1.
SĨ NHIẾP LÀ NGƯỜI TRUNG QUỐC HAY NGƯỜI VIỆT?
Sĩ Nhiếp (137-226) lấy tên chữ là Uy Ngạn. Tổ tiên Sĩ Nhiếp vốn người nước Lỗ, đồng hương với Khổng Tử. Vương Mãng đoạt chính quyền từ tay nhà Hán, tổ tiên Sĩ Nhiếp “di tản”, lánh nạn xuống Giao Châu. Đến Sĩ Nhiếp đã là 6 đời. Như vậy, Sĩ Nhiếp đã được “Việt hóa”, đã thành người Việt, hay là “người Việt gốc Hoa” rồi…
Cha Sĩ Nhiếp là Sĩ Tứ, giữ chức Thái thú quận Nhật Nam ở thời vua Hán Hoàn Đế. Muốn con được học hành bài bản, ông Sĩ Tứ gửi con về Trường An theo học thầy giỏi. Sĩ Nhiếp thi đỗ Hiếu Liêm, được bổ nhiệm chức quan Thượng thư lang. Sau đó, Sĩ Nhiếp lại đỗ Mậu Tài, được bổ nhiệm làm huyện lệnh Vũ Dương. Năm Đinh Mão (187), quan Thứ sử Giao Chỉ là Chu Phù bị quân khởi nghĩa giết chết, Sĩ Nhiếp được đổi làm Thái thú quận Giao Chỉ, được phong tước Long Độ Đình Hầu. Quận lỵ Giao chỉ hồi đó ở Luy Lâu (hay là Luy Liên), Long Biên, nay là Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh…
Sĩ Nhiếp có 3 người em trai. Ông dâng biểu xin vua Hán phong tước vị cho họ. Vua Hán phong cho Sĩ Nhất làm Thái thú Hợp Phố, Sĩ Vũ làm Thái thú Nam Hải. Từ khi Sĩ Nhiếp làm Thái thú Giao Chỉ, quan lại có học vấn chạy sang nương nhờ Sĩ Nhiếp có cả hàng trăm người. Ông được người đương thời hết lời ca ngợi, tuy tài lược không bằng Triệu Vũ Đế, nhưng cũng là một người có học vấn cao, hiền đức và trí tuệ.
Từ khoảng năm 210, nhà Đông Hán loạn lạc, chia năm sẻ bảy, nội chiến liên miên. Ở thời kỳ nhà Đông Hán suy tàn, các tập đoàn Ngụy (Tào Tháo), Thục (Lưu Bị), Ngô (Tôn Quyền) phân chia quyền lực đấu đá suốt hơn nửa thế kỷ, Sĩ Nhiếp ung dung cai quản đất Giao Chỉ xa xôi, như một vị vua cát cứ, độc lập, không hề lệ thuộc vào nhà Hán. Các sử quan thời phong kiến ở nước ta, từ Lê Văn Hưu (đời Trần) đến Ngô Sĩ Liên (đời Hậu Lê), đều nối tiếp nhau ca ngợi Sĩ Nhiếp là một người “độ lượng, khoan hậu, khiêm tốn, trọng kẻ sĩ”…Dưới sự lãnh đạo hơn hai chục năm của Sĩ Nhiếp, Giao Chỉ được bình yên, kinh tế phát triển, giáo dục được xiển dương, người Việt tài giỏi được bổ làm các chức quan chẳng những ở Giao Châu, mà có người còn được làm quan ở triều đình nhà Hán…
Năm 226, Sĩ Nhiếp mất, hưởng thọ 90 tuổi, kết thúc sự nghiệp cai trị Giao Châu khoảng 40 năm. Đền thờ Sĩ Nhiếp hiện ở thôn Tam Á, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Nhà Trần sắc phong cho Sĩ Nhiếp bằng những lời đẹp đẽ là “Thiện cảm Gia ứng Linh vũ Đại Vương”.
2
SÁCH LƯỢC ĐỐI NGOẠI THÀNH CÔNG
Nhà Đông Hán suy tàn, Trung Quốc rối loạn. Chiến tranh liên miên, rốt cuộc chia thành TAM QUỐC. Tôn Quyền chiếm giữ Đông Ngô. Giao Châu thuộc về Đông Ngô. Sĩ Nhiếp thần phục Tôn Quyền, được Quyền phong cho chức tước, vẫn làm Thái thú Giao Chỉ. Các khoản cống nạp hằng năm, đều chỉ dồn cho Tôn Quyền. Sản vật quý như ngà voi, chim trả, ngựa quý và các loại hoa quả quý hiếm ở phương Nam như chuối thơm, quả vải, long nhãn v.v… Sĩ Nhiếp đều đặn sai người đưa đến dâng biếu Tôn Quyền, khiến Quyền rất thích thú. Sĩ Nhiếp yên ổn cai trị Giao Chỉ, như một quốc gia độc lập.
Năm 226, Sĩ Nhiếp mất. Nhân cơ hội này, Tôn Quyền âm mưu thôn tính luôn Giao Châu. Tôn Quyền chia đất Giao Châu từ Hợp Phố trở lên phía Bắc gọi là Quảng Châu, từ Hợp Phố về Nam là Giao Châu. Lã Đại làm thứ sử Quảng Châu, Đái Lương làm thứ sử Giao Châu. Quyền sai Trần Thì sang làm Thái thú Giao Chỉ thay Sĩ Nhiếp.
Con trai Sĩ Nhiếp là Sĩ Huy bất bình không phục, chống đối quyết liệt. Quân Đông Ngô bày mưu lừa bắt được anh em Sĩ Huy. Lã Đại giết hết cả nhà bốn anh em Sĩ Huy. Chỉ có Sĩ Ngẩm, con trai đầu của Sĩ Nhiếp vốn trước đó đã được đưa sang làm con tin ở Đông Ngô thì thoát nạn. Tôn Quyền thống trị Giao Chỉ từ đó. Nhưng cũng chỉ được 18 năm, Triệu Thị Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt khởi binh đánh đuổi…
3
“NAM GIAO HỌC TỔ” SĨ VƯƠNG
Đấy là mỹ tự mà các nhà Nho nước ta suy tôn ngài Sĩ Nhiếp. Cho rằng, Sĩ Nhiếp chính là ông tổ của sự nghiệp truyền bá gowin99 Hán ở Giao Châu. Điều này thì đúng hay sai? Thực tế, chỉ từ khi Sĩ Nhiếp cầm quyền, chính ông mới là người cổ súy cho việc truyền bá chữ Hán vào Giao Châu. Suy tôn ngài Sĩ Nhiếp như vậy, không phải là không có căn cứ. Sử sách nước ta đều khẳng định như vậy. Lại còn nói rằng, nhờ có Sĩ Nhiếp học vấn uyên thâm, muốn người Việt được mở mang dân trí, hòa nhập với thế giới văn minh Hoa Hạ, cho nên, người Việt mới được đào tạo, giỏi giang, được thi thố, đỗ đạt, làm quan, ví như các ông Trương Trọng, Lý Cầm.
Nhưng có một thực tế khác, theo nghiên cứu của học giả Lê Mạnh Thát, thì trước đó, người Việt cũng đã có nhân tài đỗ đạt, làm quan ở triều Hán, như Lý Tiến và một vài người khác. Tương truyền, Lý Ông Trọng người làng Chèm, cũng từng đỗ cao, làm quan to, làm tướng giỏi trong triều nhà Tần. Đương nhiên, văn tự chính thống thời ấy vẫn phải là chữ Hán của Trung Quốc. Người Việt tự chủ ở phương Nam, ngoài Ngũ Lĩnh, phải kể từ các vua Hùng hơn hai ngàn năm, đến Triệu Vũ Đế tiếp nối, đến Hai Bà Trưng, đến Châu Phù, rồi tiếp đấy là Sĩ Nhiếp. Thăng trầm, đứt gãy, thì chỉ là ở những phân khúc lịch sử khác nhau đấy thôi!
Vậy thời các vua Hùng, nước Văn Lang có chữ viết không? Phải khẳng định là đã có. Đó chính là chữ viết hình ngọn lửa (hỏa tự), hay có người gọi là “Khoa Đẩu tự”, đã bị người Tàu xóa bỏ, thay thế bằng chữ Hán. Cho đến nay, chữ viết cổ (Khoa Đẩu tự) của người Việt cổ đã được nghiên cứu ở nhiều góc nhìn, khá rộng rãi và đã được các nhà khoa học ở phương Tây, ở cả Trung Quốc thừa nhận. Nền văn minh sông Hồng vĩ đại của người Lạc Việt có từ thời các vua Hùng, do hàng ngàn năm đô hộ, người Tàu đã âm mưu xóa sạch. Tuy nhiên, vẫn còn đó những chiếc trống đồng và rất nhiều di vật đã và đang được khai quật, tìm thấy gần đây, đã chứng minh được người Việt cổ đã có chữ viết, có nền gowin99 , giáo dục riêng, vô cùng độc đáo. Ai là “Nam Giao Học Tổ” ở thời kỳ này? Có hay không? Nếu nói rằng Sĩ Nhiếp là “Nam Giao Học Tổ”, thì có lẽ chỉ nên tính từ thời điểm có sự xuất hiện của Sĩ Nhiếp và chữ Hán mà thôi!...Ở thời các vua Hùng, thầy giáo Vũ Thê Lang và bà Nguyễn Thị Thục vợ ông, đã được vua Hùng Duệ Vương ủy thác cho việc dạy dỗ hai cô công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa. Hiện đền thờ của hai cụ ở thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, dẫu có đứt nối theo thế cuộc, nhưng vẫn ngày đêm hương khói, hàng ngàn năm nay chưa bao giờ dứt…
Mấy ngàn năm gồng mình chiến đấu chống thế lực quân phiệt Trung Quốc, biết bao chìm nổi ba đào. Hầu hết các tộc Việt trong Bách Việt đã bị người Tàu đồng hóa. Chỉ riêng người Lạc Việt, sau là dân tộc Đại Việt, rồi đến Việt Nam vĩ đại ngày nay là vẫn tồn tại, “Như nước Đại Việt ta từ trước / Vốn xưng nền văn hiến đã lâu / Núi sông bờ cõi đã chia / Phong tục Bắc (Tàu) Nam (Đại Việt) cũng khác / Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập / Cùng Hán, Đường, tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương / Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau / Song hào kiệt đời nào cũng có” (BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO-Nguyễn Trãi). Như vậy, ngài Sĩ Nhiếp cũng là một trong những hào kiệt của nước Việt ta vậy!...
Nhà nghiên cứu Vũ Bình Lục
Link nội dung: //revcat.net/si-nhiep-va-vai-tro-ca-nhan-trong-lich-su-a4149.html