A Pa Chải địa danh thiêng liêng nằm ở cực Tây của tổ quốc, theo tiếng của người Hà Nhì A Pa Chải có nghĩa là vùng đất bằng phẳng rộng lớn. Điểm cực Tây của Việt Nam được đánh dấu bằng cột mốc 3 mặt, giao điểm biên giới giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc. Cột mốc cắm vào ngày 27/6/2005. Có tọa độ 22°24'02,295" vĩ độ Bắc - 102°8'38,109" kinh độ Đông. Toàn bộ cột mốc được làm bằng đá granit, được cắm trên bệ hình lục giác, ngoài cùng là khối vuông với diện tích 5 x 5 mét. Cột mốc cao 2 mét với 3 mặt quay về 3 hướng, bên trên mỗi mặt là tên nước bằng tiếng quốc ngữ và quốc huy riêng của mỗi quốc gia, nằm trên đỉnh núi Khoang La San có độ cao 1864 mét thuộc địa phận bản Tá Miếu xã Sín Thầu huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Là nơi xa nhất về phía Tây của dải đất hình chữ S trong hành trình chinh phục các điểm Cực của lãnh thổ Việt Nam. Từ cột mốc 3 mặt, nhìn ra bao la núi đồi chập trùng ẩn hiện trong mây trời, những khối núi, vạt rừng địa đầu cực Tây tổ quốc này chính là Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé được đánh giá là khu dự trữ bảo tồn lớn nhất Việt Nam, có tính đa dạng sinh học cao, hệ sinh thái rất phong phú, diện tích lên đến 45,5 nghìn heta, trải dài 5 xã Sín Thầu, Leng Su Sìn, Chung Chải, Mường và Nậm Kè.
Đồn biên phòng 317 A Pa Chải tích cực xây dựng thế trận lòng dân
Phải một lần đặt chân lên mảnh đất Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên - nơi được mệnh danh là “ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào”, mới thật sự thấu hiểu sự thiếu thốn, vất vả, cùng tinh thần trách nhiệm của những người lính biên phòng và một lần nữa càng khâm phục nhiều hơn những hy sinh lặng thầm của các anh vì mục tiêu giữ gìn an ninh biên giới, dựng xây thế vững lòng dân nơi miền biên viễn.
Đồn biên phòng 317 A Pa Chải nằm trên một khuân viên rộng dưới chân núi, nơi đây những người lính Biên phòng đang ngày đêm vượt qua những khó khăn, vất vả để bảo vệ biên cương của tổ quốc, thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn gowin99 trên địa bàn.
Các cán bộ chiến sỹ của Đồn biên phòng 317 A Pa Chải đóng quân trên địa bàn xã Sín Thầu có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đường biên mốc giới của tổ quốc, phối hợp với cơ sở và chính quyền địa phương, góp phần tăng cường tình đoàn kết quân dân, củng cố niềm tin trong Nhân dân, xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân.
Những ngày ở đồn biên phòng 317 A Pa Chải chúng tôi luôn cảm nhận không khí tập luyện, lao động hăng say tại đơn vị. Nhận thức được nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả bảo vệ nơi biên cương cực Tây của tổ quốc mỗi cán bộ, chiến sỹ của đồn biên phòng A Pa Chải luôn vượt mọi khó khăn hoàn thành nhiệm vụ.
Đồn Biên phòng 317 A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé là Đồn duy nhất trên địa bàn tỉnh Điện Biên được giao nhiệm vụ quản lý đường biên giới tiếp giáp với hai quốc gia láng giềng Lào và Trung Quốc, quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng A Pa Chải gặp không ít khó khăn do đặc thù địa bàn vùng giáp biên giới. Vượt lên trên những khó khăn ấy, thời gian qua, lãnh đạo, chỉ huy Đồn biên phòng A Pa Chải đã luôn bám sát sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên, chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp quản lý, nắm tình hình địa bàn biên giới cả nội biên và ngoại biên; phối hợp chặt chẽ cùng chính quyền địa phương nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát trên cơ sở bám sát địa bàn, bám sát nhân dân gắn với phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể. Chính vì vậy, mà tình hình an ninh biên giới trên hai tuyến Việt Lào - Việt - Trung luôn luôn ổn định, đường biên mốc giới trên hai tuyến vẫn giữ nguyên trạng, an ninh chính trị trên địa bàn luôn được đảm bảo.
Đơn vị cũng thường xuyên giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ và quần chúng nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, biên giới; thực hiện nghiêm Luật Biên giới quốc gia; tuyên truyền người dân không trồng cây thuốc phiện, không sử dụng vũ khí, săn bắt, đặt bẫy trái phép; đồng thời nâng cao tinh thần tự giác và tích cực đấu tranh phòng chống, tố giác các sai phạm trên địa bàn.
Chính trị viên Đoàn Thanh Tuấn - Đồn Biên phòng 317 A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên cho biết, “Đời lính Biên phòng quanh năm gắn với rừng xanh núi thẳm, những nơi xa xôi nhất của đất nước. Cán bộ, chiến sỹ nơi đây có người xa nhất quê tận Quảng Bình, hầu hết đều ở các tỉnh thành xa lên biên cương nhưng tất cả đều gắn kết như anh em một nhà. Anh em cán bộ chiến sỹ luôn vượt mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vì vậy đồn biên phòng A Pa Chải luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, đối phó với mọi diễn biến tình hình có thể sảy ra”.
Hiệu quả từ công tác tuyên truyền, vận động quần chúng
Nét nổi bật trong xây dựng thế trận lòng dân nơi biên ải của cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng 317 A Pa Chải đó chính là thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng trên cơ sở những hình thức hoạt động phong phú, phù hợp.
Thực hiện chủ trương của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên, Đồn biên phòng 317 A Pa Chải đã thành lập các Đội vận động quần chúng nhằm tích cực bám dân, bám bản, bám địa bàn. Trên cơ sở quán triệt và thực hiện tốt phương châm “4 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc) với đồng bào, các Đội vận động quần chúng đã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới. Song song với đó, cán bộ, chiến sĩ Đồn còn tích cực hướng dẫn đồng bào phát triển kinh tế, chăm lo giáo dục, nâng cao đời sống.
Từ hiệu quả công tác vận động quần chúng đã góp phần tăng cường tình cảm đoàn kết giữa cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng 317 A Pa Chải với nhân dân 6 bản của xã Sín Thầu.
Đồng bào Hà Nhì nơi biên cương cực tây Tổ quốc đã thực sự tin yêu và “chung sức” cùng bộ đội biên phòng giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn, bảo vệ an ninh, chủ quyền biên cương.
Những hiện tượng xâm canh, xâm cư, đốt phá rừng, di cư tự do đã được ngăn chặn có hiệu quả. Với những việc làm thiết thực, hiệu quả, cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng A Pa Chải đã không ngừng củng cố và tăng cường tinh thần gắn bó, đoàn kết quân - dân, góp phần tạo dựng “thế vững lòng dân” trên địa bàn “phên dậu” quan trọng của Tổ quốc.
Nghệ nhân Pờ Dần Xinh nguyên chủ tịch UBND xã Sín Thấu, được nhà nước phong tặng nghệ nhân ưu tú nhờ những nỗ lực, đóng góp to lớn trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá của người Hà Nhì. Nhiều năm qua, chứng kiến sự thay đổi rất lớn của quê hương, ông càng tin yêu vào sự đoàn kết, gắn bó trong tình quân dân keo sơn.
Nghệ nhân ưu tú Pờ Dần Xinh, nguyên chủ tịch UBND xã Sín Thấu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên cho biết: “Vùng biên giới cực tây của Tổ Quốc, dân tộc Hà Nhì sinh sống từ bao đời nay rồi, nhất là Bộ đội Biên phòng lên đây để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giúp dân khai hoang phủ hoá, cũng như bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, giữ vững biên cương tổ quốc, bảo vệ đường biên, mốc giới là trách nhiệm của cán bộ, Đảng viên cũng như là nhân dân vùng biên giới của chúng tôi”.
“Chúng tôi thường nói rằng, Bộ đội người ta có nhà có cửa là sau khi hết nghĩa vụ, chuyển đơn vị là người ta sẽ về nghỉ hưu, về địa phương nhưng đối với cán bộ nhân dân và dân tộc Hà Nhì là mãi mãi, phải phối kết hợp và tạo điều kiện cho Bộ đội Biên phòng để bảo vệ chủ quyền biên giới Quốc gia gắn với nhân dân, phải có trách nhiệm bảo vệ để giữ biên cương tổ quốc là hạnh phúc của nhân dân”. Nghệ nhân ưu tú Pờ Dần Xinh nhấn mạnh thêm.
Giúp nhân dân ở cực Tây Tổ quốc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo
Những người lính mang quân hàm xanh của Đồn Biên phòng 317 A Pa Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên luôn có mặt ở hầu hết các bản làng, đồng cam cộng khổ giúp bà con phát triển kinh tế, từng bước xóa đói giảm nghèo, để bà con yên tâm gắn bó, đoàn kết cùng các anh bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.
Với khẩu hiệu Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt. Cán bộ chiến sỹ đồn biên phòng 317 A Pa Chải đã luôn giúp đỡ nhân dân xây dựng và phát triển kinh tế, với đặc thù địa bàn dân cư gần 97% là đồng bào dân tộc Hà Nhì, trước kia đời sống của người dân vô cùng khó khăn, chủ yếu du canh, du cư. Nhận thức vấn đề đó bộ đội biên phòng 317 A Pa Chải đã cùng kết hợp vận động, xây dựng các mô hình kinh tế, đảm bảo bảo ổn định đời sống bà con, ổn định tình hình kinh tế chính trị biên cương.
Xác định rõ trách nhiệm của mình, việc làm đầu tiên cán bộ chiến sỹ là tích cực bám dân, bám bản, tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới. Đồng thời, tham mưu cho UBND huyện và chính quyền xã cùng các ngành chức năng trực tiếp hướng dẫn bà con về cây, con, giống, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc đàn gia súc.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng 317 A Pa Chải đã trực tiếp vận động già làng, trưởng bản, cán bộ phụ nữ, cựu chiến binh và thanh niên địa phương xây dựng các mô hình kinh tế VAC, đào ao nuôi cá, chăn nuôi trâu bò tập trung. Đồn Biên phòng 317 A Pa Chải đã cùng với các ngành chức năng địa phương hướng dẫn bà con chuyển đổi việc nuôi các loại cá truyền thống sang nuôi các loại cá trê phi và cá chim trắng; hướng dẫn bà còn trồng giống cỏ voi, giống ngô lai để làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc. Đặc biệt, cán bộ chiến sĩ của Đồn đã phối hợp với trạm khuyến nông của huyện lựa chọn 4 hộ gia đình bản Tả Kố Khừ để hướng dẫn trồng giống khoai tây trên diện tích trồng lúa (trước đây nhân dân chỉ thâm canh lúa nước 1 vụ/năm).
Song song với việc làm trên, Đồn đã cử cán bộ xuống từng thôn, bản, phối hợp với cán bộ xã tuyên truyền, vận động bà con đến xem mô hình trồng giống khoai của Bộ đội Biên phòng. Bởi vậy, hầu hết bà con, già làng, trưởng bản không chỉ đến xem mà còn trực tiếp tham gia trồng cùng bộ đội. Đến nay, sau khi thu hoạch lúa, bà con nhân dân đã tích cực trồng giống khoai tây vụ đông để không cho đất nghỉ, góp phần quan trọng cho bà con tăng thêm thu nhập.
Giúp bà con từ những việc làm đơn giản, cụ thể như vậy đã làm cho bà con nơi đây dần thay đổi tư duy trong sản xuất, tạo bước tiến đáng kể trong sản xuất, chăn nuôi. Từ chỗ chỉ cấy lúa một vụ trên một năm, đến nay, xã Sín Thầu đã có hàng trăm ha diện tích trồng lúa, trồng ngô, trồng khoai và có nhiều mô hình hay trong chăn nuôi cá, trâu bò.
Xác định rõ trách nhiệm giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo phải đi cùng với việc bảo vệ biên giới quốc gia. Thời gian qua, Đồn Biên phòng 317 A Pa Chải đã giúp đỡ bà con Sín Thầu khai hoang được trên 45,5 ha lúa nước; làm được 4 điểm trường mầm non, vận động được 33 em tiếp tục đến trường; nạo vét được 17km kênh mương; xây dựng 9 nhà đại đoàn kết trị giá gần 500 triệu đồng.
Ông Pờ Chinh Phạ - Chủ tịch UBND xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên cho biết: “ Đối với người dân đã làm được nhà cửa che nắng, che mưa để ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, gowin99 . Sản xuất được hướng dẫn kỹ thuật, canh tác đất trên địa bàn, từng bước để cho người dân phát triển cây trồng vật nuôi, hiệu quả, thu nhập kinh tế cho các hộ gia đình, từng bước xoá đói giảm nghèo”.
Nhờ những đóng góp tích cực của cán bộ, chiến sĩ, đến nay gần 100% số hộ ở Sín Thầu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, định cư ổn định, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; tích cực tham gia cùng bộ đội biên phòng tuần tra bảo vệ biên giới bảo vệ đường biên, cột mốc...
Với những đóng góp hiệu quả trong việc giúp đỡ đồng bào vươn lên, từng bước thoát nghèo, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng 317 A Pa Chải đã tạo được lòng tin bền vững, thắt chặt tình đoàn kết quân - dân, góp phần giữ vững bình yên nơi biên cương cực tây Tổ quốc.
Thắt chặt tình quân - dân nơi biên cương Tổ quốc
Được bộ đội Biên phòng và những thế hệ đi trước có nhiều đóng góp cho quê hương chỉ bảo, dẫn lối ngày càng nhiều lớp trẻ, những người con của vùng đất này trở thành những chiến sỹ biên phòng làm nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ quê hương mình, là tấm gương cho nhiều thanh niên khác cùng học tập và phát huy tinh thần đoàn kết của cha ông.
Xác định gowin99 là yếu thố then chốt, có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày, là cội nguồn, tập tục sâu xa giàu ý nghĩa thiêng liêng của mỗi người con dân tộc Hà Nhì sinh sống trên vùng đất biên cương phên dậu của tổ quốc. Đối với thế hệ trẻ, đồn biên phòng 317 A Pa Chải luôn phối hợp cùng nhà trường bảo tồn, phát huy những giá trị gowin99 của người Hà Nhì trong nhà trường kết hợp với giáo dục truyền dạy tầm quan trọng về biên cương biên giới, xây dựng nhiều các hoạt động thiết thực nhằm tạo lập cho các em lòng tự hào, yêu tổ quốc.
Bên cạnh đó, một mô hình mang tính nhân văn sâu sắc được Ban chỉ huy đồn quan tâm và tạo điều kiện đó là, mô hình con nuôi biên phòng được xây dựng và thực hiện hiệu quả trong nhiều năm qua, đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho các em có hoàn cảnh khó khăn vơi bớt đi những gánh nặng cho cuộc sống để yên tâm học hành con chữ.
Em Giàng Lèn Mi - Học sinh trong mô hình “con nuôi Biên phòng Đồn A Pa Chải” cho biết: “Cháu rất vui, cháu cảm ơn các chú bộ đội đã giúp cháu, mua sách vở, mua cặp cho cháu, cháu hứa sẽ học thật giỏi”.
Thẫm đẫm lòng tự hào dân tộc mình thông qua những nhân vật thật, những con người đã cống hiến cho quê hương. Gồm cả những người miền xuôi lên với đồng bào vì nghĩa tình quý mến đồng bào, coi đồng bào như ruột thịt đã ở lại với mảnh đất này cùng góp sức khai hóa, mở mang đất đai, thay đổi cách làm nông nghiệp mới dần đưa cuộc sống bà con đi lên, và rồi chính họ cũng ngã xuống trên mảnh đất biên cương này mà sử sách vẫn còn lưu truyền như những Anh hùng LLVT Nhân dân Trần Văn Thọ, người chiến sỹ công an vũ Trang nay là Bộ đội biên phòng quả cảm, ông cũng là Anh hùng LLVT đầu tiênn của Bộ đội Biên phòng, khu tưởng niệm của ông được đặt trang trọng trong khuân viên của đồn Biên phòng Leng Su Sìn trên đường lên với đồn A Pa Chải để những thế hệ sau mãi mãi khắc ghi, hay tấm gưng sáng ngời của thầy giáo Anh hùng Lao động Nguyễn Văn Bôn, Anh hùng Lao động đầu tiên của ngành giáo dục.
Đời sống của người dân ở Sín Thầu ngày một nâng cao, Đảng ủy - UBND xã Sín Thầu có phong trào với tên gọi “không cho đất nghỉ” tận dụng lợi thế canh tác của đất, đưa về nhiều giống cây trồng mới với năng suất cao. Với những nỗ lực của chính quyền, người dân và bộ đội biên phòng cùng các đơn vị đóng chân trên địa bàn đã cho thấy những kết quả vô cùng tích cực.
Năm 2023 tổng lượng khách du lịch đến với huyện Mường Nhé là 16 nghìn lượt khách trong đó đồn Biên phòng A Pa Chải là 7.000 lượt khách. Dẫu còn khiêm tốn so với nhiều địa phương khác nhưng trong tương lai lượng khách đến với Cực Tây của tổ quốc sẽ còn tăng lên nhanh chóng khi công trình đường giao thông Tá Miếu đi km5 + 900 đường tuần tra biên giới (đoạn A Pa Chải - Tả Long San) đã hoàn thiện, Công trình cột cờ A Pa Chải đang được xây dựng, Con đường lên với địa đầu Cực Tây của tổ quốc giờ đã thênh thang hơn.
Những nỗ lực đóng góp của bộ đội biên phòng 317 A Pa Chải đã làm thay đổi đời sống bà con ở miền biên viễn xa xôi của tổ quốc, đi dọc Sín Thầu hôm nay là những nếp nhà kiên cố, vững chắc, đời sống của bà con ngày càng đi lên. Để có được điều đó là sự nỗ lực vô cùng lớn, là sự kết hợp sức mạnh giữa bộ đội biên phòng, chính quyền cơ sở và người dân địa phương tạo thành sức mạnh tập thể vô cùng lớn, làm thay đổi bộ mặt biên cương của tổ quốc.
Mộc Miên - Vũ Đạo
Link nội dung: //revcat.net/cuc-tay-a-pa-chai-noi-dia-dau-thieng-lieng-cua-dat-nuoc-a24043.html