link tải gowin99 mới nhất

Lịch sử Việt Nam (Từ tiền sử đến năm 2007) (Kỳ 35)

Trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc tác phẩm “Lịch sử Việt Nam từ tiền sử đến năm 2007” của PGS TS Cao Văn Liên  do NXB Thanh niên ấn hành năm 2009.

cvl2-1627524041.jpg

Kỳ 35

Tháng 5-1953, Pháp cử Na Va sang làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương thay Tướng Xalăng. Sau khi nghiên cứu kĩ tình hình Đông Dương, Nava đưa ra một  nhận định xác đáng rằng quân Pháp ở Đông Dương sa vào một mâu thuẫn lớn giữa phân tán và tập trung, thiếu hẳn một đội quân cơ động mạnh tạo nên quả đấm thép khả dĩ có thể thiêu diệt được đối phương. Từ nhận định trên, Na Va quyết tâm xây dựng một khối quân cơ động mạnh tập trung binh lực. Tạo nên khối quân cơ động mạnh là điểm then chốt  nhất của kế hoạch Na Va. Sau khi có khối quân cơ động mạnh, Na Va vạch ra kế hoạch mang tên ông ta nhằm bình định Đông Dương trong vòng 18 tháng . Kế hoạch NaVa có hai bước :

Bước 1: Từ mùa thu 1953 đến mùa xuân 1954 phòng thủ ở miền Bắc, tấn công ở miền Nam, chiếm lại tất cả những vùng tự do của ta , nhất là vùng tự do Liên khu 5 và vùng tự do Khu 9 .

Bước 2: Thu đông 1954, Pháp đưa toàn bộ quân ra miền Bắc để giành thắng lợi quân sự to lớn tiêu diệt lực lượng kháng chiến của ta , kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh.

Thực hiện kế hoạch trên, NaVa đã tập trung được 44 tiểu đoàn mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Tháng 7-1953, Pháp đánh chiếm Lạng Sơn. 10-1953, Pháp cho thổ phỉ hoạt động mạnh ở Lào Cai, Tây Bắc, 15-10-1953, Pháp mở chiến dịch Hải âu tấn công vào Ninh Bình, Thanh Hoá .

Để phá tan kế hoạch NaVa, ta chủ trương tập trung lực lượng mở những cuộc tấn công vào các vùng chiến luợc quan trọng mà địch không thể bỏ được, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó với ta. Ta phá tan được điểm mấu chốt của kế hoạch Nava  là tập trung xây dựng khối quân cơ động mạnh. Thực hiện chủ trương trên trong chiến cuộc đông xuân tháng 11-1953, ta tấn công Tây Bắc. Na va buộc phải điều quân lên Điện Biên Phủ. Sau đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ thành nơi tập trung quân thứ 2 của Pháp . Tháng 12-1953, ta tấn công Trung Lào, giải phóng thị xã Tha khét và toàn bộ tỉnh Khăm Muộn. Địch phải điều quân lên Sê Nô, xây dựng thành tập đoàn cứ điểm với 13.600 quân. Sênô thành nơi tập trung quân thứ 3 của Pháp. Cũng tháng 12-1953, ta tấn công vào Hạ Lào và miền đông Campuchia, giải phóng thị xã Atô pơ, toàn bộ cao nguyên Bôlôven . Tháng 2 –1954, quân đội Campuchia và quân đội Việt Nam giải phóng thị trấn Viêng Xai và Xiêm Pang. Địch phải tăng quân cho Hạ Lào. Pắc Xế thành tập đoàn cứ điểm thứ 4 của địch .

Chiến dịch Tây Nguyên: Đầu năm 1954, Na Va mở chiến dịch Atlăng đánh phá vùng tự do Liên khu 5 của ta. Địch dùng 19.200 quân tấn công Phú Yên, Tuy Hoà, Bình Định. Ta tấn công Tây Nguyên, giải phóng Công Tum, uy hiếp Plâycu. Địch phải điều quân lên giữ, Plây cu thành lập tập đoàn cứ điểm thứ 5 của Pháp. Tổng cộng ta tiêu diệt 25.000 tên địch, giải phóng toàn bộ Bắc Tây Nguyên rộng 16.000 km2 với 250. 000 dân, đập tan chiến dịch At lăng của địch .

Chiến dịch Thượng Lào: Ta tấn công địch ở Thượng Lào tháng 1-1954, tấn công Mường Khoa, Mường Ngôi, uy hiếp Luôngprabăng, giải phóng Phong xa lì. Ta diệt 2.200 tên địch, mở rộng căn cứ địa cách mạng Lào. Điện Biên Phủ mất chỗ dựa và trở nên cô lập hoàn toàn. Địch phải điều quân lên Luôngpra băng .  Luông prabăng thành nơi tập trung quân thứ 6 của địch .

Ở các chiến trường sau lưng địch, ta đẩy mạnh chiến tranh du kích như ở đồng bằng Bắc Bộ, Bình Trị Thiên, Nam Bộ. Địch phải điều quân cứu ứng và càng phân tán binh lực cao độ.  Kết quả khối quân cơ động  tập trung của NaVa bị phân tán khắp nơi. Điểm then chốt nhất của kế hoạch Na Va phá sản. Dù có nắm bắt được nhược điểm này, NaVa cũng không thể nào khắc phục được mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán của một cuộc chiến tranh xâm lược .

Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ: Trong quá trình phát triển của chiến cuộc đông xuân 1953- 1954, Điện Biên phủ trở thành trung tâm điểm của kế hoạch NaVa. Các tướng lĩnh Pháp và Mỹ coi đây là địa bàn chiến lược quan trọng, là vị trí khống chế được miền Bắc Việt Nam, Thượng Lào và Tây Nam Trung Quốc, là chỗ đứng chân lý tưởng của Pháp ở Tây Bắc Việt Nam để bảo vệ Thượng Lào.  Điện Biên Phủ còn là căn cứ không quân và lục quân lớn nhất để xâm lược Đông Dương và Đông Nam Ấ. Vì tầm quan trọng như vậy, địch đã biến cánh đồng Mường Thanh của Điện biên Phủ,  lòng chảo dài 18km, rộng từ 6 đến 8 km, chung quanh có núi bao bọc thành một tập đoàn cứ điểm đều là những công sự, giao thông hào bê tông chiều sâu dưới đất. Toàn bộ tập đoàn chia làm 3 khu : Ku trung tâm gồm 5 cứ điểm bao quanh sân bay, có chỉ huy sở tập đoàn cứ điểm, khu bắc có 3 cứ điểm đề kháng là Him Lam,  Độc Lập, Bản Kéo và khu Nam có các cứ điểm đề kháng như Hồng Cúm. Địch dùng 3000 tấn dây thép gai và nhiều mìn để bảo vệ tập đoàn. Lực lượng Pháp ở Điện Biên Phủ lúc cao nhất, lên đến 19.000 tên bao gồm bộ binh, pháo binh, không quân, xe tăng, công binh thuộc loại tinh nhuệ bậc nhất Đông Dương .

Nava xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thành một pháo đài bất khả xâm phạm nhằm tiêu diệt chủ lực ta khi ta tấn công vào Điện Biên Phủ. Khi chủ lực ta đã bị tiêu hao ở Điện Biên Phủ thì Nava tập trung lượng cơ động tấn công tiêu diệt ta ở miền Nam, thực hiện được kế hoạch của mình, bảo vệ được Thượng Lào và Bắc Bộ .

Ta cũng quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ vì trước kia ta chỉ tiêu diệt địch trong cách phòng ngự cũ, phòngngự cứ điểm, nay địch chuyển sang hình thức phòng ngự mới-hình thức tập đoàn cứ điểm ( Điện Biên Phủ có 49 cứ điểm) . Ta phải tiêu diệt được hình thức phòng ngự mới này để đẩy cuộc kháng chiến đi lên và thắng lợi. Vì thế tháng 12-1953, Trung ương Đảng chủ trương đánh một trận có tính chất quyết chiến chiến lược điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ trở thành trận quyết chiến chiến lựơc giữa ta và quân xâm lược Pháp .

Sau hơn 3 tháng-từ tháng 12-1953 đến đầu tháng 3 -1954, sự chuẩn bị cho chiến dịch về mọi mặt đã hòan thành. Ngày 13-3-1954, quân ta được lệnh tấn công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Cuộc tấn công đợt 1 từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 3 ta tấn công tiêu diệt phân khu phòng thủ phía bắc gồm Him Lam, đồi Độc Lập, Bản Kéo, tiêu diệt hơn 3 tiểu đoàn tinh nhuệ của địch-khoảng 2.000 tên, bắn hạ 26 máy bay. Đợt tấn công thứ hai từ 30-3 đến 30-4 -1954, ta tấn công tiêu diệt các cứ điểm phân khu đông Mường Thanh, cửa ngõ đi vào khu trung tâm. Quân ta đồng loạt đánh các cứ điểm E1, D1, C1,C2, A1. Ngay trong đêm 30-3, ta chiếm được E1, D1, C1. Riêng đồi A1 ta chiếm được 2/3 vị trí. Sáng ngày 9-4, địch phản kích chiếm lại  đồi C1. Ta phản kích 4 ngày đêm chiếm lại được  1/2 cứ điểm. Trong tháng 4, ta đào giao thông hào, đánh lấn, bắn tỉa. Tập đoàn cứ điểm bị ta bao vây, chặt đứt ra thành từng đọan. Sân bay Mường Thanh-cái dạ dầy duy nhất ở Điện Biên Phủ bị ta chiếm. Địch tiếp tế cực kỳ khó khăn. Tình thế của quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ cực kỳ nguy khốn. Đợt 3 từ ngày 1 đến ngày 7 tháng 5/ 1954 , ta mở cuộc tấn công vào khu trung tâm Mường Thanh. Đêm 6 rạng ngày 7 tháng 5 -1954, ta đánh chiếm toàn bộ các cứ điểm phía đông, các cứ điểm cuối cùng bảo vệ khu trung tâm.  Từ đó cuộc tổng công kích của ta bắt đầu. Quân ta từ nhiều phía đánh vào sở chỉ huy của địch. 7 giớ 30 phút ngày 7-5, Đơcát xtơri và toàn bộ tham mưu của tập đoàn cứ điểm bị bắt sống. Gần 1 vạn quân Pháp kéo cờ trắng đầu hàng. Sau 55 này đêm chiến đấu, quân ta đã đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ,  một tập đoàn cứ điểm to lớn nhất của Na va mà Pháp-Mỹ dày công xây dựng. Điện Biên Phủ thất thủ tạo đà cho quân Pháp sụp đổ trên khắp các chiến trường  Đông Dương. Địch vội vã rút khỏi Việt Trì,  Chợ Bến ngày 10-6-1954, rút khỏi Thái Bình. Phát Diệm, Bùi Chu, Ninh Bình ngày 28, 29, 30 –6-1954. Ngày 1-7, quân Pháp rút khỏi Nam Định, ngày 3-7 rút khỏi Phủ Lý.  Toàn bộ đồng Bằng Bắc bộ được giải phóng.

Điện Biên Phủ là trận tiêu diệt lớn nhất, trận thắng oanh liệt nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta từ thời cận đại cho đến lúc đó. Tại Điện Biên Phủ, ta tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, trong đó có 1 thiếu tướng, 16 quan năm (đại tá) , 1.749 sĩ quan và hạ sĩ quan, bắn rơi phá huỷ 62 máy bay.

Trong chiến cuộc đông xuân 53-54 mà đỉnh cao là Điện Biên Phủ, trên chiến trường cả nước, ta tiêu diệt 112.000 tên địch, bằng cả toàn bộ lực lượng vũ trang của Pháp tại Đông Dương, trong đó có 25 tiểu đoàn bị tiêu diệt hoàn toàn, 177 máy bay bị bắn rơi. Những lực lượng Pháp bị tiêu diệt là những lực lượng tinh nhuệ nhất, là nòng cốt của khối quân cơ động của NaVa, làm phá sản toàn bộ kế hoạch quân sự NaVa, đè bẹp ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

Với chiến thắng quân sự đông xuân 53-54 mà đỉnh cao là Điện Biên Phủ, ta đã giải phóng được nhiều vùng đất đai rộng lớn,  nguỵ quân, nguỵ quyền tan rã, ta giành được quyền chủ động trên chiến trường cả nước. Với thất bại ở Điện Biên Phủ hình thức phòng ngự mới kiểu tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của Pháp vẫn bị ta tiêu diệt, đặt tất cả các hình thức phòng ngự yếu hơn trên chiến trường có nguy cơ sụp đổ .

Chiến thắng Điện Biên Phủ đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta, sự chuyển biến to lớn trong quá trình phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Điện Biên Phủ đã đưa cuộc kháng chiến của ta từ phản công cục bộ sang hình thái phản công trên toàn chiến trường Đông Dương. Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược, đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của ta đến thắng lợi , buộc Pháp phải ký hiệp nghị Giơ nevơ, lập lại hoà bình ở Đông Dương trên cơ sở công nhân độclập, toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương .

Chiến tháng Điện Biên Phủ có ảnh hưởng to lớn trên thế giới,  là chiến thắng của các dân tộc thuộc địa Á-Phi chống chủ nghĩa đế quốc, giải phóng dân tộc. Địên Biên Phủ là một tiếng sấm vang rền báo hiệu thời kỳ bão táp của phong trào giải phóng dân tộc châu Á, châu Phi, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa kiểu cũ của chủ nghĩa đế quốc. Điện Biên Phủ đã góp phần vào việc bảo vệ hoà bình thế giới.

(Còn nữa)

CVL

PGS TSCao Văn Liên

Link nội dung: //revcat.net/lich-su-viet-nam-tu-tien-su-den-nam-2007-ky-35-a4666.html

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()