Được ôm ấp bởi lũy tre xanh ngăn ngắt cùng dải đê như tấm khăn hồng choàng lên cánh đồng xanh rợn sóng lúa, Cổ Đô còn được trời phú cho một nét đẹp gowin99 nữa, đó là nét đẹp của sắc màu hội họa mà những người yêu mến thường gọi là “Làng họa sĩ”. Đây cũng là điểm nhấn thú vị để du lịch cộng đồng làng Cổ Đô ngày càng được du khách trong và ngoài nước tìm đến khám phá.
Gọi là “Làng họa sĩ” bởi Cổ Đô hiện có 30 người là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, đều là những họa sĩ chuyên nghiệp, đã trải qua trường lớp. Còn những họa sĩ “không chuyên”, tức là những người nông dân yêu thích mỹ thuật và cầm cọ vẽ tranh thì đông đảo hơn nhiều. Chẳng vậy mà ở Cổ Đô có tới hai Bảo tàng hội họa cùng nhiều phòng tranh gia đình...
“Làng họa sỹ Cổ Đô” mang dáng dấp làng quê Bắc Bộ truyền thống với hàng cau và những mái nhà ngói cổ kính và bình yên đến lạ. Bước chân trên con đường làng, ta sẽ không khỏi tò mò với câu hỏi vì sao con người nơi đây lại say mê hội họa đến vậy và làm thế nào họ vẫn giữ được truyền thống để trở thành một nơi độc nhất vô nhị của cả nước?
“Người Cổ Đô có khả năng tiếp thu hội họa rất nhanh, ở trong họ hình như là có tính nghệ thuật rồi. Hơn nữa, hội họa không đơn giản chỉ là một sân chơi mà nó còn giúp cho những người dân Cổ Đô có thêm nghị lực, tinh thần, yêu cuộc sống hơn và từ đó sẽ làm tốt những công việc của mình hơn” - Họa sĩ Đặng Tuấn Việt chia sẻ.
Các tác phẩm mà họa sỹ Cổ Đô sáng tác chủ yếu theo trường phái hiện thực với những chất liệu sơn mài, sơn dầu, màu nước, miêu tả những hình ảnh rất đỗi thân quen như cảnh làng quê, con trâu, cây rơm, góc vườn... nơi họ đã sinh ra và lớn lên, như tiết lộ của họa sĩ Đào Xuân Quang: “Cảnh sắc quê hương rất là bình dị, nó hòa cùng với tâm hồn của mình. Cảnh con trâu, cái bừa, vườn hoa, luống khoai, cây ngô, luống cà... gắn bó, hòa quyện để tôi vẽ lên thành bức tranh đẹp”.
Ở làng Cổ Đô, sau những giờ chân lấm tay bùn làm đồng, trồng rau, nuôi cá, nuôi gà... thì người dân lại bày giấy, toan và màu ngồi sáng tác. Mọi hơi thở của cuộc sống thường ngày, vẻ đẹp của những hàng cau, bụi chuối... được ghi lại một cách chân thực với những cảm xúc và góc nhìn đầy thi vị. Ở đây, từ em bé đang cắp sách đến trường đến những lão nông cao tuổi cũng cầm cọ vẽ tranh và xem đây như là hơi thở, bữa cơm hàng ngày. Họ có thể vừa cấy lúa, nhưng khi bước lên bờ, lau tay là có thể sáng tác ngay một bức tranh đẹp:
“Làng tôi là làng họa nên cái đam mê này không chỉ riêng tôi mà tất cả các lớp trẻ bây giờ cũng rất say sưa với nghề họa bởi vì nếu như cuộc sống có họa thì con người ta sẽ sống tươi vui lắm” - họa sĩ Hoàng Lượng tiết lộ.
Theo họa sỹ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội mỹ thuật Việt Nam, có lẽ do đất đai, phong thủy đã ban tặng cho Cổ Đô nét hiền hòa thơ mộng với nhiều nghề truyền thống, với các hoạt động gowin99 nghệ thuật đặc sắc nên tâm hồn người Cổ Đô cũng bay bổng và đầy sáng tạo.
“Nghệ thuật ở làng Cổ Đô vẫn giữ nguyên được cái hồn cốt của tâm hồn Việt, của mỹ cảm Việt và bản thân chính sự nuôi dưỡng này cũng làm nên những cái nhìn hết sức trong trẻo, bình dị và mộc mạc. Nét bút ở đây có thể vụng về nhưng đây là cảm xúc, là cái nhìn của họ cho nên chính điều đó đã tạo ra một sự quyến rũ riêng. Đây là điều hết sức thú vị, đặc sắc, có một cái duyên riêng trong toàn cảnh của nền gowin99 Việt Nam” - họa sĩ Lương Xuân Đoàn nhận xét.
Cổ Đô được biết đến không chỉ là làng họa sĩ xứ Đoài của Hà Nội mà còn là một điểm đến yêu thích của nhiều khách du lịch khi có dịp ghé thăm Thủ đô. Tại đây, người dân Cổ Đô đang mỗi ngày giữ gìn, phát huy và góp phần lan tỏa nghệ thuật hội họa của Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Đình Châu/VOV2
Link nội dung: //revcat.net/sac-mau-co-do-lang-hoa-si-nong-dan-a4334.html