Kỳ 89
VII. Chủ nghĩa quốc tế vô sản trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”-Lý luận và lịch sử
1. Chủ nghĩa quốc tế vô sản và quốc tế gowin99 chủ nghĩa.
Cách đây 160 năm, vào năm 1848 “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ” do Các Mác và F. Ăng ghen khởi thảo đã được công bố. ”Tuyên ngôn” đã “ công khai trình bày trước toàn thế giới những quan điểm mục đích của những người cộng sản “ (1 ). Tuyên ngôn nêu lên sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là phải lật đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng một gowin99 mới – gowin99 cộng sản chủ nghĩa trên toàn thế giới. Vì vậy “Cuốn sách mỏng ấy có giá trị bằng hàng bộ sách. Tinh thần của nó đến bây giờ vẫn cổ vũ và thúc đẩy toàn thể giai cấp vô sản tổ chức và chiến đấu ”. ( 2). Để làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp vố sản và đội tiên phong của nó là Đảng cộng sản phải tạo ra nhiều nhân tố bảo đảm cho cách mạng vô sản thắng lợi trên toàn thế giới. Một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng mà “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ” đã nêu lên là phải bảo đảm sự đoàn kết không chỉ vô sản trong một nước mà còn phải đoàn kết vô sản ở tất cả các nước khác nhau, đó chính là chủ nghĩa quốc tế vố sản.
Tư tưởng chủ nghĩa quốc tế vô sản không chỉ được Các Mác -Ăng ghen nêu lên trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” mà còn chỉ ra trong nhiều tác phẩm kinh điển khác của chủ nghĩa Mác như “Đấu tranh giai cấp ở Pháp ”, “Nội chiến ở Pháp ” v. v. Chủ nghĩa quốc tế vô sản là một học thuyết quan trọng, một bộ phận không thể tách rời của học thuyết Mác , một bộ phận quan trọng trong tư tưởng của giai cấp công nhân, trong chiến lược, sách lược của Đảng cộng sản. Chủ nghĩa quốc tế vô sản do đó có ý nghĩa to lớn đối với sự thắng lợi của cách mạng vô sản trên phạm vi toàn thế giới.
Các Mác và Ăng ghen đã vạch ra nội dung cơ bản của chủ nghĩa quốc tế, rằng giai cấp vô sản để có sức mạnh lật đổ giai cấp tư sản phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trên phạm vi quốc tế. Các Mác và Ăng ghen đã vạch ra rằng trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và nhân dân lao động chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa quốc tế của công nhân trở thành một nhu cầu bức thiết và là một tất yếu lịch sử. Như vậy, chủ nghĩa quốc tế vô sản là xuất phát từ sứ mệnh của giai cấp công nhân. Việc lật đổ chủ nghĩa tư bản không phải trong phạm vi một nước mà là cuộc cách mạng trên phạm vi toàn thế giới. Sự nghiệp vĩ đại và khó khăn đó đòi hỏi phải đoàn kết liên minh vô sản và lao động trên toàn thế giới. “Chỉ có chủ nghĩa quốc tế vô sản liên minh giai cấp công nhân mới có thể đấu tranh đến thắng lợi ” ( 3 ). Tư tưởng quốc tế vô sản được “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ” đúc kết thành khẩu hiệu nổi tiếng và là lời kêu gọi giai cấp công nhân hành động : “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại !” Các Mác và Ăng ghen còn khẳng định rằng chừng nào giai cấp vô sản các nước còn chia rẽ , chưa liên minh đoàn kết với nhau chừng đó chưa thể nói đến cách mạng vô sản chiến thắng trên phạm vi thế giới.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển biến thành chủ nghĩa tư bản độc quyền, chuyển thành chủ nghĩa đế quốc. Thời đại do cuộc cách mạng tư sản Anh năm 1640 mở ra chưa thay đổi về cơ bản nhưng đã có những nhân tố mới xuất hiện. Thời kỳ xác lập của chủ nghĩa tư bản đã chấm dứt, thời đại đế quốc chủ nghĩa bắt đầu. Trong hoàn cảnh mới đó Lê nin đã phát triển chủ nghĩa Mác một cách toàn diện trong đó có tư tưởng quốc tế vô sản. Lê nin đã chỉ ra rằng chủ nghĩa quốc tế vô sản xuất phát từ tình hình kinh tế – gowin99 và quyền lợi của giai cấp công nhân ở các nước khác nhau , từ mục đích chung, từ kẻ thù chung của vô sản. Lênin viết rằng chủ nghĩa tư bản là một lực lượng quốc tế, giai cấp tư sản là một giai cấp quốc tế, để chiến thắng nó giai cấp vô sản cũng phải trở thành một lực lượng quốc tế. Sự thống trị của chủ nghĩa tư bản mang tính chất quốc tế vì thế cuộc đẩu tranh chống chủ nghĩa tư bản của giai cấp công nhân cũng phải mang tính chất quốc tế.
Trong tác phẩm kinh điển “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tuột cùng của chủ nghĩa tư bản” và trong nhiều tác phẩm khác, Lê nin đã vạch ra những đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc, các nước tư bản trong thời đại này càng bị chi phối mạnh bởi quy luật phát triển không đồng đều. Vì thế sự chín muồi của cách mạng vô sản cũng không đồng đều. Cách mạng vô sản có thể nổ ra và thắng lợi ở một nước tư bản chủ nghĩa mà nước đó là khâu yếu nhất trong hệ thống chủ nghĩa tư bản thế giới. Sự tồn tại và bền vững của chính quyền vô sản ở một nước vô sản vừa giành được từ tay giai cấp tư sản, trong vòng vây của chủ nghĩa tư bản, trước sự liên minh để tấn công của chủ nghĩa tư bản thế giới là nhờ ở sức mạnh bên trong, đồng thời cũng là ở chủ nghĩa quốc tế vô sản. Đó là sự đoàn kết đấu tranh của vô sản và nhân lao động thế giới ngăn chặn sự can thiệp của chủ nghĩa tư bản quốc tế nhằm bóp chết chính quyền vô sản. Đó là nhiệm vụ của phong trào cách mạng thế giới. Như vậy lý luận của Lê nin về khả năng thắng lợi của cách mạng vô sản ở nhiều nước, thậm chí trong một nước tư bản chủ nghĩa gắn liền với sự phát triển chủ nghĩa quốc tế vô sản
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa đế quốc đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, do đó trong thời đại đế quốc chủ nghĩa hệ thống thuộc địa thế giới được hình thành bao gồm các nước châu Á, châu Phi bị các nước tư bản châu Âu thống trị áp bức và bóc lột. Chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của cách mạng vô sản ở chính quốc và của cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa. Phát triển tư tưởng của chủ nghĩa quốc tế vô sản ở thời đại mới, Lê nin cho rằng cách mạng ở chính quốc có quan hệ chặt chẽ với cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa, vô sản chính quốc phải đoàn kết, giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc. Khẩu hiệu trong “ Tuyên ngôn của đảng cộng sản “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại !” được Lên nin phát triển “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại !” thành lời kêu gọi liên minh đoàn kết chiến đấu trong thời mới.
(Còn nữa)
CVL
PGS TS Cao Văn Liên
Link nội dung: //revcat.net/nhung-van-de-lich-su-the-gioi-ky-89-a22955.html