link tải gowin99 mới nhất

Một số khuyến nghị phát triển thị trường truyền hình trả tiền của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Tại Việt Nam, thị trường truyền hình trả tiền (Pay TV) đang phát triển sôi động, mạnh mẽ, bởi nó là nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân trong điều kiện thu nhập và mức sống ngày càng được nâng cao. Thị trường truyền hình trả tiền đang chứng kiến sự xuất hiện và cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp truyền hình trả tiền, viễn thông trong và ngoài nước.

Bài viết trao đổi về thực trạng phát triển thị trường truyền hình trả tiền của Việt Namtrước thách thức của thời đại 4.0 và đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển thị trường truyền hình trả tiền trong thời gian tới.

1. Thị trường truyền hình trả tiền Việt Namtrước thách thức của thời đại 4.0

Tại Việt Nam, dịch vụ truyền hình trả tiền với 5 loại hình dịch vụ gồm: truyền hình cáp (Analog, Truyền hình số, IPTV), truyền hình mặt đất kỹ thuật số, truyền hình trực tiếp qua vệ tinh, truyền hình di động (Mobile Tv) và truyền hình qua mạng Internet.Trong đó, hiện nay Việt Nam có tổng cộng hơn 10 triệu thuê bao truyền hình cáp; gần 1 triệu thuê bao truyền hình số mặt đất;  gần 1,8 triệu thuê bao truyền hình số vệ tinh;hơn 1,2 triệu thuê bao truyền hình Internet và khoảng 800.000 thuê bao truyền hình di động. Việt Nam hiện có 87 kênh phát thanh trong nước, 191 kênh truyền hình trong nước và 70 kênh truyền hình nước ngoài đang phát sóng.

clip1a1-1625107316.jpg
So sánh doanh thu thị trường truyền hình trả tiền

Doanh thu của toàn thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt. Theo thống kê của Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho thấy, doanh thu năm 2019 của toàn thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam đạt 8.600 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu của thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam hiện đạt 4.400 tỷ, tăng 5,7% so với con số 4.160 tỷ đồng ở thời điểm cùng kỳ năm trước. Số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ tăng trưởng 27% so với cùng kỳ năm 2019.

clip1a2-1625107380.jpg
 So sánh doanh thu thị trường truyền hình trả tiền 2017 – 2020

Tuy nhiên có thể thấy, doanh thu trung bình trên một khách hàng (ARPU) của truyền hình trả tiền Việt Nam đang ở mức rất thấp. Cũng theo số liệu của Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, ARPU của khu vực ASEAN trung bình đạt 10 - 30 USD/thuê bao/tháng. Trong đó, Singapore có chỉ số ARPU cao nhất, đạt 32 USD/thuê bao/tháng; Philippines ở mức thấp, nhưng cũng đạt 9 USD/thuê bao/tháng, trong khi Việt Nam chỉ đạt hơn 18.333 đồng/thuê bao/tháng, tức là dưới 1 USD/thuê bao/tháng.Đây là hệ quả của cuộc đua giảm giá thuê bao kéo dài từ năm 2014 đến nay của các nhà cung cấp như VTVcab, SCTV, AVG, VTC, HTVC, Hanoicab, VNPT, Viettel, K+… nhằm thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, một số nhà cung cấp sử dụng chiến thuật bù chéo dịch vụ, xây dựng 1 gói cước tổng hợp gồm 2 - 3 dịch vụ, phổ biến là kết hợp gói cước Internet và truyền hình trả tiền, áp dụng chính sách dùng Internet được miễn phí truyền hình hoặc ngược lại.

Nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam đang triển khai cung cấp thêm dịch vụ truyền hình Internet. Thống kê cho thấy, trong số 35 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ trả tiền, có tới 20 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình Internet. Đây là dịch vụ giúp đáp ứng xu hướng xem truyền hình trên các thiết bị di động và xu hướng cá nhân hóa nội dung của người dùng. Trong khi số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ truyền thống đang có chiều hướng bão hòa, thậm chí giảm nhẹ, lượng thuê bao truyền hình Internet đang ngày một tăng lên. Tính đến tháng 8/2020, đã có tổng cộng 30 triệu lượt tải và đăng ký ứng dụng xem truyền hình của các doanh nghiệp trong nước. Doanh thu của dịch vụ truyền hình OTT đã tăng gấp 5 lần trong khoảng thời gian từ năm 2017-2019. Tuy vậy, về tỷ trọng doanh thu giữa truyền hình OTT (khoảng 120 tỷ) và truyền hình truyền thống (gần 8.600 tỷ) vẫn còn một khoảng cách rất lớn.

Các doanh nghiệp truyền hình trả tiền Việt Nam còn đang phải cạnh tranh trực tiếp với sự lấn lướt của dịch vụ truyền hình được cung cấp bởi các công ty xuyên biên giới. Ngoài thách thức của việc chuyển đổi hoạt động sang online, tình trạng ăn cắp bản quyền trên mạng Internet đang ngày càng gia tăng với nhiều phương thức tinh vi, phức tạp. Điều này cũng sẽ tác động không nhỏ tới các doanh nghiệp truyền hình trả tiền trong nước.

Cuộc chiến dịch vụ truyền hình qua Internet (truyền hình OTT) đã thực sự bùng nổ khi mà từ năm 2016, các doanh nghiệp truyền hình như: SCTV, VTVcab, K+, VTC, VNPT, Clip TV… đã nhập cuộc và năm 2017 đã chứng kiến sự bùng nổ của dịch vụ truyền hình qua Internet (truyền hình OTT) tại Việt Nam. Sự phát triển bùng nổ các dịch vụ OTT đã đe dọa đến các dịch vụ truyền hình truyền thống, giống như các dịch vụ GTGT (VAS), Over the Top (OTT) trong lĩnh vực viễn thông di động khiến các nhà mạng sụt giảm doanh thu. Do đó, các doanh nghiệp truyền hình buộc phải nhập cuộc chơi OTT có thu phí như “chiếc phao cứu cánh” để gia tăng doanh thu.

Truyền hình OTT nói chung và truyền hình di động (MobileTV do các DNVT như: Viettel, VNPT-VinaPhone, Mobifone cung cấp) nói riêng không chỉ là xu hướng công nghệ của riêng Việt Nam mà xảy ra ở cả các thị trường khác trên thế giới. Tính riêng tại thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp truyền hình trả tiền như SCTV, VTVcab, K+, VTC, VNPT đã lần lượt ra mắt dịch vụ truyền hình OTT ngay từ năm 2016.Chẳng hạn, K+ ra mắt dịch vụ truyền hình OTT MyK+Now; VTVcab cũng có ứng dụng OTT là VTVcab ON, SCTV ra mắt ứng dụng SCTVonline… Sự xuất hiện của dịch vụ truyền hình qua Internet (truyền hình OTT) và truyền hình di dộng (Mobile Tv) đã khiến các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình khá “chật vật” trong việc duy trì thuê bao và doanh thu. Do vậy, các doanh nghiệp của 5 loại truyền hình trả tiền nói trên, cần có chiến lược marketing riêng biệt, phù hợp khi tham gia vào thị trường này nhằm dành thị phần, chia sẻ miếng bánh lợi nhuận, tối đa hóa nguồn lực đầu tư…

Trong khi đó, với truyền hình qua thiết bị di động (Mobile TV), về mặt bản chất, đây là dịch vụ giúp người dùng có thể xem các chương trình truyền hình (các kênh truyền hình yêu thích, phim, video, các chương trình dành riêng cho nhóm đối tượng người xem, gameshows…) trên thiết bị di động.Thay vì phải ngồi trước màn hình tivi ở nhà đúng giờ, hay giành giật để xem được kênh truyền hình mà mình yêu thích thìkhách hàng chỉ cần đăng ký dịch vụ Mobile TV của các nhà mạng và vô tư xem các chương trình đó ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào khách hàng có nhu cầu trên chiếc điện thoại của mình.

Sự phát triển và thay đổi nhanh chóng của công nghệ cũng như khả năng bắt kịp với xu hướng công nghệ trên thế giới (3G, 4G) khiến cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam cũng tích cực nhập cuộc chơi Mobile TV với các gói cước tích hợp cực kỳ cạnh tranh, chất lượng dịch vụ và nội dung ngày càng hoàn thiện, cạnh tranh mạnh với truyền hình OTT và các dịch vụ truyền hình trả tiền khác…

clip1a3-1625107451.jpg
Ảnh Internet: Truyền hình qua thiết bị di động đang nở rộ cạnh tranh mạnh với truyền hình OTT và các dịch vụ truyền hình trả tiền khác…

Ngoài việc phải cạnh tranh quyết liệt với nhau để dành thị phần, thuê bao; truyền hình trả tiền tại Việt Nam đang phải cạnh tranh với những dịch vụ truyền hình trả tiền trên nền dịch vụ Internet mà Netflix là một đối thủ đánh gờm nhất. Bên cạnh Netflix, các ứng dụng xem truyền hình trả tiền qua website, ứng dụng Android/iOS, TV Internet… khác như: iflix (Malaysia), Danet (Việt Nam), Fim+ (Việt Nam), Clip Tv (Việt Nam) với những lợi thế về nội dung cung cấp, Việt hóa, cập nhật nội dung… cũng khiến cho cuộc chiến cạnh tranh dành thị phần, thuê bao, doanh thu… trên thị trường truyền hình trả tiền của Việt Nam thêm phần khó khăn.

2. Một số khuyến nghị giải pháp

Để thị trường truyền hình trả tiền của Việt Nam có thể phát triển lành mạnh, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng và giúp các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền phát triển tốt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, tác giả khuyến nghị một số giải pháp như sau:

- Thứ nhất, cần xây dựng quy hoạch phát triển thị trường truyền hình trả tiền phù hợp. Phương châm chỉ đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước ta đối với thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền là “phát triển đi đôi với quản lý tốt”. Sự phát triển này không chỉ đơn thuần là tăng về mặt số lượng các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền mà còn bao gồm cả mở rộng quy mô, phạm vi tác động và nâng cao chất lượng thông tin và nội dung hướng đến người tiêu dùng. Việc tiếp tục mở rộng quy mô của truyền hình trả tiền trong phạm vi toànxãhộilàmộtyêucầutấtyếu.Xãhộiluônpháttriển,dântríngàycàngcao, nhu cầu thông tin, giao tiếp tăng lên. Chính thực tiễn gowin99 đòi hỏi mở rộng quy mô của từng đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền cũng như sự nâng cao về chất lượng nội dung của bản tin, phóng sự, các chương trình truyền hình mới. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô này phải phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển phát thanh, truyền hình nói chung đã được nêu rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, tránh tình trạng chồng chéo, vay mượn nộidung.

Quy hoạch thị trường truyền hình trả tiền cần quy định về doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền chiếm thị phần khống chế trên 1 loại hình dịch vụ (cáp, vệ tinh, IPTV) để có cơ chế kiểm soát thị trường thông qua kiểm soát giá thành, tránh tình trạng phá giá, bán dưới giá thành gây đổ vỡ thị trường... Quy hoạch cần đưa ra các cơ chế,chính sách kiểm soát giá cước, khuyến mại của các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền hay kiểm soát giá thành của các doanh nghiệp viễn thông khi cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền nhằm kiểm soát việc bù chéo, phá giá dịch vụ truyền hình trả tiền, cạnh tranh không lành mạnh, gây khó khăn cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiềnkhác.

clip1a4-1625107599.jpg
Ảnh minh họa: Cần tạo sân chơi bình đẳng trong lĩnh vực cung cấp truyền hình trả tiền để các DN trong nước có cơ hội phát triển bền vững.

Thứ hai, cần hành lang pháp lý đủ mạnh. Năm 2020, thị trường truyền hình trả tiền tiếp tục gia tăng khó khăn khi có sự xuất hiện của các doanh nghiệp xuyên biên giới. Các đơn vị quy mô vừa và nhỏ sẽ bị tác động trong quá trình cạnh tranh do hạn chế nguồn lực tài chính mở rộng kinh doanh, đầu tư hạ tầng và đầu tư theo xu hướng công nghệ mới. Do đó, chính sách và môi trường pháp lý cần “đi trước, đón đầu” sự thay đổi của ngành, tránh gây bất lợi cho doanh nghiệp nội.Cần quy định, các đơn vị nước ngoài cung cấp dịch vụ OTT trực tuyến xuyên biên giới phải thực hiện thủ tục về đăng ký cấp phép hoạt động theo quy định. Tất cả nội dung trước khi cung cấp tại Việt Nam phải thông qua khâu biên tập, biên dịch, kiểm duyệt đúng theo quy định của Luật Báo chí, Luật Điện ảnh nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ về nội dung chương trình truyền hình, phim ảnh…

Cùng với đó, cần quy định việc kê khai doanh thu phát sinh tại Việt Nam của tổ chức nước ngoài, áp dụng đầy đủ các quy định của pháp luật về thuế tương tự như các tổ chức trong nước; đưa các dịch vụ cung cấp nội dung xuyên biên giới vào danh mục kiểm soát đặc biệt, tăng cường kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về cạnh tranh...

Kiến nghị xem xét sửa đổi Nghị định số 06/2016/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình; bổ sung các quy định về quản lý dịch vụ nội dung cung cấp trên Internet, di động, nội dung cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam. Đồng thời, cho phép doanh nghiệp có điều kiện sản xuất nội dung cung cấp trên hệ thống dịch vụ để tăng khả năng cạnh tranh cũng như lành mạnh hóa thị trường.

Trong bối cảnh thị trường truyền hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, doanh nghiệp Việt có xu hướng đầu tư mạnh vào bản quyền nội dung để tạo sự khác biệt nhằm thu hút thuê bao. Tuy nhiên, vấn đề bản quyền chương trình truyền hình ngày càng phức tạp, đặc biệt là các chương trình thể thao lớn, chi phí bản quyền nội dung ngày càng tăng cao đặc biệt là các kênh nước ngoài, vi phạm bản quyền ngày càng có chiều hướng gia tăng, trong khi đó, việc xử lý các vi phạm bản quyền trên Internet rất khó khăn.Vì vậy, theo các doanh nghiệp nội, cần nghiên cứu bổ sung các quy định, chế tài nhằm kiểm soát chặt chẽ vấn đề vi phạm bản quyền, tạo môi trường thúc đẩy kinh doanh nội dung phát triển.

clip1a5-1625107208.jpg
Ảnh minh họa: Vấn đề bản quyền chương trình truyền hình ngày càng phức tạp cần có một chế tài phù hợp

- Thứ ba, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của các đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền. Thanh tra, kiểm tra là nhiệm vụ quan trọng của quản lý nhà nước về thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền vì truyền hình có quan hệ trực tiếp tới chính trị. Truyền hình không những phản ánh dư luận mà còn tạo ra và hướng dẫn dư luận. Vì vậy, hoạt động này cần diễn ra thường xuyên, nhanh nhạy để kịp thời ngăn chặn, xử lý những vi phạm pháp luật trong thị trường dịch vụtruyền hình trả tiền.

Nhà nước nên phát huy vai trò hoạt động của Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam là cầu nối và liên kết các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền. Tăng cường hoạt động quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước đối với thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền. Hiệp Hội sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tập trung đầu tư, hợp tác với các Đài truyền hình, các đơn vị sản xuất chương trình trong nước và quốc tế để khai thác những sản phẩm có nội dung hay, tư tưởng tốt, chất lượng nghệ thuật hay và hấp dẫn. Đồng thời tăng cường đầu tư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên phạm vi cả nước.

Có thể thấy, với tiềm năng phát triển thị trường còn khá lớn như hiện nay, việc biến thách thức thành cơ hội trên thị trường truyền hình trả tiền không chỉ đòi hỏi những bước đi sáng tạo, đột phá từ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hay đơn vị sản xuất nội dung, mà còn phụ thuộc rất lớn vào hành lang pháp lý để điều tiết cũng như tạo sự bình đẳng trên thị trường.

---------------------------

Tài liệu tham khảo:

1. Bộ Thông tin và Truyền thông (2020), Báo cáo tổng kết công tác 2020 và triển khai nhiệm vụ 2021.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông (2017), Sách Trắng Công nghệ thông tin, viễn thông năm 2017.

3. Số liệu tổng hợp trên các báo: Lao Động; Thanh Niên; Tuổi trẻ; VietnamNET.vn; itcnews.vn; genk.vn…;

4. Một số website như: www.viettel.vn; www.vnpt.com.vn; vinaphone.com.vn; mobifone.com.vn; www.kplus.vn; www.vtvcab.vn, www.telstra.com.au; www.att.com; www.foxtel.com.au; www.directv.com; www.netflix.com...

Lương Quốc Huy

Link nội dung: //revcat.net/mot-so-khuyen-nghi-phat-trien-thi-truong-truyen-hinh-tra-tien-cua-viet-nam-trong-boi-canh-hien-nay-a3926.html

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()