Công chúng đã được thưởng thức một vở kịch kết hợp âm nhạc và những thủ pháp điện ảnh. Đây sẽ là vở diễn có nhiều sáng tạo mang đến cho công chúng thưởng thức nghệ thuật những trải nghiệm thú vị.
Tiến sĩ - Nhà văn Phạm Việt Long nói lên cảm nhận của mình ngay sau đêm diễn: “Đây là một vở diễn kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật: kịch nói, điện ảnh, âm nhạc… có sức hấp dẫn nhất định. Sau phần khai từ bằng thủ pháp điện ảnh, NSND Đức Long xuất hiện với ca khúc “Đêm nằm mơ phố” bằng giọng hát trữ tình, ấm áp, da diết nhưng cũng vẫn khoe được sự khỏe khoắn, nam tính, quện với tiếng guitar của nghệ sĩ Tuấn Nghĩa (Nghĩa Mario) và tiếng violin của nghệ sĩ Phạm Ngọc Tùng đã tạo hiệu ứng mạnh mẽ cho cảnh diễn được xử dụng bằng kỹ xảo điện ảnh trên màn hình. Tôi thích nhất tiếng guitar của nhạc sĩ Tuấn Nghĩa, âm thanh tròn, chắc, đủ vang qua ngón bấm điêu luyện, thể hiện những suy tư sâu lắng. Tiếng violin réo rắt, vượt lên ở cung bậc cao, có gì đó giằng xé, xót xa. Tất cả tập trung vào nhân vật chính - Thủy, một cô gái gặp nhiều ngang trái đang cố vượt qua số phận. Phải nói rằng, chỉ với hai cây nhạc cụ, nhưng với sự điêu luyện, tinh tế của hai nghệ sĩ đã mang lại những cảm xúc cho người xem bởi chính âm nhạc đã đặc tả rõ hơn được tính cánh của các nhân vật, góp phần truyền tải được những thông điệp của vở diễn. Ở một vở diễn sân khấu có yếu tố điện ảnh thì phần âm nhạc được đàn - hát trực tiếp (live) ở một phần sân khấu gắn kết hài hòa với các cảnh trên màn hình, sự xuất hiện của nghệ sĩ ở phía khán giả đã tạo nên một không gian nghệ thuật đầy sức sống”.
Có lẽ không chỉ Nhà văn Phạm Việt Long có xúc cảm như vậy, bởi sau đêm diễn, nhiều khán gỉa đã chia sẻ về sự thích thú của mình khi xem một vở kịch mà có sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật.
Khán giả Thanh Hương (Long Biên Hà Nội) bày tỏ: “Đây cũng là lần đầu tiên tôi xem một vở kịch mà có yếu tố điện ảnh, tức là màn hình led có những phân đoạn làm rõ hơn tình tiết câu chuyện trên sân khấu. Đặc biệt phần hát trực tiếp cùng dàn nhạc manng đến cho tôi rất nhiều cảm xúc... Tôi nghĩ, Đây là một thể nghiệm mới của Đạo diễn và cũng đem lại màu sắc mới cho sân khấu biểu diễn”.
“Trăng Khuyết” do Đạo diễn Phạm Lê Nam đồng thời là tác giả kịch bản thực hiện với sự tham gia của Đinh Hương Thuỷ - vai Thuỷ; Quốc Toàn - vai Toàn; Lê Tuyết Trinh - vai Ánh, Lã Tất Đông - vai Vinh và các diễn viên khác.
“Trăng khuyết” kể về thân phận của một cô gái điếm, nhưng thông qua câu chuyện để nói lên thân phận của những mảnh đời bất hạnh đang tồn tại trong gowin99 . Hình ảnh một cô gái có dáng đi xiêu vẹo, ẩn hiện dưới ánh trăng le lói chiếu xuống con ngõ nhỏ cho thấy cả một sự cô đơn, chông chênh bao phủ.
Chọn tên “Trăng khuyết” là ẩn ý của đạo diễn và cũng chính là tác giả kịch bản Phạm Lê Nam, bởi chẳng có ai là người hoàn hảo, tròn đầy cả. Ở “Trăng khuyết”, Đạo diễn Phạm Lê Nam nói nhiều đến những góc khuất của mỗi phận người trong gowin99 , đặc tả được tính cách của nhân vật một cách rõ nét thông qua diễn xuất, âm nhạc, ánh sáng và bối cảnh.
Nội dung cốt truyện xoay quanh Thuỷ, một cô gái nông thôn, xinh đẹp nết na, nhưng số phận lại đa đoan. Thuỷ không chỉ bị cưỡng bức dẫn đến có thai, rồi phải vất vả mưu sinh nuôi đứa con mà cô không nỡ từ bỏ. Và rồi số phận khắc nghiệt khi con cô mắc bệnh máu trắng…
Những tưởng cuộc sống của Thuỷ sẽ được bình yên khi Thuỷ gặp, yêu và lấy Toàn làm chồng, nhưng số phận thật chớ trêu khi con Thuỷ phát bệnh phải cần rất nhiều tiền để thay tuỷ mà cuộc sống của vợ chồng Thuỷ đã đến đường cùng. Thuỷ đã phải quyết định đi làm cave để có tiền chữa bệnh cho con.
Để chuyển tải cốt truyện nhiều tình tiết phức tạp đan xen với những xung đột, mâu thuẫn xảy ra liên tục giữa các nhân vật: Thủy: vợ Toàn; Toàn: lao động tự do nghèo; Vinh: trùm bảo kê chợ; Ánh: phục vụ quán, sau trở thành vợ Vinh; Hà Đào: quản lý phục vụ quán; Quyên: phục vụ quán; Hany Hằng: phục vụ quán; Kami: phục vụ quán; Diệp: phục vụ quán; Hiếu: bảo kê chợ - đệ tử của Vinh; Qúy: bảo kê chợ - đệ tử của Vinh; Đông: bảo kê chợ - kẻ thù của Vinh; Hải: bảo kê chợ - đệ tử của Đông; Hùng: bảo kê chợ - đệ tử của Đông; Dương: Hà cảnh sát khu vực; Cường: cảnh sát khu vực; Và một số nhân vật phụ: dân xóm nghèo chợ, lao động tự do ở chợ đầu mối… và đỉnh điểm là giết người, đi tù. Làm sao để làm nổi bật được nhân vật chính - bi kịch cuộc đời Thuỷ, và những éo le xoay quanh mối quan hệ tình - tiền giữa Thuỷ và Toàn; Giữa Thuỷ - Vinh và Đông - những đại ca giang hồ; đồng thời cũng phản ánh được nhân vật anh Cảnh sát khu vực giàu lòng nhân ái. Thông qua câu chuyện, Phạm Lê Nam đã truyền tải thông điệp về cuộc sống.Tác giả đã nhìn thấy bản ngã thật sự cuả những con người cùng khổ. Khi phải đối diện với sự bất lực đến tận cùng như việc “lấy đĩ về làm vợ” rồi lại phải đớn đau “cho vợ đi làm đĩ” thì cái sĩ diện của thằng đàn ông bị nén xuống tận cùng và như quả bóng bật vỡ toác ra. Nếu không giữ mình thì ranh giới giữa sự sống và cái chết, giữa sự tử tế và bất lương rất mong manh. Và rất có thể “Tôi đang chết mà như cách mọi người đang sống”.
“Trăng khuyết” không chỉ phản ánh hiện thực khách quan mà còn khơi gợi và chạm đến nhân sinh quan của mỗi người trước cuộc sống vốn nhiều toan tính thiệt hơn, khắc nghiệt nhưng đâu đó quanh ta vẫn đầy lòng trắc ẩn.
Với mỗi vở diễn, đường dây âm nhạc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mạch kịch. Bởi theo đạo diễn, âm thanh - âm nhạc sẽ đi thẳng vào trái tim con người, còn hình ảnh thì bao giờ cũng phải thông qua não bộ xử lý, nên phần âm nhạc trong vở diễn đã được đạo diễn Phạm Lê Nam rất trú trọng. Mỗi ca khúc và phần biểu diễn của NSND Đức Long, NSƯT Lê Ánh Tuyết như những lát cắt chuyển cảnh, nhưng nội dung của những bài hát lại có tác dụng dẫn dắt mạch cảm xúc của công chúng vào đường dây kịch bản. Những bài hát ấy có tác dụng làm rõ hơn tính cách, nội tâm, thân phận của từng nhân vật, từng số phận người trong gowin99 . Khán gỉa đã cổ vũ nồng nhiệt khi các nghệ sĩ thể hiện các ca khúc trực tiếp cũng như những màn ấn tượng của nghệ sĩ trên sân khấu cho thấy Đạo diễn Phạm Lê Nam cũng đã để lại dấu ấn trong lòng khán giả.
Tất nhiên, một cách làm mới, một hướng đi mới cũng sẽ không tránh khỏi những thiếu hụt, những điều mà chính Đạo diễn Phạm Lê Nam và êkip cũng sẽ nhanh chóng điều chỉnh để những buổi diễn sau hoàn thiện hơn, tinh tế và cô đọng hơn. Tuy nhiên, sự nỗ lực của Đạo diễn Phạm Lê Nam không chỉ ở hoạt động nghề nghiệp mà còn cả sự dấn thân ở lĩnh vực kinh tế khi tự bỏ vốn đầu tư trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay thật đáng trân trọng.
Mời quý vị đặt vé để thưởng thức “Trăng khuyết” vào 20h tối 23/3 tại Rạp Đại Nam, 89 Phố Huế, Hà Nội. Mọi chi tiết xin liên hệ:0393101174 |
Minh Anh
Link nội dung: //revcat.net/trang-khuyet-nhung-trai-nghiem-nghe-thuat-thu-vi-a23773.html