link tải gowin99 mới nhất

Lịch sử Việt Nam (Từ tiền sử đến năm 2007) (Kỳ 48)

Trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc tác phẩm “Lịch sử Việt Nam từ tiền sử đến năm 2007” của PGS TS Cao Văn Liên  do NXB Thanh niên ấn hành năm 2009.

cvl2-1628644000.jpg

Kỳ 48

Nghệ thuật sân khấu với những kịch gia xuất sắc như  Đào Hồng Cẩm, Lưu Quang Vũ, Tào Mạt, Học Phi.v.v. Nghệ thuật điện ảnh cũng không ngừng lớn mạnh và gặt hái được nhiều thành công. Trong kháng chiến chống Pháp ta đã sản xuất đựơc 15 bộ phim tài liệu. Từ 1954 đến năm 2007, nhiều bộ phim có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật  ra đời như “Đầu sóng ngọn  gió” (1966), “Luỹ thép Vĩnh Linh” (1971), “Tiếng nổ sau chiến tranh” (1976),  “Vĩnh biệt khách không mời” (1973 ) của đạo diễn Ngọc Quỳnh,  “Con mèo “ (1965),  “Con sáo biết nói”, “Những chiếc áo ấm” (1968) “Chuyện ông Gióng”, “Thạch Sanh” (1976) của đạo Diễn Ngô Mạnh Lân. “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” (1972 ), “Thành phố lúc rạng đông” (1975 ), “Người chiến sĩ trẻ”, “Rừng o Thắm” (1967 ),  “Em bé Hà Nội”, (1974 ), “Mối tình đầu” (1977 ) , “Đất mẹ” (1980), “Bãi biển đời người” (1983) của đạo diến Nghệ sĩ nhân dân Hải Ninh, “Làng nổi” (1965 ), “Khói” (1967), “Chuyện vợ chồng anh Lực” (1971 ), “Đến hẹn lại lên” (1974 ), “Chuyến xe bão táp” (1977 ), “Những người đã gặp” của đạo diễn Trần Vũ,  “Nước về Bắc Hưng Hải” (1959), “Nguyễn Văn Trỗi sống mãi” (1965) “Nguyễn Ai Quốc đến với Lê Nin” (1979 ), “Đường về quê mẹ” (1971 ), “Hoa thiên Lý” (1973 ) của đạo diễn nghệ sĩ nhân dân Bùi Đình Hạc. “Lửa trung tuyến” (1961), “Một ngày đầu thu” (1962), “Kim đồng”, (1964, “Mùa gió chướng” (1978 ), “Cánh đồng hoang” (1980), “Vùng gió xoáy” (1981) của đạo diễn nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hồng Sến. “Trần Quốc Toản ra quân” (1971),  ”Người về đồng cói” (1973, “Ngày lễ thánh” (1976), “Câu chuyện” làng dừa” (1977), “Người chưa biết nói “1979), “Ai giận ai thương” (1982) của nữ  đạo diễn Bạch Diệp. Điện ảnh trong thời kỳ đổi mới bắt đầu đi vào những góc cạnh đa dạng của cuộc sống thời mở cửa. Năm 2003 có nhiều phim dự giải Hội điện ảnh Việt Nam: Phim  “Hải Âu”, “Vai diễn đầu đời”, “Hướng nghiệp”, “Ngoại tình” của hãng phim truyện Thành phố Hồ Chí Minh, “Nguyễn Ai Quốc ở Hồng Công” của hãng phim Hội nhà văn Việt Nam, “Đêm Bến Tre” của điện ảnh quân đội, “Người đàn bà mộng du” của Hãng phim truyện Việt Nam, “Biên đội” của Hãng phim truyện Giải phóng. Từ 2003 đến 2007, điện ảnh Vịêt Nam đang cố gắng tìm tòi những bước đi mới và nhiều phim đã gây tiếng vang. Phim “Võ lâm truyền kỳ” của hãng Phim Phước Sang , “Trai nhảy” của Hãng phim Thiên Ngân, “Chuông reo là bắn”  của hàng phim Giải phóng, “Dòng máu anh hùng” của hãng phim Chánh Phương. Đặc biệt phim “Áo lụa Hà Đông” của Hội điện ảnh Việt Nam  đoạt giải Cánh diều vàng 2007 và nhiều giải thưởng giá trị khác. Điện ảnh tư nhân trong thời kỳ này dù nhiều khó khăn trở ngại cũng đã góp phần làm đặc sắc thêm nền địện ảnh nước nhà. Nhìn chung dù có bước phát triển nhưng điện ảnh Việt Nam chưa phản ánh được những góc cạnh phức tạp trong chuyển mình của đất nước khi đi lên nền kinh tế thị trường, chưa hội nhập được với điện ảnh thế giới.  Mảng đề tài phim lịch sử đem lại cho người xem tri thức lịch sử dân tộc, mang tính giáo dục cao bởi tính triết lý cụ thể của nó hầu như còn bỏ trống, nhường  thị trường và màn ảnh cho phim nước ngoài tràn ngập . 

Sau cách mạng tháng Tám, nền âm nhạc mới của cách  mạng cũng ra đời và phát triển với những nhạc sĩ tài hoa, với những bài hát đầy âm hưởng cách mạng và nghệ thuật. “Đêm  đông”, “Bình Trị Thiên khói lửa”, “Lý Hoài Nam”, giao hưởng “Đồng khởi” và nhiều bản nhạc phim của Giáo sư, Nhạc sĩ Nguyễn Văn  Thương. “Sẽ về thủ đô”, “Những gác chuông giáo đường”, “Tôi yêu hoà bình”, “Miền Nam quê hương ta ơi”, “Anh vẫn hành quân”,  “Tiếng kêu cứu nước”. “Tiếng hát pháo binh”, “Bạch Long Vĩ đảo quê hương”, “Có chúng tôi trên hải đảo xa xôi” của nhạc sĩ Huy Du (1926-2007). “Mơ đời chiến sĩ”, “Thủ đô huyết thệ” của nhạc sĩ  Lương Ngọc Trác, “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi,  “Tiếng chuông nhà thờ”  của Nguyễn Xuân Khoát .  “Làng Tôi”, “Tiến về Hà Nội” của Văn Cao . Đặc biệt Văn Cao có “Tiến quân ca” thời kỳ tiền khởi nghĩa đã trở thành Quốc ca của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và ngày nay là Cộng hoà gowin99 chủ nghĩa Việt Nam. Đỗ Nhuận nổi tiếng với bài hát “Giải phóng Điện Biên”, Lưu Hữu Phước với bài “Giải phóng miền Nam”, “Tiến về Sài Gòn”. Phạm Tuyên với bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, Hoàng Hà với “Đất nước trọn niềm vui” là những mốc son ghi lại những bước ngoặt chiến thắng hào hùng của lich sử dân tộc. Nền âm nhạc dân tộc nổi bật lên những nghệ sĩ tài năng như Đặng Thái Sơn, Tôn Nữ Nguyệt Minh. v. v.

Tháng 12 năm 1967, Hội nhạc sĩ Việt Nam được thành lập có 50 hội viên. Năm 2007 kỷ niệm 50 năm nhày thành lập hội có 1.000 hội viên với 12 chi hội. Nửa thế kỷ Hội nhạc sĩ Việt Nam đã xuất bản hàng chục nghìn tác phẩm, những  công trình nghiên cứu,  sưu tầm. Nền âm nhạc Việt Nam phát triển cả trên hai bình diện: Thanh nhạc và khí nhạc. Đây là đặc điểm của âm nhạc Việt Nam hiện đại, đã kết hợp tinh hoa âm nhạc dân tộc với tinh hoa  âm nhạc thế  gíơi. Năm 1956  một trường âm nhạc Việt Nam được thành lập. Nay đã có hàng chục trường  và nhiều cơ sở đào tạo cán bộ nhạc sĩ  trong ngành âm nhạc. Năm 1976, dàn nhạc giao hưởng Việt Nam được thành lập. Đến nay nhiều người được phong học hàm Giáo sư, Phó giáo sư, nhiều người nhận học vị Tiến sĩ, danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, nhiềù nhạc sĩ nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh như Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phuớc, Văn Cao, Hoàng Việt, Huy Du, Phan Huỳnh Điểu, Nguyễn Văn Tý, Hoàng Vân, Trần Hoàn, Xuân Hồng, Nguyễn Đức Toàn, Hoàng Hiệp, Nguyễn Văn Thương , . .75 nhạc sĩ được tặng giải thưởng Nhà nước, 50 nhạc sĩ được tặng thưởng Huân chương độc lập, Huân chương lao động các lọai. Hội nhạc sĩ Việt Nam nhận Huân chương Sao vàng nhân dịp 50 năm thành lập hội. (Đại đoàn kết số 179-2007 ).

Ngoài âm nhạc hiện đại, công cuộc sưu tầm phát huy vốn cổ âm nhạc dân tộc cũng được đẩy mạnh. Các đoàn sân khấu cải lương, tuồng, chèo, các đoàn dân ca được thành lập như dân ca quan họ Bắc Ninh. Sưu tầm và cho biểu diễn nhiều làn điệu dân ca của ba miền Trung-Nam- Bắc. Công việc này gắn với công lao của nhiều người trong đó nổi bật là học giả Nghệ sĩ nhân dân Giáo sư  Trần Văn Khê với tác phẩm nổi tiếng của ông “Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt Nam”. Nhã nhạc cung đình Huế được Liên hợp quốc công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại. Ngoài các nhạc cụ hiện đại, các nhạc cụ cổ truyền của dân tộc cũng được tìm tòi và biểu diễn thành công như đàn bầu, đàn tì bà, đàn đá, đàn tơ rưng, nhị, sáo khèn, cồng, chiêng, đàn tính, trống, trống cơm v. v. Ngoài vũ đạo hiện đại còn nhiều điệu múa cổ truyền của dân tộc được khôi phục và đầy tính nghệ thuật như múa của người Thái, người Chăm v. v. Kịch nói trên sân khấu một thời cũng là những món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân ở các đô thành lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh .

Thời kỳ hiện đại cũng mở ra một trang mới trong thành tựu xuất bản. Xuất bản được đẩy mạnh ngay trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Từ năm 1945 đến năm 1954, ta đã xuất bản được 400 triệu đầu sách. Ngày nay, tính đến năm 2007, ta có hơn 40  nhà xuất bản hàng năm cho ra đời 3,3 vạn đầu sách đủ các lĩnh vực bao gồm sách trong nước và sách dịch tư tiếng nước ngoài. Nay ta có hơn 700 cơ quan báo chí với hơn 800 ấn phẩm  tạp chí và báo, kể cả các tạp chí và báo địa phương ra hàng ngày. Những năm cuối cùng của thế kỷ XX, Đài phát thanh Tiếng nói Việt nam và Đài truyền hình Việt Nam đã phủ sóng toàn quốc, chưa kể đài phát thành và truyền hình của 64 tỉnh, thành phố đã góp phần thông tin và nâng cao đời sống văn hoá thông tin cập nhất và nâng cao dân trí trong nhân dân .

Để bảo tồn di tích lịch sử và tư liệu lịch sử văn hoá, trong toàn quốc từ trung ương đến địa phương đã củng cố thành lập các Viện bảo tàng, các Viện lưư trữ, các Thư viện phục vụ nhân dân đọc sách, tham quan,  nghiên cứu. Nhà nước đã căn cứ vào cứ liệu công nhận hàng trăm di tích là di sản văn hoá quốc gia hay di sản  văn hoá địa phương. Cung đình Huế. Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là những di sản văn hoá thế giới .

Nghệ thuật hội hoạ và điêu khăc, nhiếp ảnh phát triển. Ở các quảng trừơng các đô thị nhiều tượng đài các anh hùng dân tộc  đã được đặt, tạo nên ấn tượng nghệ thuật văn hoá và tri thức lịch sử cho ngươì xem. Tượng đài Chiến sĩ Điện Biên của nhà điêu khắc Nguyễn Hải (Giải thưởng Hồ Chí Minh). Tượng cao 12,6 m, bệ cao 3,6 m  đúc bằng 220 tấn đồng do công ty Mỹ thuật Trung ương đúc xong tháng 3 -2004 là một tượng đài đồ sộ nhất ở Việt Nam hiện nay. Còn phải kể đến tượng đài Trần Hưng Đạo ở thành phố Nam Định, tượng đài Lê Lợi ở thành phố Thanh Hoá, tượng đài  Hồ Chí Minh ở thành phố Vinh, tượng đài Quang Trung ở thành phố Hồ chí Minh. Hội hoạ, thể thao cũng phát triển. Các môn bóng đá nam, nữ, cầu mây, thể hình, cờ vua đã nhiều lần đạt đẳng cấp khu vực. Âm nhạc phát triển với điểm hẹn Sao Mai. Những cuộc thi hoa hậu toàn quốc đã tôn vinh sắc dẹp, tri thức và tư tưởng của phụ nữ Việt Nam thời đổi mới: Hoa hậu Kiều Anh, hoa hậu Nguyễn Thị Huyền, hoa hậu Diệu Hoa, hoa hậu Thu Thuỷ, hoa hậu Mai Phương Thuý...

Nhà nước đã ra sức phát triển giáo dục đào tạo nhân lực và nhân tài phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cho đến những năm cuối thế kỷ XX đã phổ cập được phổ thông cơ sở. Hai bậc học này hàng năm tiêu hết 50, 9% tổng ngân sách nhà nước dùng cho giáo dục. Tính đến năm 2007, trung học cơ sở khoảng 6,2 triệu học sinh, trung học phổ thông có khoảng 3,1 triệu học sinh. Giáo viên các cấp học này đến 2007 khoảng 1 triệu. Cơ cấu ngành nghề ở bậc đại học tính đến năm 2000 thì ngành kinh tế-luật chiếm 20 %, khoa học cơ bản 9%, sư phạm 12 %, y tế 6 %,  công nghệ kỹ thuật 35 %, các ngành nghề khác 9 %. Tổng số sinh viên tính đến năm 2007 khoảng 1,4 triệu và 255 Trường đại học,   cao đẳng. Nhà nước hàng năm chi cho ngân sách giáo dục đều tăng. Năm 2001 chi 15, 609 nghìn tỉ đồng; 2002 chi 20,624 ngghìn tỉ đồng; 2003 chi 22,624 nghìn tỉ đồng; 2004 chi 32,730 nghìn tỉ đồng; 2005 chi 41, 630 nghìn tỉ đồng; năm 2006 chi 54,798 nghìn tỉ đồng; 2007  chi 66.770 nghìn tỉ đồng. Dự tính năm 2008, ngân sách giáo dục là 76 .200 tỉ đồng , chiếm  20 % tổng chi ngân sách nhà nước. (Thời báo kinh tế Việt nam  số  tháng 2 -2008). Ngành giáo dục Việt Nam đang ra sức chấn chỉnh nền giáo dục đang xuống cấp và nhiều tiêu cực với phong trào “hai không” đề ra vào năm 2007:  “ nói không với tiêu cực” và “không ngồi nhầm lớp”. Ngành cũng đề ra sử dụng ngân sách giáo dục có hiệu quả, tăng cường kiểm toán giáo dục, tập trung ngân sách giáo dục cho ngành giáo dục quản lý vì hiện nay một phần lớn ngân sách giáo dục lại đang nằm ở những cơ quan ngoài ngành giáo dục. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo là một nhiệm vụ cấp thiết đang đặt ra cho ngành giáo dục-đào tạo.

(Còn nữa)
CVL

PGS TS Cao Văn Liên

Link nội dung: //revcat.net/lich-su-viet-nam-tu-tien-su-den-nam-2007-ky-48-a5212.html

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()