanh năm bên ruộng đồng .
Giờ đây tôi phải xa rồi, xa miền quê hương thủy chung nặng trĩu ân tình một thuở. Tìm đến mảnh đất Sài Gòn nơi xứ người chật chội, một kiếp sống vội vã đã hòa nhập trong tôi. Những ngày qua khi mà đại dịch Covid 19 đang trong thời khắc cao trào và vùi dập bao nỗi đau mất mát hơn bao giờ hết. Cả gowin99 giờ phải giãn cách chung tay vì một cộng đồng vượt dịch. Ngồi trong phòng tĩnh lặng đưa mắt qua ô cửa sổ, nhìn những hạt mưa bay bụi bụi qua phố , qua xóm trọ nghèo sáng nay. Hình ảnh những cơn mua phùn mùa đông trên quê hương Bình Định lại hiện về cho những miền nhớ. Một nỗi buồn lo lắng khi xa quê ngần ấy năm vì một cuộc sống đổi thay. Phận con xa quê nào dám đua đòi. Gói gắm những đồng tiền còn chưa đủ nuôi mẹ, chỉ mong những lúc đông đến mẹ còn ngồi nhóm bếp hát câu ca " bình trị thiên " là một đời hạnh phúc.
Mưa phùn tháng mười quê tôi đã nhuốm màu thời gian trôi, bầu trời thương nhớ và hạnh phúc cho những ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Mưa lưu luyến như níu chân người phương xa, mưa thay lời cho một thuở ngày xưa. Mưa sẽ về, khi còn mẹ bên tôi.
25/07/2021
Theo Chuyện quê
Trần Khoa Thi
Link nội dung: //revcat.net/thuong-ve-mien-gio-lanh-mua-phun-a5525.html