link tải gowin99 mới nhất

Tượng đài bất tử về những người sống chết bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa

Lý Sơn, hòn đảo chỉ cách cảng Sa Kỳ của tỉnh Quảng Ngãi trên 16 hải lý. Trên đảo Lý Sơn hiện nay có hàng trăm ngôi mộ gió. Hàng trăm năm nay, mặc bao trận bão biển, gió cát khơi xa vùi lấp, song những ngôi mộ gió vẫn được người dân đảo Lý Sơn chăm nom, ấm hương khói.

a1-256346377-1724730108.png
Âm linh tự ở giữa khu mộ gió, nơi thờ Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải trên đảo Lý Sơn. Nguồn ảnh: Thụy Văn (Báo Biên Phòng)

Những ai, dù chỉ một lần đặt chân lên đảo, đi lang thang quanh đảo hay len lỏi trong các ngõ xóm của hai xã An Vĩnh và An Hải, cũng không khó để bắt gặp những nấm mồ đắp bằng đất pha cát nằm rải rác, ẩn mình trong những luống hành, luống tỏi hay những thửa ngô xanh bạt ngàn; hay lẩn khuất, xen kẽ với những nhà dân hay bên cạnh những Âm linh tự.

Có vô khối những nấm mộ chỉ cao hơn ngọn cỏ, gợi  ta nhớ tới câu thơ gợi cảm về một số phận cô đơn, lẻ loi ngay cả khi đã nằm xuống 3 tấc đất của Nguyễn Du: “Sè sè nấm đất bên đường”.

Người ta chỉ có thể hình dung đó là ngôi mộ bởi xung quanh được đánh dấu địa giới bằng một vài hòn đá đen và lơ thơ những chân nhang chưa cháy hết kiên cường dãi gió dầm mưa giữa biển cả mênh mông như một lời chỉ báo và nhắc nhở vãn khách dưới ba tấc đất này có một phận người. 

Người Lý Sơn gọi đó là những ngôi “mộ gió”.
Chiều Lý Sơn, trời lặng gió, nắng rát mặt. 

Đi đâu trên đảo, tôi cũng gặp những ngôi “mộ gió”. “Mộ gió” nằm trong những dẻo đất trồng hành, trồng mè, trồng lạc trên con đường dẫn lên chùa Đục. Cả một nghĩa địa toàn “mộ gió” lính Hải đội Hoàng Sa nằm cạnh Âm linh tự (khu này đã được xếp hạng là Di tích Lịch sử gowin99 cấp quốc gia) nằm cạnh con đường làng xã An Vĩnh…

Nhìn những ngôi “mộ gió”, trong đầu tôi cứ ẩn hiện câu hỏi, tại sao lại gọi là “mộ gió”, “mộ gió” chôn ai? Tại sao người ta không xây “mộ gió” to, cầu kỳ, chiếm nhiều đất như những phần mộ trên đất liền?... Đang mung lung như vậy, bất giác, nghe được lời ru cháu của bà vọng ra từ một ngôi nhà nhỏ ẩn dưới tán cây doi, cây nhãn: 

“Đến mùa tu hú kêu thanh
Cá chuồn đã mãn mà anh chưa về”

“Hoàng Sa trời nước mênh mông
Người đi thì có mà không thấy về” 

Lời ru mang cho tôi một cảm giác buồn đến não nề, nhưng đã gợi mở cho tôi hiểu phần nào về những ngôi “mộ gió” - một nét rất riêng của Lý Sơn này.

Lý Sơn là quê hương của Hải đội Hoàng Sa, quê hương của những ngư phủ Lý Sơn từ thế hệ này tới thế hệ khác đã làm ăn trên ngư trường Hoàng Sa. Những từ “mà anh chưa về”, “mà không thấy về” chính là để nói về những binh lính trong Hải đội Hoàng Sa, và những ngư phủ Lý Sơn đi đánh cá ngoài vùng biển Hoàng Sa, đã không bao giờ trở về.

Họ đã vĩnh viễn nằm lại với biển trời Hoàng Sa thân yêu. Và, những nấm mộ kia là mộ của họ, song không có hài cốt chôn trong đó. Qua đi sâu tìm hiểu, tôi biết, thực ra, dưới những nấm “mộ gió” ấy cũng chôn “người chết”, nhưng đó chỉ là hình nhân mà thôi. 

Cũng như ở nhiều nơi khác trên đất nước ta, người Lý Sơn cũng quan niệm, những người lính Hoàng Sa và ngư phủ Lý Sơn chết ngoài biển mà không tìm thấy xác, thì linh hồn họ cứ mãi mãi luẩn khuất ngoài biển cả mênh mông theo cánh những con chim hải âu, không được trở về đoàn tụ với gia đình, tổ tiên.

Để linh hồn của những người xấu số ấy không bơ vơ, vật vờ trên những con sóng, được siêu thoát, được trở về đất mẹ, phải lập đàn cúng bái rước hồn về ngự trong một hình nhân, sau đó chôn hình nhân đó như chôn một người chết bình thường, để người thân quanh năm hương khói, tưởng nhớ.

Ngôi mộ táng hình nhân đó gọi là mộ gió. Lễ đó gọi là lễ chiêu hồn nhập xác. Vì thế, những ngôi mộ gió còn được gọi là những ngôi mộ chiêu hồn. 

dh-3654747848-1724730199.jpg
Ngôi mộ gió của cai đội Trưởng Hoàng Sa Phạm Quang Ảnh ở thôn Đông xã An Vĩnh. Nguồn ảnh: Báo Lao động

Trải qua thời gian, đến nay, không dòng tộc nào trên đảo Lý Sơn là không có người thân đã đi Hoàng Sa mà không có về, thân xác gửi nơi đáy biển sâu hoặc làm mồi cho cá dữ. Có không ít năm, cả 70 người của Hải đội Hoàng Sa, không ai sống sót trở về. Nếu cả Hải đội Hoàng Sa bị rơi vào hoàn cảnh ấy thì, các họ tộc có người đi lính Hoàng Sa tiến hành lập danh sách, rồi mời nghệ nhân nặm / làm hình nhân (bằng đất sét) thế mạng, mời thầy phù thủy về cúng bái và làm lễ chiêu hồn dưới biển lên nhập vào xác/hình nhân, sau đó làm lễ an táng như người chết bình thường.

Việc này mang ý nghĩa tâm linh để an ủi những người thân của kẻ xấu số rằng linh hồn người chết không còn bơ vơ, vất vưởng, đói khát nữa mà đã có “nhà” để trú ngụ gần những người thân trên dương thế. Đồng thời, để người thân thanh thản vì mình đã làm tròn phận sự của người sống với người đã chết. 

Để làm một ngôi “mộ gió”, phải trải qua nhiều công đoạn và mất nhiều thời gian. Vật liệu nặn hình nhân thế mạng nhất thiết phải là đất sét đặc biệt lấy tại vùng núi Giếng Tiền, một trong 5 ngọn núi trên đảo Lý Sơn - vốn là miệng núi lửa đã tắt hàng triệu năm trước để lấy đất sét (Vì thế mà người Lý Sơn không bao giờ dùng đất sét để làm nhà ở).

Đất sét đem về trộn với bông gòn rồi giã thật nhuyễn, để làm phần “thịt” của hình nhân. Xương cốt hình nhân được làm bằng những cành cây dâu tằm, theo tỷ lệ ứng với các con số trong số lượng hành trang mà người lính Hoàng Sa mang theo khi xuất binh. Bởi họ quan niệm tằm nhờ ăn lá dâu nhả tơ mà hồi sinh, đổi kiếp theo thuật luân hồi. Vì vậy, xương cốt hình nhân làm bằng cây dâu cũng mang khát vọng về sự chuyển kiếp của con người. Nội tạng được làm bằng lòng đỏ trứng gà so.

Ông Võ Văn Toại, là một nghệ nhân nặn hình nhân bằng đất sét để đặt vào mộ gió, kể: Ông phải lên tận đỉnh núi Giếng Tiền để lấy đất sét. Số lượng đất phải đủ để đắp hình một người có kích thước như người thật. Tượng nặn xong, được mặc quần áo. Một cỗ thuyền (mô hình) với những mâm lễ vật được thả xuống biển để cúng chiêu hồn người chết cùng các vị thần ngự ngoài biển khơi.

Cúng chiêu hồn xong, họ tin là linh hồn người chết đã nhập vào hình nhân để an nghỉ, phù hộ người thân trên dương thế. Làm lễ triệu vớt linh hồn từ dưới biển xong, mới tổ chức lễ nhập cốt. Sau đó, khiêng hình nhân đặt vào quan tài, cùng những đồ liệm / tùy táng giống y như thật, linh vị đặt trên mặt tượng. Quan tài được đặt xuống huyệt, lấp đất, đắp nấm. Phần nấm chủ yếu là đất pha cát, bởi trên mặt đất đảo Lý Sơn cát chồng cát khá dầy.

Khí hậu trên đảo khắc ngiệt, những ngôi mộ gió thường xuyên bị những trận bão biển san bằng vùi lấp.

Ngày giỗ, người thân ra “mộ gió” thắp hương. Vào lễ Thanh minh hàng năm, ngững ngôi “mộ gió” cũng được người thân tảo mộ y những ngôi mộ bình thường khác.

Theo người dân Lý Sơn kể lại, tục đắp mộ gió có cách đây hơn 200 năm. Những ngôi mộ gió đầu tiên trên đảo là mộ của Cai đội Phạm Quang Ảnh cùng với 24 lính của Hải đội Hoàng Sa. Lần ấy, Cai Ảnh chỉ huy 70 lính thuộc Hải đội Hoàng Sa, đi trên 5 thuyền ra Hoàng Sa thực thi nhiệm vụ chủ quyền. Chẳng may, đoàn thuyền của ông gặp bão lớn nhấn chìm, không một ai sống sót trở về.

Được tin, vua Gia Long đã thân chinh ra tận Lý Sơn làm lễ chiêu hồn cho 25 liệt sĩ. Trong đoàn có thầy phù thủy. Thầy phù thủy sai người đi lấy đất sét trên núi Giếng Tiền về nặn hình nhân của 25 người đã chết, làm lễ chiêu hồn về rồi đem chôn. Cai Ảnh chôn đầu tiên, tiếp đến 24 chiến sĩ của ông, mỗi người một nấm mộ.

Thời gian và gió mưa đã làm cho 25 ngôi mộ bị bào mòn, không còn phân biệt mộ này với mộ khác, nên dân Lý Sơn đã vun đắp cả 25 nấm mộ gió thành một ngôi mộ chung lớn, dài hơn 10 mét như hiện nay ở thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn. 

Thủy tổ họ Phạm là một trong 6 họ tiền hiền lập làng An Vĩnh trên đảo Lý Sơn. Trong họ Phạm có Phạm Hữu Nhật từng được triều đình phong làm Thủy quân Chánh Đội trưởng Suất đội Hải đội Hoàng Sa. Mỗi lần ra Hoàng Sa, ông Nhật thường dẫn đầu 5 - 6 thuyền, mỗi thuyền 10 người. Năm Minh Mạng thứ 17, Bính Thân (1836), ông được lệnh vua đưa binh thuyền ra Hoàng Sa. Lần này, ông “đem theo 10 cái bài gỗ dựng làm dấu mốc. Mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 6 tấc, dày 1 tấc, khắc “Năm Minh Mạng thứ 17, Bính Thân, 1836, Thủy quân Chánh Đội trưởng Suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh ra Hoàng Sa xem xét đo đạc, đến đây lưu dấu để ghi nhớ”.

Trong lần đưa Hải đội Hoàng Sa đi làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa năm 1854, Phạm Hữu Nhật và cả Hải đội đã mất tích trên biển. Người thân của ông đã an táng ông bằng một nấm mồ chiêu hồn không có hài cốt (mộ gió) ở thôn Đông.

Gần đây, ngôi mộ gió Chánh Đội trưởng Thủy quân Phạm Hữu Nhật đã được Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi, UBND huyện Lý Sơn và gia tộc họ Phạm Văn ở thôn Đông, xã An Vĩnh, xây dựng khang trang. 

Trên đảo Lý Sơn hiện nay có hàng trăm ngôi mộ gió. Hàng trăm năm nay, mặc bao trận bão biển, gió cát khơi xa vùi lấp, song những ngôi mộ gió vẫn được người dân đảo Lý Sơn chăm nom, ấm hương khói. Bởi, đó là hiện thân, là hình bóng của những Hùng binh Hoàng Sa, của những ngư dân dũng cảm, kiên cường bám biểm sinh sống và giữ chủ quyền biển đảo Tổ quốc năm xưa, tuy thân xác đã tan vào biển cả Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng linh hồn họ đã về trong tấm lòng bao la của Đất Mẹ Lý Sơn. 

Tha thẩn bên những ngôi “mộ gió”, bất giác, trong tôi hiện lên hình ảnh những nấm mộ, có bia khắc tên tuổi liệt sĩ hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhưng không có hài cốt (có biển ghi “Vô danh”, song gần đây đã sửa lại là “Chưa xác định được tên) mà tôi đã bắt gặp ở hầu hết các nghĩa trang liệt sĩ, từ nghĩa trang liệt sĩ quốc gia đến nghĩa trang liệt sĩ ở tất cả các xã trên cả nước.

Hài cốt của các liệt sĩ ấy đã tan thành cát bụi hoặc còn nằm ở một nơi nào đó trên khắp các chiến trường B, C, K xưa. Nhiều lắm những nấm mộ như thế.

Trong Nghĩa trang Liệt sĩ xã Công Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam - quê tôi, có mộ và tên của hai liệt sĩ là bố tôi và anh tôi, song đều không có hài cốt. Hài cốt bố tôi vẫn ở ngôi mộ mẹ tôi chôn ông ở nghĩa trang đồng Bãi Vạn cùng xã, sau khi ông hy sinh ngày 25 tháng 2 (Âm lịch) năm 1952, khi tôi mới 6 tháng trong bụng mẹ. Anh trai tôi đi bộ đội năm 1968, khi mới 18 tuổi, đã hy sinh năm 1970, theo giấy báo tử là ở mặt trận Nam Sài Gòn, nhưng đến nay gia đình tôi vẫn chưa tìm được hài cốt, mặc dù tôi đã nhiều lần đi gọi hồn, tìm mộ (trong đó có Cô Hằng, Hàm Rồng, Thanh Hóa).

Việc không có hài cốt dưới những nấm mộ liệt sĩ ấy, chỉ những thân nhân của liệt sĩ và một số cán bộ chính quyền và người quản trang biết, còn viễn khách ghé qua một lần không thể biết được điều đau thương ấy. Bởi nấm mộ nào cũng được xây vuông vức, giống nhau như đúc về kiểu dáng, kích thước, bên trên cũng có bia mộ ghi tên tuổi người hy sinh. Những liệt sĩ này hơn hai lần chịu nỗi đau, đã hy sinh cuộc sống cho chiến thắng, tự do độc lập của đất nước, sau khi chết, họ lại chịu nỗi đau là hồn xác chia lìa, hài cốt hòa vào cát bụi, không biết nơi nao.

Đó là nỗi đau của những gia đình có người thân hy sinh mà chưa tìm được hài cốt, trong đó có gia đình tôi. 

Thời gian cứ vô tình trôi. Những trận bão biển hãi hùng năm nào cũng thản nhiên trút xuống. Những hạt cát Lý Sơn bé nhỏ không đủ sức giữ cho nấm “mộ gió” đứng cao trên mặt đất. Song, mỗi khi cơn bão đi qua, những ngôi “mộ gió” lại được vun cao, để giữ cho tên tuổi của những Hùng binh Hoàng Sa mãi mãi khắc ghi trong tâm trí các thế hệ người Lý Sơn và trong tâm khảm du khách bốn phương khi đến hòn đảo này.

Bởi những ngôi “mộ gió” đó là chứng tích về các thế hệ người Lý Sơn khí phách kiên cường, quả cảm, đã hy sinh  giữ vững chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

“Mộ gió” chính là những tượng đài bất tử về những người sống chết với Hoàng Sa. 

dh-3654747-1724730271.jpg
Núi lửa Giếng Tiền (Lý Sơn) - nơi người dân lấy đất sét để nặn hình người trong nghi thức lập mộ chiêu hồn. Ảnh: S.T

Những ngôi “mộ gió” nằm đó, từng nằm đó mấy trăm năm, nhưng không lúc nào cô đơn, lẻ loi. 

Lý Sơn - cho tôi tình yêu, niềm tự hào về hòn đảo thiêng liêng thấm biết bao máu xương của lớp lớp tiền nhân quyết tử để giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển đảo thân yêu của Tổ quốc. /.

Mùa Vu lan 2024 trở lại Lý Sơn sau mười năm

TS. Nguyễn Minh San

Link nội dung: //revcat.net/tuong-dai-bat-tu-ve-nhung-nguoi-song-chet-bao-ve-chu-quyen-hoang-sa-a26559.html

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()