Trường Mầm non Hoa Mai đã có nhiều sáng kiến cải tạo khu vui chơi có nhiều đồ chơi do giáo viên tự làm, đồ chơi làm bằng lốp xe cũ; vẽ các mô hình vận động trên sân trường, tạo góc chơi với cát và nước, nhằm thu hút trẻ tham gia luyện tập các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động.
Khu vực hoạt động ngoài trời được qui hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, phong phú, có đa dạng đồ chơi, học liệu, đảm bảo an toàn, vệ sinh, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng theo ý thích. Có những góc chơi được thiết kế ngoài sân để trẻ thỏa thích thể hiện vai chơi, thể hiện ý tưởng đúng với quan điểm “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Các hiên chơi của các khối lớp đã tận dụng hành lang để xây dựng góc “khám phá, trải nghiệm”, trẻ sẽ được làm các thí nghiệm theo ý thích; có “Góc chơi các trò chơi dân gian”, góc chơi “ vận động”, góc chơi “ học tập”...
Cùng với đầu tư cơ sở vật chất, trường mầm non Dữu Lâu đã chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên về nội dung, mục đích, yêu cầu của mô hình giáo dục “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” và năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm thú vị giúp học sinh “vừa học, vừa chơi”.
Cô giáo Vũ Thị Lan Giang cho biết: “Thực hiện mô hình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chung tôi chủ động soạn giáo án và tổ chức các hoạt động học tập phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ; tích cực xây dựng và khai thác các nội dung giáo dục từ môi trường trong và ngoài lớp học; tăng cường tự làm đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ học tập, trải nghiệm; luôn chú ý quan sát, chủ động gần gũi, lắng nghe, chia sẻ cảm nhận của trẻ, từ đó, hướng dẫn trẻ thực hiện các hoạt động giáo dục.
Tại trường mầm non Thụy Vân cũng có nhiều đổi mới sáng tạo trong giờ ăn các cô đã thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng tạo sự hứng thú để trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất ăn và giúp trẻ hình thành kỹ năng tự phục vụ, tự bảo vệ sức khỏe bản thân.
Tận dụng không gian ở mọi nơi như sân trường, hành lang, cầu thang… trường xây dựng các góc chơi rèn kỹ năng cho trẻ như góc bán hàng, dân gian, thư viện, bé học toán, tạo hình, âm nhạc, vận động… Trong khuôn viên trường, mọi chỗ đều là nơi để trẻ vui chơi, thao tác, trải nghiệm, phát triển kỹ năng, tạo điều kiện để tất cả trẻ có thể “chơi mà học, học bằng chơi”.
Đình Thơm
Link nội dung: //revcat.net/phu-tho-viet-tri-xay-dung-truong-mam-non-lay-tre-lam-trung-tam-a24121.html