Người nêu nhiệm vụ của văn hoá mới là, phải lấy hạnh phúc của đồng bào, sự nghiệp đấu tranh của dân tộc làm nội dung phản ánh, đồng thời phải tiếp thu những kinh nghiệm của văn hoá xưa và nay để xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam với ba tính chất: dân tộc, khoa học, đại chúng. Người nêu rõ vị trí, ảnh hưởng của văn hoá nghệ thuật trong việc giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, độc lập, tự cường, tự chủ.
Và mới đây không lâu, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch từng đề xuất cần chi 350.000 tỷ đồng để đầu tư cho văn hoá. Vậy thì những khoản tiền đầu tư này cần ưu tiên cái gì để hướng tới dân tộc, khoa học và đại chúng. Và cũng cần phải nói thêm là đất nước chúng ta bên cạnh việc giữ gìn văn hoá truyền thống còn phải phản ánh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại học cũng như hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.
Như vậy, có thể nói là những đầu tư trong khoản ngân sách nhà nước với 350.000 tỷ đồng này không thể không quan tâm đến thể loại nghệ thuật về khoa học giả tưởng và bản tồn di sản công nghiệp vì đó là những giá trị để đất nước hướng tới tương lai và giữ gìn những dấu ấn của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Riêng với thể loại nghệ thuật về khoa học giả tưởng, được biết nó dường như chưa bao giờ nằm trong chương trình nghị sự của Hội Nhà văn Việt Nam cho dù người đứng đầu tổ chức này là nhà thơ Nguyễn Quang Thiều rất ủng hộ nó. Và những nỗ lực đầu tiên cho thể loại nghệ thuật lại do Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ trẻ khởi xướng với việc tập hợp các nhà văn, dịch giả về khoa học giả tưởng trong Quỹ Hỗ trợ Phát triển Khoa học Giả tưởng Việt Nam được thành lập năm 2009, xuất bản 2 tác phẩm của các nhà văn Viết Linh và Vũ Kim Dũng năm 2010 để làm quà tặng cho Đại lễ 1.000 Thăng Long – Hà Nội. Và mới đây nhất là vào đầu năm 2022, Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ trẻ Việt Nam đã tổ chức hội thảo về thể loại nghệ thuật này nhân kỷ niệm 194 năm ngày sinh đại văn hào Jules Verne – một trong các “cha đẻ” của khoa học giả tưởng thế giới.
Vậy tại sao khoa học giả tưởng dù rất quan trọng với tương lai đất nước nhưng lại không nằm trong chương trình nghị sự của Hội Nhà văn Việt Nam? Lý giải về việc này, nhà thơ Nguyễn Duy cho biết, để có tác phẩm về khoa học giả tưởng thì tác giả của nó phải có giấc mơ khoa học. Thế nhưng, đa số các nhà văn Việt Nam đều trưởng thành từ chiến tranh và cách mạng. Bản thân họ cũng khá ít hiểu biết về khoa học nên việc có được giấc mơ khoa học là không dễ.
Còn theo nhà văn Chu Lai, nếu như tổ chức được các cuộc thi sáng tác về khoa học giả tưởng thì có lẽ giới viết văn chuyên nghiệp cầm chắc phần thua. Trong khi đó, giới trẻ làm khoa học và có một chút năng lực văn chương lại hoàn toàn có thể chiếm lĩnh những vị thế cao nếu được động viên đúng cách. Và theo ông, việc tổ chức trại sáng tác về khoa học giả tưởng cũng phải làm rất khác với truyền thống mà cụ thể là phải có những buổi giao lưu giữa các nghệ sĩ và nhà khoa học để hai bên cùng lĩnh hội lẫn nhau về tư duy khoa học và phương pháp sáng tác thì mới có thể nảy sinh được tác phẩm.
Đương nhiên, ngoài các nhà hảo tâm có thể tham gia hỗ trợ, ngân sách nhà nước cũng cần bỏ tiền đầu tư cho khoa học giả tưởng để hướng thế hệ trẻ hướng tới những giấc mơ khoa học và chế tạo ra những cỗ máy mơ ước không chỉ cho riêng mình trong những tác phẩm văn học của họ. Và sẽ là lý tưởng nếu nó được chuyển thể thành phim truyện để chiếu rạp hay phát trên truyền hình. Phim khoa học giả tưởng đương nhiên không thể thiếu kỹ xảo điện ảnh và chi phí để làm kỹ xảo là không hề rẻ. Không chỉ có vậy, các đạo diễn điện ảnh cũng cần được đào tạo về kỹ xảo để hiểu biết về nó và “ra đầu bài” cho đối tác kỹ thuật với tác phẩm của mình.
Riêng với di sản công nghiệp, đó là thứ cũng cần phải đầu tư, giữ gìn để hậu thế qua đó biết đến lịch sử của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để làm việc này, đó là trách nhiệm và ý thức hết sức nghiêm túc của lãnh đạo các lĩnh vực công nghiệp và khoa học công nghệ. Đương nhiên cũng phải có kinh phí cho việc giữ gìn, bảo tồn các di sản công nghiệp. Cùng với việc đó, cũng còn phải tuyển lựa, đào tạo đội ngũ nhân lực cho hoạt động này vì nếu không có họ thì các di sản được lưu giữ sẽ không khác gì những hiện vật lịch sử được cất trong kho chứ không phải là bảo tàng.
Được biết, khi xây dựng Khách sạn Horizon ở phố Cát Linh, Hà Nội mà trước đây từng là một nhà máy gạch, chủ đầu tư đã quyết định giữ lại một ống khói của nhà máy này và đó là đều hết sức đáng trân trọng. Còn đến khi Đài Mặt đất Vệ tinh Hoa Sen ở Hà Nam không còn hoạt động và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) phải trả lại đất cho địa phương thì sau rất nhiều tranh cãi, chảo vệ tinh của Hoa Sen đã được giữ lại để đưa lên Trung tâm điều kiển vệ tinh Quế Dương. Theo ông Phạm Tiến Dũng – Trưởng ban Liên lạc cán bộ từng làm việc ở Đài Hoa Sen, để giữ lại chảo vệ tinh của công trình này, VNPT cũng đã phải chi ra đến 2 tỷ đồng và đó là một khoản tiền không nhỏ nhưng không thể không làm vì đó là lịch sử phải lưu giữ của ngành viễn thông nước nhà.
Không được như hai công trình nói trên, rất nhiều di sản công nghiệp của nhiều lĩnh vực khác nay cũng không còn và được bán thanh lý với số tiền thu được không đáng là bao và mục đích thanh lý cũng chỉ là giải phóng diện tích làm việc của rất nhiều cơ quan. Vì thế, trước khi chưa muộn thì Chính phủ mà trực tiếp là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cần sớm có chính sách về di sản công nghiệp. Đương nhiên, rất cần gowin99 hoá việc này nhưng ngân sách nhà nước cũng cần chi để hỗ trợ cho việc gìn giữ các di sản công nghiệp này.
Trịnh Nguyễn
Link nội dung: //revcat.net/dau-tu-cho-van-hoa-can-quan-tam-hon-den-khoa-hoc-gia-tuong-va-di-san-cong-nghiep-a23706.html