Xe vừa đỗ, ba cô văn công xưa đã chờ sẵn. Trước đó tôi nói trong điện thoại:
- Vợ chồng anh đi xe mầu đen BKS số... anh mặc comle thẫm mầu nhé!
- Anh Quân! cô gọi khi tôi mở cửa xe bước ra.
Tôi bối rối vì chưa biết ai trong số ba người phụ nữ xinh đẹp, dáng quý bà đang đứng chờ. Các cô là nhân vật chính trong bài viết của tôi. Tôi mới biết họ trên facebook, mà giữa thật và ảo thì khó đoán. Cả ba cô đều giữ được dáng vẻ của diễn viên Văn công dù đã hơn 50 năm trôi qua. Tôi giới thiệu vợ tôi với các cô.
Các cô giới thiệu về mình.
- Cô phạm Thủy Nguyên ở phường Hồng Hà có
Con trai làm ca sỹ Đoàn nghệ thuật Yên Bái
- Cô Nguyễn Thị Thảo(Thu Thảo) trong chuyện, nhân vật chính trong chuyện ở phường Đồng Tâm. Con trai học Nhạc viện âm nhạc Việt Nam, ra trường công tác tại Nhà hát Tuổi trẻ, cháu mới sang đầu quân cho Tập đoàn Viettel.
- Cô Dương Bích Thìn phường yên Thịnh, cô có hai con trai. Một hoạ sỹ, một ca sỹ học Nhạc viện Hà Nội. Còn một cô không đến được là
Cô Hà Bích Thảo và chồng cô là Nguyễn Thiện Tín, một thành viên của đoàn Văn công Yên Bái vượt Trường Sơn năm 1974. Đó là cặp đôi vợ chồng duy nhất, hy sinh tình mẹ con, để lại con, nhờ ông bà nội ngoại trông nom, cùng nhau vượt Trường Sơn. Anh Tín bị bệnh trọng do ảnh hưởng của Chất độc màu da cam trên đường Trường Sơn, anh mới mất. Thương tiếc anh vô cùng, cầu mong anh được thanh thản nơi suối vàng.
Bữa tối thật vui vẻ với rượu vang và các món ăn quê hương như măng, canh khoai sọ hầm xương lợn, cải mèo luộc chấm nước mắm gừng, xôi ngũ sắc, gà đen. Mấy cô trong đoàn văn công vượt Trường Sơn năm nào, rưng rưng nói:
- Chúng tôi đi B về lại tiếp tục tập luyện, biểu diễn phục vụ nhân dân vì đó là nghề của chúng tôi mà!
Đúng như em Thảo nói:
- Nếu không có Thảo kể lại và anh viết nên câu chuyện thì những ngày gian lao, oanh liệt nhất đời chúng em trên Trường Sơn, tại Ninh Thuận đã bị lãng quên, chìm trong quá khứ!
Câu chuyện TẤM ẢNH CÔ VĂN CÔNG không chỉ kể về Thảo, mà cho cả đoàn Văn công Yên Bái, cho cả tỉnh Yên Bái và tỉnh Ninh Thuận kết nghĩa trong kháng chiến chống Mỹ.
Các cô văn công đều đã nghỉ hưu lâu rồi nhưng vẫn mang kiến thức âm nhạc giúp đỡ phong trào văn nghệ và dân vũ của địa phương. Các cô tham gia công tác gowin99 ở phường, thật đáng trân trọng những con người can trường đã vượt Trường Sơn đi đánh Mỹ năm xưa. Một điều cao quý hơn là các cô đã truyền lửa, truyền nghề cho con cháu. Cô nào cũng có con theo con đường nghệ thuật của mẹ.
Các cô say sưa kể thêm những kỷ niệm trên Trường Sơn. Tôi lặng người vì xúc động. Giá có những kỷ niệm này bài viết còn sinh động hơn. Thảo hát tặng vợ chồng tôi bài hát về Hà Nội. Vợ tôi đáp lại cũng bằng một bài ca về tình yêu. Tất cả đều vui, say trong men rượu, trong món ngon quê hương, trong tình người. Chúng tôi chia tay nhau bằng bài hát " Cuộc đời vẫn đẹp sao"
Chúng tôi rủ nhau sẽ trở lại Ninh Thuận vào thời điểm thích hợp. Các Cô văn công sẽ đến những nơi họ đã từng biểu diễn. Sẽ tìm cha con người thợ ảnh hiệu Duy Phước. Tôi sẽ viết tiếp phần 2 TẤM ẢNH CÔ VĂN CÔNG.
Sang năm 2025 cả nước sẽ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tổ Quốc và nhân dân Việt Nam sẽ nhắc đến, tri ân những anh hùng liệt sỹ và những người đã đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào cuộc kháng chiến thần thánh ấy trong đó có CÔ VĂN CÔNG và Đoàn Văn công Yên Bái.
(Hết)
Hà Nội ngày 6 tháng 1 năm 2024.
T.H.Q
Chia sẻ
Tống Hồng Quân
Link nội dung: //revcat.net/cuoc-hoi-ngo-giua-tac-gia-va-nhan-vat-trong-chuyen-tam-anh-co-van-cong-ky-10-het-a22795.html