Tôi là một người bà cũng từng băn khoăn tự hỏi mình trước những câu hỏi đó khi phải ở nhà trông hai cháu suốt hơn hai năm đại dịch Covid vừa qua! Việc cho trẻ con thi thoảng được đi ra ngoài với thiên nhiên, giúp chúng được vận động nhiều hơn cũng là một cách gần gũi với thế giới thiên nhiên hơn. Đó là điều vô cùng quan trọng cho những trẻ thích tìm hiểu thế giới tự nhiên xung quạnh chính điều ấy cũng góp phần cải thiện sức khỏe, tăng thêm niềm vui sống của người cao tuổi và trẻ thơ. Điều đó có ý nghĩa hơn đối với cuộc sống hiện đại, tiện nghi ngày nay ở các thành phố đối với trẻ thơ và nhiều bậc ông bà, cha mẹ. Đặc biệt là sau nhiều tháng ngày khá dài lũ trẻ con đã bị giam chân trong nhà vì phải cách ly gowin99 do đại dịch Covid 19.
Chơi với các bé, giúp trẻ nhận biết thế giới là cách tăng cường kỹ năng sống cho trẻ. Các bé khi được cùng người lớn đi ra ngoài chơi với thiên nhiên khác nào đàn chim non sổ lồng. Chúng hớn hở, tươi vui, hò hét, chạy nhảy, vui chơi suốt ngày không biết chán. Người lớn khi được làm bạn với trẻ thơ thời 4.0 cũng đòi hỏi có thêm sự hiểu biết, lòng kiên nhẫn và một tấm lòng yêu thương vì con trẻ.Trò chuyện cùng các bé, kể chuyện, đọc sách, dạy hát múa hay cùng chơi trốn tìm, rồi đọc sách, kể chuyện cho các bé nghe… Tất cả những điều đó đều là những hoạt động bổ ích thiết thực cho các bé.
Trẻ em trong các gia đình nơi thành phố ngày nay đa phần được hưởng các điều kiện sống đầy đủ về vật chất và tăng cường chế độ dinh dưỡng cần thiết. Nguy cơ trẻ béo phì và ít vận động gia tăng. Do đó người lớn cần tạo điều kiện giúp trẻ vận động và điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp. Cùng chơi với trẻ, đi bộ ra ngoài trời, giúp trẻ tăng cường vận động là điều cần thiết trong những mùa Covid vừa qua.
Cha mẹ, ông bà cũng có thể chọn mua sách thiếu nhi về nhà để cho các bé tự đọc hoặc chính ông bà, cha mẹ sẽ là những người chịu khó đọc sách, biết kể chuyện, đọc thơ thiếu nhi cho các bé nghe. Các ông bà thời 4.0 với vai trò “bảo mẫu” thay cha mẹ để dậy dỗ chúng trong đại dịch cũng có thể làm rất tốt vai trò đó!.
Nhìn lại bản thân mình, sau hơn hai năm đại dịch Covid vừa qua, tôi đã trở thành một “bà bảo mẫu” đích thực cho hai đứa cháu ngoại của mình. Bà bảo mẫu bất đắc dĩ nhưng cũng vui và hạnh phúc khi được ở nhà chơi cùng các bé nhiều hơn. Bà bảo mẫu hàng ngày phải vừa trông cho các cháu học online, vừa biết chơi cùng cháu, những lúc rảnh rỗi lại tranh thủ làm thơ cho Thiếu nhi. Quan sát, trò chuyện và đóng tròn vai là một người bạn già vui tính” của lũ cháu cũng cần phải tự học.
Trẻ con thời 4.0 thật thông minh. Chúng rất thích chơi IPad, smatphne và nhanh chóng làm quen với công nghệ số trên mạng và học online dần thành thạo. Theo dõi những buổi học online của đứa cháu ngoại, Cu Bi là học sinh 5 tuổi tại trường mẫu giáo Mechopolis, tôi thấy thực sự cảm động và biết ơn vì sự tận tâm, nỗ lực của các thầy cô giáo trong đại dịch. Đặc biệt trong buổi lễ khai giảng năm học mới, Cu Bi đứng trước màn hình, đặt tay trái lên ngực và đứng hát quốc ca thật hay. Hình ảnh ấy mới an tượng, đẹp đẽ làm sao!.
Có biết bao nhiêu thứ trò chơi hấp dẫn ngay trên điện thoại thông minh và trên cõi ảo đang cuốn hút chúng. Một thế giới bao la rộng lớn và tươi đẹp đang mở ra trước mắt con trẻ. Sự cuốn hút của các trò chơi game rầm rộ cũng là một thách thức cho cả người lớn và trẻ con. Nếu như người lớn cứ để mặc cho trẻ con suốt ngày dán mắt vào IPad hay điện thoại thông minh thì nguy cơ cận thị và các bệnh về mắt của trẻ sẽ càng thêm gia tăng. Nhiều gia đình do quá lo ngại đã phải ngắt hệ thống mạng wifi mỗi khi cha mẹ rời khỏi nhà để đến công sở đi làm vì không thể quản lý con cái một cách triệt để khi phải để lũ trẻ ở nhà. Sự bức xúc khi trẻ con phải giam chân trong nhà suốt những mùa cách ly gowin99 vì đại dịch Covid 19 cũng rất dễ trầm cảm và thật đáng lo ngại. Người lớn cũng vậy, nhưng chúng ta đã có ý thức để biết tự vượt qua sự trầm cảm. Do đó người lớn cũng cần được trò chuyện, được chia sẻ với còn cháu và trẻ em nhiều hơn, làm sao để cho ông bà và các bé cùng sống vui vẻ hơn, trẻ trung hơn, hồn nhiên hơn.
Trẻ con thời 4.0 dường như cũng bắt nhập công nghệ số và am hiểu mọi thứ nhanh hơn, nhiều hơn. Ví như: Chúng biết rõ mình cần phải ăn thêm nhiều rau xanh để tăng vitamin cho cơ thể , chứ không chỉ ăn nhiều thịt cá mới tốt hơn cho sức khỏe. Trẻ con thời 4.0 thông minh, nhanh nhạy hơn với thế giới xung quanh khi chúng luôn chất vấn người lớn bằng những câu hỏi tại sao. Đôi khi, có những câu trẻ con chất vấn khó quá, làm cho người lớn chúng ta cũng toát mồ hôi hột khi phải trả lời, thậm chí có câu hỏi khó ta không trả lời được ngay nên đành phải tìm cách “hoãn binh “. Dám bày tỏ ý kiến riêng của mình với người lớn là điều rất đáng khích lệ ở ử trẻ nhỏ.
May mắn thay cho một số gia đình và trẻ em khi họ luôn có được sự chia sẻ và đồng cảm giữa nhiều thế hệ. Ta thấy rõ, trong những ngày dài do đại dịch Covid đe dọa, lũ trẻ con vẫn được các bậc cha mẹ, ông bà chăm lo cẩn thận và học cùng, chơi cùng. Đọc sách, kể chuyện, tập vẽ, học đàn…cùng với trẻ con chính là niềm vui của người lớn. Đặc biệt, trong một số gia đình, trẻ em còn được vui chơi khi đi ra ngoài trời… Những hoạt động ấy rất bổ ích, tưởng chừng bình thường nhưng không phải trẻ em trong gia đình nào cũng có điều kiện được hưởng thụ.
Người lớn luôn có trăm ngàn lý do, họ còn trăm thứ việc khác phải lo toan, thực ra điều đó vẫn chỉ là một cách nói bao biện của người lớn! Bởi người lớn luôn cho mình có quyền làm như vậy. Họ đã quá lo lắng với mục tiêu chăm lo kinh tế gia đình, lo lắng đến sự an toàn trong đại dịch Covid nhiều hơn mà dễ bỏ qua các nhu cầu được vui chơi của trẻ con. Mà trẻ con thời nào cũng vậy, thích vui chơi, thích học mà chơi, chơi mà học. Trẻ con sẽ luôn phải được là trẻ con. Do đó người lớn cần tôn trọng trẻ và không áp đặt ý nghĩ hay mong muốn của mình lên chúng khi trẻ không thích.
May mắn cho tất cả chúng ta là sự bình thường mới sau hai năm đại dịch Covid đã dần được thiết lập lại. Trẻ con trong nhiều gia đình ở các thành phố đã được phép quay lại trường học, được đi ra ngoài cắm trại, chơi với thiên nhiên, hít thở không khí trong lành trong những chuyến đi pic nic cuối tuần. Trẻ con đã hạnh phúc hơn khi tung tăng như chim sổ lồng và người lớn cũng vậy. Ông bà, cha mẹ chúng cũng thấy mình hạnh phúc, may mắn hơn khi được vui lây cái sự hồn nhiên, trong sáng của lũ trẻ! Vui chơi hay đi cắm trại ngoài trời là những dịp trẻ con được khám phá, hiểu biết thêm thế giới thiên nhiên và rèn luyện thêm những kỹ năng sống cần thiết. Người lớn tham gia vui chơi cùng trẻ, hướng dẫn trẻ, cũng thấy mình vui hơn, gắn kết hôn với các thế hệ trong gia đình và trẻ trung hơn.
Trở lại nhịp sống bình thường mới sau đại dịch Covid 19, tất cả gowin99 đều phải nỗ lực cho sự hồi sinh và phát triển kinh tế. Nói như cách nói của nhà tho Hải Đường trong một bài viết gần đây trên Báo Van Nghệ là “ Bình tĩnh, táo bạo trong bình thường mới “! Dẫu cho bận bịu thế nào, việc người lớn dành chút thời gian để chơi với lũ trẻ thơ của gia đình mình vẫn là điều rất cần thiết. Hai đứa cháu ngoại của tôi chơi với bà nhưng vẫn mong chóng cho đến thứ bảy, chủ nhạt để được cha mẹ chúng đưa đi chơi. Ông bà dù có yêu thương chăm sóc chúng đến mấy cũng không thể thay thế cha mẹ chúng.
Sau này, chắc chắn những ký ức thơ ngây, trong trẻo, đẹp đẽ ngay từ những ngày trẻ còn thơ bé sẽ được trẻ em ghi dấu ấn khó quên trong tâm hồn trẻ thơ. Tôi đã từng nhớ mãi những ký ức tuổi thơ thời mới lên năm, sáu tuổi của mình. Cái ngày xa xưa, khi tôi sống nơi miền núi cao xa xôi, với bao kỷ niệm đẹp đẽ. Nơi ấy có nhiều núi cao, sông sâu, rừng thẳm, có những khu vườn cây trái, những đồng lúa xanh, những ruộng bậc thang, có những nương ngô, những nếp nhà tranh nghèo khó. Đặc biệt, nhớ mãi những ngày được đi phơi nắng dưới trời hè chang chang, được chạy nhảy vui chơi ngoài vườn, rồi đi hái hoa, đuổi bắt bướm, bắt cào cào, châu chấu ngoài bờ mương…
Một thế giới thiên nhiên bí ẩn và tuyệt diệu của trẻ thơ như thế cần được trẻ con thành phố biết đến và hiểu nhiều hơn. Thế giới thiên nhiên thần tiên ấy đang có nguy cơ bị công nghệ mạng 4.0, cùng với thời gian và những biến động gowin99 làm cho mất dần! Bởi thế, viết về cuộc sống trẻ con nơi miền núi, những nơi vùng sâu vùng xa được coi là trách nhiệm của những người cầm bút. Đó là cuộc sống những miền quê với thiên nhiên trù phú, tươi đẹp. Đó còn là câu chuyện về trẻ em, về thầy cô giáo và những lớp học nơi vùng sâu, vùng xa ngay trên núi cao!.
Tình yêu quê hương trong tâm hồn trẻ con luôn bắt đầu từ những điều giản dị và gần gũi nhất hàng ngày. Đó là tình cảm gia đình, ông bà, cha mẹ, con cái, anh chị em ruột thịt. Đó là tình yêu với cây cối, hoa lá, muông thú sổng trong nhà và ngoài vườn. Những vẻ đẹp thiên nhiên, bắt nguồn từ núi non, sông suối, vườn cây, lũ trâu bò, lợn gà và muôn lũ côn trung..Viết cho trẻ thơ chính là điều thú vị khi ta đang được sống lại ký ức tuổi thơ ấu đã đi qua của mỗi người lớn.
Kể cho các bé nghe những câu chuyện về cơn mưa, về tia nắng, về núi đồi, về đồng ruộng… chính là niềm vui khi ta nhớ lại ký ức tuổi thơ khi chúng ta từng được lội suối, trèo nương, được đi vào rừng. Ngày xưa, trẻ em miền núi phải tự đi bộ rất xa để đến trường. Đặc biệt vui là , những dịp được lang thang đi hái hoa bắt bướm trong lòng thung sâu.
Thật hạnh phúc khi người lớn chúng ta cũng được trở về với ký ức những ngày thơ ấu xa xưa. Những ngày đầy gian khổ nhưng xiết bao hạnh phúc. Ta từng lội suối, trèo nương, từng được sống yên vui trong mỗi nếp nhà, trong mỗi gia đình cùng với ông bà, cha mẹ, anh chị em. Trở về với tuổi thơ, mỗi chúng ta sẽ được vui vẻ hơn, sống chan hoà hơn giữa lòng mẹ thiên nhiên. Nơi ấy, là bao nhiêu phong cảnh non xanh nước biếc với núi đồi, sông suối, sương mù, nhà sàn, bản làng… Sau chuyến đi thực tế của đoàn VNS lên với huyện Lâm Bình, Tuyên Quang, chúng tôi đã được ở nhà sàn trong những bản làng người Tày thuộc thôn Nà Liềm, Nà Đong và được đi thăm bản người Mông, xem hát Then, xem người Dao múa lửa, dự lễ cấp sắc… trên núi cao thật thú vị. Nhiều bài thơ thiếu nhi đã được tôi hào hứng viết luôn ngay sau chuyến đi này!
Một thế giới thiên nhiên thuần khiết và trong lành vừa hiện ra. Nơi mà xung quanh các em bé yêu quý của chúng ta là những thanh âm đáng yêu. Nào là tiếng chim hót, những dòng suối róc rách, những khu vườn trĩu quả, những đồng lúa, nương ngô xanh tốt. Nơi ấy có bao nhiêu thứ hoa cỏ và cây trái. Quan sát, đồng cảm, chia sẻ, rồi nhà văn có thể chiêm nghiệm từ thế giới thiên nhiên miền núi. Điều đặc biệt là khi đến với bà con những nơi vùng sâu vùng xa, ta càng thấy thương quý hơn những trẻ em và biết ơn các thầy cô giáo đang ngày đêm phải cắm bản trên núi cao. Viết “Đồng dao trên núi" cũng là cách tôi muốn làm bạn với các em bé để kể lại những câu chuyện của bản làng một cách giản dị và thân thương nhất!.
Người lớn thường quan tâm và yêu quý trẻ con, nhưng để có thể làm bạn và trò chuyện được với trẻ con thì không dễ chút nào! Viết cho các bé cũng là cách để các nhà văn được dịp trò chuyện, được lắng nghe các bé, thậm chí được vui chơi thỏa thích cùng các bé. Đôi khi người lớn cũng học thêm được nhiều điều thú vị và bổ ích từ những đứa trẻ, ngay từ chính các bé thơ, là con cháu trong gia đình mình.
Phạm Thị Phương Thảo
Link nội dung: //revcat.net/lam-ban-voi-tre-con-thoi-40-a25098.html