Đồng chí Nguyễn Văn Mạnh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ cho biết: Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước, trong đó, việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT là khâu đổi mới quan trọng nhằm đổi mới GDPT, từng bước đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Nhờ nỗ lực của toàn ngành GD&ĐT và sự quan tâm của các địa phương, việc thực hiện chương trình GDPT mới đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện chương trình GDPT mới vẫn còn những thách thức, khó khăn, bởi vậy trong quá trình thực hiện cần phải kiên định mục tiêu nhưng cũng phải linh hoạt và sáng tạo.
Trường THPT Tam Nông nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp, ngành, của Sở GD&ĐT, đã được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng triển khai chương trình. Giáo viên được trao quyền chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục môn học, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện của trường trên cơ sở bảo đảm mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình. Công tác chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong giảng dạy và quản lý giáo dục cũng đã đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác dạy và học.Một ưu điểm nữa là giáo viên có thể tham khảo được học liệu dạy học rộng hơn, đa dạng hơn; người học chuyển từ trạng thái thụ động tiếp nhận kiến thức sang trạng thái chủ động, từ đó phát triển được phẩm chất, năng lực của học sinh.
Tuy nhiên, khó khăn khi thực hiện Chương trình GDPT 2018 của Trường THPT Tam Nông là năng lực công nghệ thông tin (CNTT) của một số cán bộ, giáo viên còn hạn chế, ảnh hưởng đến đổi mới giáo dục và công cuộc chuyển đổi số. Bên cạnh đó, cơ cấu giáo viên chưa hợp lý gây khó khăn trong phân công nhiệm vụ; các môn học đổi mới về hướng tiếp cận đơn vị kiến thức nên giáo viên không tránh khỏi những lúng túng.Việc thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp còn nhiều khó khăn…
Để triển khai thực hiện chương trình GDPT 2018 đạt hiệu quả, Trường THPT Cẩm Khê đã dành sự ưu tiên và chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ; đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông giúp gowin99 , nhân dân hiểu và đồng thuận. Cơ sở vật chất được đầu tư, trang thiết bị dạy học được bổ sung kịp thời, cơ bản đáp ứng việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. 100% các lớp học đều được lắp đặt mạng wifi, camera an ninh, có đầy đủ tivi, máy chiếu, hệ thống âm thanh phục vụ tốt việc đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường THPT Cẩm Khê được đào tạo 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cán bộ, giáo viên của trường được tạo điều kiện tham gia đầy đủ, có hiệu quả các lớp tập huấn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về nội dung, chương trình sách giáo khoa mới; về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá các bộ môn. Bên cạnh đó, nhà trường luôn động viên các thầy, cô giáo cố gắng vượt mọi khó khăn, nêu cao quyết tâm thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục; chú trọng tự học, tự bồi dưỡng; tích cực khai thác có hiệu quả các ngồn học liệu mở, các phần mềm dạy học và kiểm tra đánh giá; khuyến khích giáo viên làm đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các bộ môn.
Năm học 2022 - 2023, Chương trình GDPT 2018 triển khai ở bậc THPT. Hầu hết các trường không có giáo viên cho các môn học mới như Âm nhạc, Mỹ thuật. Trường THPT Hạ Hoà cũng không phải là ngoại lệ. Bên cạnh những thuận lợi như: Đội ngũ giáo viên của trường cơ bản đủ về số lượng, khá đồng bộ về cơ cấu, đều có trình độ đạt chuẩn trở lên; nhiều giáo viên cốt cán được trưng tập làm báo cáo viên các lớp tập huấn về chương trình GDPT mới… thì việc bố trí môn học Âm nhạc, Mỹ thuật của trường còn gặp nhiều khó khăn do trường chưa có giáo viên 2 môn này.
Để khắc phục khó khăn trên, Trường THPT Hạ Hoà đã phối hợp với Phòng GD&ĐT huyện Hạ Hòa để hợp đồng với giáo viên Mỹ thuật, âm nhạc đủ điều kiện giảng dạy đến dạy tại trường; đồng thời đề xuất với Sở GD&ĐT tuyển dụng viên chức giáo viên môn Mỹ thuật, Âm nhạc. Cùng với đó, trường quản lý và sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học hiện có; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ cho thực hiện chương trình GDPT mới; rà soát, xây dựng lộ trình mua sắm, trang bị thiết bị dạy học, xác định các hạng mục ưu tiên, bố trí đủ thiết bị dạy học tối thiểu và từng bước trang bị thiết bị dạy học hiện đại.
Theo lộ trình đến năm học 2024-2025, học sinh toàn tỉnh sẽ học hoàn toàn theo chương trình GDPT mới. Khó khăn lớn nhất của các trường khi áp dụng chương trình mới là sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên. Mặc dù toàn bộ giáo viên dạy chương trình mới đều được tập huấn chương trình, sách giáo khoa GDPT 2018; việc triển khai chương trình mới nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cán bộ, giáo viên và cha mẹ học sinh, tuy nhiên theo nhà giáo Trình Trần Lan Anh - Hiệu trưởng Trường THPT Phù Ninh, hiện một số thiết bị thực hành các môn tự nhiên đã cũ chưa đồng bộ nên việc thực hành trong các tiết thí nghiệm thực hành còn khó khăn, kết quả chưa chính xác; cơ cấu giáo viên chưa hợp lý, còn tình trạng thừa thiếu giáo viên ở một số môn vì theo tổ hợp lựa chọn của học sinh môn học không đồng đều.
Giải pháp trước mắt, Trường THPT Phù Ninh đã bổ sung các thiết bị thí nghiệm thực hành có độ chuẩn xác cao, sử dụng các ứng dụng thí nghiệm ảo thay thế với một số tiết thực hành. Trường cũng tăng cường quán triệt, tuyên truyền, động viên giáo viên thay đổi phương pháp, hình thức giảng dạy, khẳng định vai trò tiên phong của giáo viên trong thực hiện chương trình GDPT 2018. Ngoài ra, Trường THPT Phù Ninh cũng tiếp tục thực hiện nội dung tập huấn chuyên môn với giáo viên tiếng anh nhằm đáp ứng được với Chương trình GDPT 2018 và học sinh; lắng nghe, nắm bắt các ý kiến về những thuận lợi, khó khăn để kịp thời tháo gỡ, động viên, đồng hành cùng giáo viên khi thực hiện Chương trình GDPT 2018.
Đình Thơm
Link nội dung: //revcat.net/phu-tho-nhung-van-de-dat-ra-trong-qua-trinh-thuc-hien-chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-2018-a21927.html