link tải gowin99 mới nhất

Hữu duyên

 Nhạc sỹ Phạm Tuyên là con của học giả Phạm Quỳnh- Một Thượng thư triều Nguyễn.  Đi với cách mạng, ông trở thành một nhạc sỹ của Cách mạng, nhạc sỹ của nhân dân, đặc biệt của những người chiến sỹ.

huu-duyen-1628501563.jpg
 

Ngày ấy Sài Gòn mới giải phóng. Nhạc sĩ Phạm Tuyên đến với thành phố này. Ông hết sức xúc động khi lần đầu được gặp gỡ những con người phóng khoáng, cởi mở, đặc biệt là những người chiến sĩ trẻ, quê Nam, quê Bắc đang hối hả trên đường đi làm nhiệm vụ…Từ nỗi xúc cảm ấy, nhạc sĩ đã ấn tượng ngay với một bài thơ còn tươi nguyên nét mực in trên báo Sài Gòn Giải Phóng:

Anh ở trong này không có mùa đông

Nắng vẫn đỏ, mận hồng đào cuối vụ

Trời Sài Gòn xanh cao như quyến rũ

Thật lạ kỳ là mùa đông phương Nam

Nhìn ra ngoài cửa sổ, quả thật trời Sài gòn xanh cao vời vợi, thành phố mới giải phóng tràn trề ánh nắng.  Cũng qua ô cửa sổ đó, nhạc sĩ trìu mến nhìn những người chiến sĩ trẻ quân phục xanh, ba lô con cóc sau lưng đang đi giữa Sài Gòn với những niềm vui căng tràn trên gương mặt, ánh mắt, nụ cười, nhưng có lẽ cũng đang thương nhớ quê hương miền Bắc đã xa cách bao năm để vượt Trường Sơn đi chiến đấu. . .

Muốn gửi ra em một chút nắng hồng

Thương cái rét của thợ cày thợ cấy

Nên vẫn muốn chia nắng đều cho ngoài ấy

Có tình thương tha thiết ở trong này…

Bài thơ như một sự đồng tình, đồng điệu với tâm hồn người nghệ sĩ.  Ông thấy xúc cảm trào dâng, và liền trong đêm ấy, ông đã thao thức phổ nhạc, trở thành bài hát "Gửi nắng cho em" nổi tiếng sau này.  Và lần đầu, tên nhạc sĩ gắn với tên một nhà thơ trẻ: Bùi Văn Dung, dù nhạc sĩ cũng chỉ biết đó là tên tác giả của bài thơ in báo chứ không biết gì hơn …

Bài hát được thu thanh, được phát rộng rãi nhiều lần theo yêu cầu của bạn yêu âm nhạc Đài Phát thanh.  Nhạc sĩ nhận được nhiều thư khen ngợi của công chúng.  Nhưng có một lá thư đặc biệt làm ông xúc động: Ấy là thư của Bùi Văn Dung, tác giả bài thơ, được gửi về từ một chiến hào biên giới Tây Nam. Nhạc sĩ không ngờ rằng, nhà thơ ấy lại là một chiến sĩ đang cầm súng.  Và trong lá thư gửi về cho ông, anh chỉ dám bày tỏ một nguyện vọng nho nhỏ: Nhờ nhạc sĩ can thiệp để vào một ngày, bài hát được phát lại trên sóng đài cho anh và đồng đội nơi mặt trận cùng đón nghe…

Đáng tiếc cũng thời gian ấy, bài hát bị cho là có vấn đề (Không lẽ Miền Bắc XHCN lại đói khổ đến mức, phải trông chờ, phải khao khát cả nắng của phương Nam ư?).  Bài hát bị đình chỉ phát trên sóng đài, là bài hát đầu tiên và duy nhất của tác giả Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng”, “Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng”, nói nôm na là bị cấm! Nhạc sỹ sốc nặng.   Ai có thể hiểu lòng ông lúc này? Lại càng sốc nặng hơn vì lá thư, vì mong muốn của nhà thơ chiến sỹ Bùi Văn Dung và các đồng đội của anh gửi về từ một chiến hào còn lửa khói.  Bài hát đã bị tạm dừng, làm sao đáp ứng được mong muốn khiêm tốn này của người chiến sỹ? Ông mang lá thư ấy lên người lãnh đạo của đài:” Thưa anh, các anh có thể kỷ luật tôi vì bài hát.  Nhưng đây là nguyện vọng của những người chiến sỹ nơi chiến hào đang chiến đấu.  Xin hãy vì những người chiến sỹ ấy.  Xin các anh phát thêm bài hát một lần nữa thôi để phục vụ họ”.  Ông TBT đài đọc lá thư, thấy cay cay nơi khóe mắt, nhìn ánh mắt của nhạc sỹ Phạm Tuyên ông lại càng xúc động hơn, và không ngần ngại ký ngay vào bên dưới lá thư còn khét mùi thuốc súng, để nhà đài không chỉ phát bài hát một lần mà phải rất nhiều lần để phục vụ nhu cầu những người lính đang cầm súng Còn ai hơn họ nữa? Còn chính trị gì hơn là phục vụ những người chiến sỹ cầm súng ấy nữa?”. Dường như nhạc sỹ của chúng ta nghe người lãnh đạo lẩm nhẩm như thế…

. . . Một thời gian sau, tại nhà riêng của nhạc sĩ Phạm Tuyên giữa lòng Hà Nội, có một chiến sĩ rụt rè gõ cửa.  Nhạc sĩ hết sức vui mừng vì đó chính là người lính, tác giả thơ trẻ Bùi Văn Dung - sau nhiều năm tháng đi chiến đấu ở phương Nam, nay được về thăm gia đình.  Đêm ấy, nhạc sĩ đã giữ BùiVăn Dung ở lại, hàn huyên cùng anh bao điều về miền Nam sông nước, về nghệ thuật thi ca và về cuộc đời người lính. . .  Khi ấy nhạc sĩ mới hay Dung nhập ngũ từ một làng quê Bắc Bộ, từ năm 1967 đã vào Nam chiến đấu, suốt những năm tháng thanh xuân gắn bó với chiến trường miền Nam, với mảnh đất chỉ có hai mùa mưa nắng và kể như không bao giờ biết đến mùa đông…

Sớm hôm sau, trước khi chia tay, người chiến sĩ gửi gắm cho nhạc sĩ: "Sắp tới đây đơn vị em lại đi chiến đấu xa hơn anh Tuyên ạ, cũng chẳng biết sống chết thế nào… Những năm tháng qua cầm súng, em có viết được ít bài thơ, em muốn anh đọc giùm và lưu giữ giúp em. . . ". Nhạc sĩ Phạm Tuyên đón nhận cuốn sổ lưu giữ những vần thơ của người lính trẻ Bùi Văn Dung còn thoảng mùi khói súng, vừa thấy thiêng liêng vừa thấy nôn nao.  Ông ôm người chiến sĩ vào lòng: "Thôi em đi, chân cứng đá mềm Dung nhé…".

*

Năm 1978, nhạc sĩ lại vào công tác ở miền Nam.  Lòng ông hướng về những đoàn Thanh niên xung phong của TP Hồ Chí Minh đang rộn rã khơi kênh, đào mương trên những mảnh đất khô cằn.  Hơn lúc nào hết, những vần thơ của Dung gửi cho ông ngày ấy lại trỗi dậy, trong đó có một bài thơ mà từ chiến hào, người chiến sĩ trẻ đã mở lòng đến với những dòng kênh:

Con kênh ta đào chưa có nước chảy qua

Chỉ có nắng mùa hè cháy bỏng

Mồ hôi muối lưng áo em bạc trắng

Con kênh ta đào chưa là con kênh xanh

Trong một đêm lửa trại với các chiến sĩ Thanh niên xung phong, nhạc sĩ đã mang bài thơ này ra đọc, và được các bạn trẻ ở đây yêu thích.  Có nhiều người còn chép cả vào sổ tay.  Đêm sau, khi nhạc sĩ phổ xong thành bài hát, ông ôm ghi-ta bập bùng hát cho anh chị em nghe, tác phẩm lại càng được nhiệt liệt hoan nghênh.  Và rồi những chàng trai, cô gái "Mồ hôi muối lưng áo em bạc trắng" này chính là những tâm hồn đầu tiên chắp cánh cho bài hát bay xa…

*

. . . Thời gian trôi đi.  Một mặt trận mới lại mở ra nơi những cánh rừng phía Bắc.  Có một đêm nơi biên giới, trong lờ mờ ánh trăng non đầu tháng, đang hành quân cùng những đoàn quân ra trận, nhạc sĩ bỗng nghe tiếng gọi: "Anh Tuyên".  Một chiến sĩ chạy tới ôm chầm lấy ông: "Em đây, Dung đây.  Đơn vị em vừa cấp tốc hành quân từ phía Nam ra"… Nhạc sĩ ôm chặt người chiến sĩ, xúc động vì những năm tháng xa cách: "Thế Dung đã nghe bài hát "Con kênh ta đào" chưa?".  "Có anh ạ.  Cảm ơn anh rất nhiều".  "Thế với sự kiện này, Dung có thơ mới không?".  Dung lại bỗng trở nên bẽn lẽn: "Em có viết được một bài.  Anh đọc xem nhé".  Người chiến sĩ trao vội bài thơ, xiết chặt tay nhạc sĩ một lần nữa, rồi hối hả chạy theo đơn vị đang hành quân phía trước…

Đấy là một bài thơ tình của người lính, thổ lộ một tình yêu thầm kín, thiết tha: "Anh yêu em suốt đời/ Bằng tình yêu không nói"… Và: "Chiến tranh dài lắm đấy/Chờ anh nhiều như vậy/Mùa xuân nào chịu yên?".  Bởi lẽ:“Anh sẽ còn phải đi/Những phương trời bão nổi/ Lại một kẻ thù mới/Hằm hè chốn biên cương”

Bài thơ lại theo nhạc sĩ đi suốt chặng đường.  Lòng ông biết bao xúc động. Ông như nghe rõ tiếng trái tim đập của người lính Bùi Văn Dung, của những người lính. Và bỗng trong ông, những nét nhạc bay lên.  Có lãng mạn quá không nhỉ? Ông bỗng tự hỏi mình.  Và rồi tự trả lời: Chúng ta đã có rất nhiều hành khúc, nhưng với người lính nói riêng, với đất nước nói chung, không chỉ có hùng ca mà còn cần nhiều tình ca nữa”

…Những lời thơ của người chiến sĩ vẫn cuốn ông đi.  Thế rồi trong tiếng súng biên giới, "Giá em đừng yêu anh " ra đời.  Nhân một lần ngồi tâm sự với những tướng lĩnh chỉ huy mặt trận, nhạc sĩ đã mạnh dạn hát.  Những mái đầu bạc nghe xong đồng gật gù: "Hay lắmt ông Tuyên ạ.  Người chiến sĩ của chúng ta cũng rất cần những tình ca như vậy".

Với sự đồng tình ấy, nhạc sĩ đã băng ngay về phía Bùi Văn Dung và đồng đội của anh, để hát cho họ nghe ngay giữa hai đợt súng nổ…

 

Theo Trái tim người lính

 

 

CCB Châu La Việt

Link nội dung: //revcat.net/trau-rung-quan-su-tu-a5141.html

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()