Năm 1964, ông vào Đảng, khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông là Đại đội trưởng, trung đoàn 280 pháo trung cao, bảo vệ hành lang biên giới, bộ đội Trường Sơn (loại pháo 85mm phải bắn hiệp đồng, theo sự tính toán của ra đa, máy chỉ huy có hiệu quả ở độ cao từ 6.000 – 8.000m). Tại Miền Bắc, còn ở Trường Sơn thì bằng tay quay.
Từ năm 1966 đến 1969 đơn vị ông đã lập công đầu bắn rơi một số máy bay hiện đại của Mỹ như: F4, F105, F111A... ở vùng trời Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Đến những năm 1970 – 1973 ông về Trung đoàn 210 pháo 37mm để tiến sâu hơn, phù hợp với địa hình, chốt các trọng điểm như: Xê Băng Hiêng, La Hạp, Mường Noòng, Bù Đốp...vừa đánh dịch vừa tiến vào Lộc Ninh, miền Đông Nam Bộ.
Đầu năm 1975 tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, ông Kình chỉ huy Trung đoàn 28 anh hùng, sư đoàn 5 trong đội hình đoàn 232 (tương đương 1 Quân đoàn) do tướng Lê Đức Anh chỉ huy.
Tại cửa ngõ Sài Gòn, trong ngày chiến thắng 30/4 ông được gặp anh ruột Trần Tiêu - Trưởng phòng quân sự báo QĐND. Hai anh em ôm nhau vui đến tột cùng trong thắng lợi vẻ vang của toàn dân tộc.
Sau đó, ông Kình được điều về làm trung đoàn trưởng trung đoàn 1 đoàn 500, có nhiệm vụ cải tạo tướng tá ngụy như tướng Dư Quốc Đống, Ngô Quang Trưởng ... và tiểu đoàn nữ sỹ quan Việt Nam Cộng hòa do nữ đại tả Bảo Hương (dân Ninh Bình di cư 1954) chỉ huy.
Ở đây ông đã cùng đồng đội đấu trí thuyết phục, không chỉ bằng lý luận của Đảng ta, của quân đội ta, mà còn phải chứng minh bằng hành động, việc làm để cảm hóa. Cảnh sỹ quan cao cấp ngụy phải thán phục, chúng nó thốt lên: (Thưa ngài thiếu tá Trần Xuân Kình). Ông đã vượt qua nhiều khó khăn, cám dỗ, căng thẳng, không ít lần ông nhận được lời nhắn trao đổi bằng vật chất (tính bằng vàng) để sớm được trả tự do của những tên sỹ quan cao cấp. Ông tuyệt đối chính trực luôn ghi nhớ vinh dự người lính cụ Hồ trong tim, phải trung với Đảng, hiếu với dân, bền tâm vững trí để khó khăn nào cũng vượt qua, nhắc ông luôn giữ sạch lòng mình.
Năm 1981 ông được cấp trên cho nghỉ hưu với quân hàm trung tá, ông Trần Xuân Kình, sinh 1934, xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Kết thúc chặng đường cầm súng chống Pháp, chống Mỹ chống cả kẻ thù miền biên cương. Đôi chân ông vẫn bình an để vững bước, bước tiếp chặng đường còn lại của cuộc đời.
Năm 1990, khi cấp trên có chủ trương thành lập hội CCB, ông được đồng đội cùng Đảng ủy xã bầu làm Chủ tịch hội lâm thời và liên tiếp trong bốn khóa được bầu từ 1990 - 1999.
Do chiến tranh lâu dài với giặc ngoại xâm, đất nước còn phải trải qua cuộc sống bao cấp. Người lính, người đảng viên Trần Xuân Kình phải suy nghĩ cần đi trước về sau, luôn gương mẫu tạo dấu ấn trong mọi phong trào để tổ chức đoàn kết, thống nhất xây dựng cuộc sống mới. Biến tinh thần sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do, vì thống nhất đất nước thành chủ nghĩa anh hùng trong cuộc cách mạng Xanh, xóa đói giảm nghèo. Xã Vĩnh Thành quê ông từng được Bác Hồ về thăm năm 1961, nhân dân xã luôn phát huy tinh thần yêu nước, luôn nhớ và làm theo lời Bác Hồ dặn.
Năm 1991 xã được Đảng nhà nước tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bởi vậy khi ông đề xướng ý kiến cải tạo đầm lầy thành (ao cá Bác Hồ) hoặc uốn những con đường trồng cây (đời đời nhớ ơn Bác). Tất cả hội viên CCB và nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.
Đường xá trở nên thẳng tắp, ngõ xóm tươi đẹp, những thửa ruộng xinh xắn mang đầy màu sắc, ấm no, xã cũng sớm được cấp trên công nhận hoàn thành các tiêu chuẩn Nông thôn mới.
Năm 2002 vì hoàn cảnh gia đình vợ chồng ông phải sống với con trai vào ở chung cư Nam Nguyễn Sỹ Sách, phường Hưng Dũng, Thành phố Vinh. Thời gian sống chưa bao lâu, ông được các đảng viên trong chi bộ tin cậy bầu ông làm bí thư chi bộ 2 khóa liền. Đến khi con trai ông xây nhà riêng tách khỏi chung cư về ở phường mới của thành phố. Ông bà lại (hành quân) theo con. Đến ở phường mới ông cũng làm khối trưởng một thời gian, khi thấy tuổi đã cao và nhân hết nhiệm kỳ ông xin nghỉ. Được nhân dân và chi bộ bằng lòng
Từ năm 2008 ông lại sáng lập ra nhóm cà phê truyện Kiều TP. Vinh và làm nhóm trưởng trong 5 năm. Mới đầu chỉ dăm bảy người yêu truyện Kiều tham gia sinh hoạt. Rồi tiếng lành đồn xa, nhóm Kiều của ông ngày càng đông, từ trong thành phố đến các huyện và các tỉnh bạn đến sinh hoạt. Bởi vậy năm 2017 hội được cấp trên quyết định thành lập hội Kiều học Việt Nam tại Nghệ An.
Đến nay hội Kiều học được một số báo chí như: Báo lao động, Báo Người cao tuổi Việt Nam và Báo các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh viết bài động viên cổ vũ. Năm 2012 đặc biệt đài Truyền hình Việt Nam VTC1 đã làm một phóng sự Đất và Người miền Trung phát sóng trong toàn quốc và quốc tế dài 27 phút. Để kết thúc cho bài viết, tác giả xin lấy câu thơ của nhà giáo ưu tú Nguyễn Khuân viết tặng vào dịp năm ông 80 tuổi...
“...Tám chục trang đời, tình vẫn nặng
Năm lăm tuổi Đảng chí đang cường”
Hoặc như nhà thơ, nhà báo Nghệ An Nguyễn Văn Quyền viết tặng năm ông 85 tuổi (2018).
“Mừng anh tôi trải lòng minh
Câu thơ mộc mạc thay nhành hoa xuân”
Đ.S.N
Trái tim người lính
Đặng Sỹ Ngọc
Link nội dung: //revcat.net/dau-chan-nguoi-linh-a23923.html