Tôi, một người chưa học gì về văn chương lại đi nói chuyện văn chương, đúng là không còn thuốc chữa. Nhưng thôi khi còn nghĩ được cái gì đó hay ho thì cứ nói ra cho nhẹ cái bụng của mình.
Sau khi đăng bài (Tôi làm thơ). Vào trang quán chiêu văn thì 99% người đồng cảm, vì có lẽ trên Facebook ai cũng muốn khen chứ ít ai muốn chê, nên cũng không ai nói điều khó nghe làm gì, hơn nữa sân chơi quán chiêu văn rất nhân văn.
Tôi đã chọn lọc những bình luận và xin phép copy lại những bình luận tâm đắc để đưa vào bài này.
Không phải đạo văn hay đạo thơ gì cả
Tôi chỉ muốn cho mọi người yêu thơ nhìn nhận về thơ qua những câu bình luận của bạn đọc.
Và đây là những bình luận mà tôi copy và sửa theo mạch suy nghĩ của mình cho dễ đọc.
Nếu Thơ là 1 giải pháp của tâm hồn, thì cái riêng của mỗi người sẽ gặp cái chung của tất cả khi nó tìm được sự đồng điệu.
Thật ra văn thơ có lúc cũng giống như ta vẽ 1 bức tranh, việc ta sắp xếp câu từ giống như các nét vẽ, và âm hưởng, ý nghĩa của việc sử dụng ngôn ngữ và ý tứ được chuyển tải giống như các mảng màu sử dụng trong bức tranh. Tất cả là một sự hài hòa về cách dùng từ, câu, ý.
Thơ quá trau chuốt thì khó chạm được cảm xúc tầm trung, mà thơ thật quá đôi khi lại ngô nghê.
***
Bạn rất chân thực trong cách chia sẽ cảm xúc. Bạn cũng biết thơ văn thì không có thang điểm cột số gì, nên cứ thoải mái viết.
Đừng mong muốn níu được cãm xúc của ai khác. Đừng tin vào những bài thơ văn đã đăng báo chí, cảm xúc cũng hên xui lắm.
Xã hội vốn không công bằng thì thơ văn cũng nằm trong số đó.
Chỉ cần có bạn thơ đồng cảm là đủ, mong mỏi cái ta không chủ động được thì mệt lắm.
**
Hãy viết cho mình thôi. Tôi cũng không viết nhiều, dù biết viết thơ từ năm 10 tuổi. Cũng may được mọi người đọc và đón nhận. Còn lên báo thì chưa? Quan trọng gì đâu miễn là có người thuộc làu cả bài thơ của tôi.
Thơ bạn có dòng chảy khơi lạch, ý thơ mướt, song vì là thơ bốn câu bạn nên chuyển thành thơ tứ tuyệt thì sẽ nâng tầm hơn.
Đôi khi câu thơ ngắn gọn nhưng xúc tích, không diễn giải, có vần điệu sẽ lôi cuốn khách thơ vì không bị gãy giữa chừng.
Chỉ cần gieo vần xuôi đúng niêm luật một chút, thơ bạn sẽ hoàn chỉnh và hay hơn. Hy vọng tình yêu thơ của bạn luôn lai láng.
**
Với anh chẳng có ai là nghệ sĩ lớn hay nghệ sĩ nhỏ cả - chỉ có " các thế hệ nối tiếp nhau" thôi.
Hãy thấm câu nói của Trần Đăng Khoa rằng: "năng khiếu nghệ thuật là thiên bẩm + quan sát + trải nghiệm + vốn kiến thức tích lũy sẽ sinh ra tác phẩm có giá trị” ông nói tiếp:" những tác phẩm có giá trị đích thực của tôi sáng tạo ra lúc tôi mới 9 - 14 tuổi lúc đó tôi chỉ là 1 cậu bé nhà quê, học trường quê.
Tôi cũng được học, được hưởng kiến thức...từ nhà trường như các bạn học khác vậy!" Tiếp: “Các thầy cô đọc thơ tôi viết thấy hay tự nhiên tôi nổi tiếng nhờ được các Thầy cô từ trường làng cho đến cấp trung ương, chuyên gia giáo dục đem vô giáo trình, đem đi in mấy tập thơ do nhà xuất bản Kim Đồng phát hành.” và ông đi đến câu chốt: “từ đó tôi được bồi dưỡng văn chương đủ các kiểu, được học cách viết văn chương tại trường viết văn Nguyễn Du, rồi còn sang học cái trường dạy viết văn chương nổi tiếng thế giới bên Liên Xô cũ...thế nhưng! Do học, bồi dưỡng nhiều năm quá tôi mất khả năng sáng tạo thiên bẩm mà trở thành một người làm nghề viết như 1 cái nghề gọi là sự nghiệp văn chương. Kết quả là: tôi không có tác phẩm nào có giá trị nghệ thuật ra đời - có chăng chỉ là những bài văn, bài thơ phục vụ tuyên truyền, phục vụ trọng trách quản lý... các giải thưởng lớn sau này tôi nhận được là do tôi trở thành cây đa, cây đề trong Làng văn chương và vị trí, học hàm, học vị, chức vụ...tôi đang có chứ! quả thực ít ai đọc nó vì người ta không thấy cái tâm, cái chất, cái tứ, cái hồn Trần Đăng Khoa nữa!
Ông phát biểu trong kỳ đại hội Hội văn học nghệ thuật quốc gia năm 2006 tại Hà Nội trước 2000 đại biểu là những " nhà văn, nhà thơ lớn!?" Lúc ấy ông giữ vị trí rất cao trong cái Hội ấy đấy em.
Cái danh như: Nghệ Sĩ, Nhạc Sĩ, Họa Sĩ, Kiến Trúc Sư...là cái danh xã hội đặt để con dân trăm họ gọi cái nghề nghiệp mà người chuyên làm việc đó đang làm chứ có to tát gì đâu cũng giống như cái danh Thợ hồ để chỉ người thợ trong nghành xây dựng...có chăng hơn nhau bởi chữ "Sĩ" là danh giá bậc 1 trong tứ nghề" Sĩ, Nông, Công, Thương" mà đạo Thánh Hiền (đạo Khổng, Nho giáo) viết ra vậy.
Vậy cái gì nói lên giá trị 1 con người làm nghệ thuật!? Đơn giản là anh đã làm được sản phẩm cụ thể gì cho chính anh, gia đình anh và cho cộng đồng xã hội...
Vậy lấy tiêu chuẩn gì để thẩm định giá trị đích thực của 1 tác phẩm nghệ thuật? Trước hết là nó phải có ích cho cộng đồng, được cộng đồng đón nhận, trân quý nên được lan tỏa (tự nhiên chứ không thông qua các mối qua quan hệ hoặc dùng các công nghệ - cái gọi là: "lăng xê"...,) các tác phẩm ấy đi vào trái tim (tâm hồn), đồng cảm thật sự tự nhiên không miễn cưỡng.
Cuối cùng chỉ có sản phẩm trường tồn qua mọi thời đại (trung lập tư tưởng), được số lương người đồng cảm nhiều nhất là tác phẩm có giá trị nhất.
Xã hội chạy đua theo thành tích (danh phận, tiền bạc...) sẽ giết chết nghệ thuật đích thực. Vậy! Chỉ còn 1 con đường duy nhất là tích cực lao động sáng tạo độc lập, không vì chính trị, không vì thành tích, không vì hơn thua, không ảnh hưởng bởi ai... thì sẽ có tác phẩm nghệ thuật có giá trị đích thực.
Đinh Minh Thành
Link nội dung: //revcat.net/man-dam-ve-tho-qua-y-kien-ban-doc-a5364.html