link tải gowin99 mới nhất

Trần Quốc Tuấn và áng thiên cổ hùng văn “Hịch tướng sĩ”

Bài Dụ chư tì tướng hịch văn (chúng ta thường quen gọi Hịch tướng sĩ) của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là một áng văn tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, ý chí quật cường trước kẻ thù xâm lược của nhân dân ta.

tac-gia-ngoai-cung-ben-trai-va-cac-thay-co-giao-chup-anh-luu-niem-truoc-tuong-hung-dao-dai-vuong-tran-quoc-tuan-o-nam-dinh-1696997160.jpg
Tác giả (ngoài cùng bên trái) và các thầy cô giáo chụp ảnh lưu niệm trước tượng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ở Nam Định

Bảy trăm ba mươi chín năm đã đi qua Hịch tướng sĩ không chỉ thể hiện một tài văn trác việt mà còn cho thấy bản lĩnh, tầm nhìn của Trần Quốc Tuấn trước tình thế vận mệnh dân tộc đang trong thế ngàn cân treo sợi tóc và cũng là một minh chứng hùng hồn cho tài năng văn võ lẫy lừng của Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo. Có thể nói, với lòng yêu nước nồng nàn, với ý thức trách nhiệm cao cả trước Tổ quốc, bằng một tấm chân tình nặng lòng với non sông, đặc biệt là tình thương yêu nhân dân tha thiết trước họa xâm lăng, Trần Quốc Tuấn đã để lại cho chúng ta một áng thiên cổ hùng văn (áng văn hùng tráng muôn đời).

Trần Quốc Tuấn (1231- 1300), tước Hưng Đạo Vương là một thiên tài quân sự, một nhà chính tri kiệt xuất, một anh hùng dân tộc thời nhà Trần. Ông người làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường (Nam Định). Năm 1257 quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất, Trần Quốc Tuấn được cử cầm quân trấn giữ biên giới phía Bắc. Ba mươi năm sau, trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1287 - 1288) ông được giữ chức Quốc công tiết chế thống lĩnh toàn quân. Dưới sự chỉ huy của ông, quân và dân nhà Trần đã đánh tan hơn sáu mươi vạn quân Mông - Nguyên xâm lược, giành thắng lợi vang dội, giữ vững được độc lập chủ quyền đất nước. Trần Quốc Tuấn là ngươì văn võ song toàn, tài đức trọn vẹn, biết kính trọng người trên, thương yêu kẻ dưới, biết gạt bỏ những hiềm kích riêng tư để đoàn kết tướng lĩnh và hoàng tộc nhằm tiêu diệt quân thù giữ yên bờ cõi, củng cố quốc gia Đại Việt. Suốt đời, ông tận tuỵ với đất nước, với nhân dân. Nhân dân trong nước ai cũng kính trọng ông, tôn thờ ông là Thánh và lập đền thờ ở Vạn Kiếp và nhiều nơi khác.

Tác phẩm Hịch tướng sĩ ra đời vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai. Theo Biên niên sử cổ trung đại Việt Nam thì bài hịch này công bố vào tháng 9 năm 1284 tại cuộc duyệt binh lớn ở Đông Bộ Đầu (nay khoảng ở gần bờ sông Hồng, phía dốc Hàng Than). Trong ba cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược thì lần thứ hai là lần gay go, ác liệt nhất. Giặc cậy thế mạnh hoành hành ngang ngược trong khi đó tướng sĩ của ta cũng có người hoang mang dao động, có tư tưởng cầu hoà. Để cuộc kháng chiến giành thắng lợi điều quan trọng là phải dẹp tan tư tưởng dao động, bàng quang, phải lấy lại thế áp đảo cho tư tưởng quyết chiến quyết thắng. Trước hoàn cảnh đó Trần Quốc Tuấn đã viết Hịch tướng sĩ để phân tích, giảng giải cho tướng sĩ về những điều lợi hại của họa xâm lăng. Từ đó ông kêu gọi, khích lệ tướng sĩ luyện tập binh thư võ nghệ để chuẩn đánh giặc cứu nước.

Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn cũng như những bài hịch khác cùng thể loại. Đó là bài văn nghị luận viết theo lối biền ngẫu, ra đời trong chiến đấu, được dùng để cổ động, tuyên truyền, thuyết phục, kêu gọi binh sĩ đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Tuy nhiên về kết cấu bài hịch này có sự thay đổi linh hoạt. Trần Quốc Tuấn không nêu phần đặt vấn đề riêng vì toàn bộ nội dung bài văn là vừa nêu vấn đề và vừa giải quyết vấn đề. Do vậy bài hịch có ba phần khá rõ. Phần thứ nhất tác giả nêu cơ sở, căn cứ của quan điểm, lập trường bằng việc nêu những tấm gương hi sinh của các anh hùng, nghĩa sĩ đã anh dũng, kiên cường chống giặc để bảo vệ đất nước, bảo vệ chủ tướng của mình. Phần thứ hai tác giả làm rõ tính chất chính nghĩa của ta, phi nghĩa của giặc; phân tích tình hình cụ thể và đưa ra những nhận định, cảm nghĩ của mình về tình hình đất nước lúc bấy giờ nhằm thuyết phục tướng sĩ. Phần thứ ba ông khuyển nhủ và đề ra những nhiệm vụ cấp bách phải tiến hành ngay để có thể sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Kết cấu ấy thể hiện một bố cục rất chặt chẽ, rõ ràng, giàu sức thuyết phục.

Viết Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn nhằm thức tỉnh binh tướng trước khi bước vào học tập binh thư, ôn luyện võ nghệ để phòng thủ, đón đánh kẻ thù Nguyên – Mông đang âm mưu tiến hành xâm lược lần thứ hai. Trọng tâm của bài hịch là khích lệ tinh thần dân tộc, phê phán những quan điểm sai trái, động viên ý thức học tập, rèn luyện của toàn quân. Ở đây, ta thấy tác giả đã ý thức được tầm quan trọng của công việc binh vận và rất có ý thức giáo dục, bồi dưỡng, giác ngộ về chính trị cho tướng sĩ theo đúng phép dùng binh.

Ngay từ phần mở đầu của bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã dùng tám cặp nhân vật lịch sử cùng những hành động cụ thể của họ để làm minh chứng cho quan điểm: bề tôi phải hết lòng với vua, với chủ của mình. Tám cặp nhân vật lịch sử này là những tấm gương trung thần, nghĩa sĩ anh dũng trong sử sách Trung Hoa và thực tế của nhà Tống, nhà Nguyên. Tác giả dùng những tấm gương trung nghĩa này để khích lệ lòng tự hào và ý chí lập công danh, xả thân cứu nước của tướng sĩ. Các tấm gương trong sử sách Trung Hoa có: Kỉ Tín (tướng của Lưu Bang thời nhà Hán đã giả làm Lưu Bang để ra hàng Hạng Vũ và đã bị Hạng Vũ giết, nhờ đó Lưu Bang thoát nạn), Do Vu (tướng của Sở Chiêu Vương thời Xuân Thu đã chìa lưng che chở cho Sở Chiêu Vương khi bị kẻ cướp đâm, lúc đi lánh nạn), Dự Nhượng (gia thần của Trí Bá thời Chiến quốc. Trí Bá bị Triệu Tương Tử giết chết. Dự Nhượng đã nuốt than nóng cho khác giọng rồi giả làm hành khất để mưu giết Triệu Tương Tử trả thù cho chủ), Thân Khoái (viên quan giữ ao cá của Tề Trang Công thời Xuân Thu. Khi Trang Công bị Thôi Trữ giết. Thân Khoái đã chặt tay rồi chết theo chủ), Kính Đức (viên cảnh vệ, khi Vương Thế Sung vây bắt Đường Thái Tông, Kính Đức đã dùng thân mình để che chở, hộ vệ cho vua, giúp vua thoát nạn), Cảo Khanh (khi An Lộc Sơn khởi loạn đánh Đường Minh Hoàng, Cảo Khánh đã chửi mắng An Lộc Sơn, bị giặc cắt lưỡi mà vẫn không sợ). Chuyện của nhà Tống, nhà Nguyên có: Vương Công Kiên (tướng của nhà Tống. Khi giữ Hợp Châu đã huy động quân dân ở núi Điếu Ngư đánh nhau với quân Mông Cổ suốt bốn tháng, cuối cùng quân Mông Cổ phải rút lui), Cốt Đãi Ngột Lang (tướng tài của nhà Nguyên, từng đem quân đi đánh và thắng trận ở Nam Chiếu, một vùng đất thuộc hai tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam của trung Quốc). Như ta đã biết, chức năng phần mở đầu của hịch chưa phải là tố cáo địch để khích lệ lòng căm thù, cũng chưa phải là khích lệ niềm tự hào dân tộc mà chủ yếu khích lệ lòng hi sinh và ý chí lập công danh “cùng trời đất muôn đời bất hủ” của tướng sĩ. Theo quan điểm phong kiến thời xưa trung quân tức là ái quốc. Hi sinh vì vua chúa, vì chủ tướng của mình cũng có nghĩa là hi sinh vì nước. Hi sinh như vậy là cái chết cao đẹp, để lại tiếng thơm muôn đời và lưu danh cùng trời đất. Người phương Đông có quan niệm: thứ nhất lập đức, thứ nhì lập công, thứ ba lập ngôn. Do vậy lập công danh để lại tiếng thơm muôn đời đương thời là lẽ sống lớn của các trang nam nhi. Để đạt được mục đích ấy, Trần Quốc Tuấn đã rât khéo trong việc vận dụng sử sách và tình hình thời cuộc lúc đó để thức tỉnh, khích lệ tướng sĩ. Tác giả đã lấy dẫn chứng theo trục thời gian từ quá khứ xa xưa tới hiện tại, nêu một số ví dụ có chọn lọc ở Trung Hoa từ xưa như thời Xuân Thu, thời Chiến Quốc, thời Hán, thời Đường và những chuyện gần gũi thời đó, mang tính chất thời sự như chuyện của nhà Tống, nhà Nguyên mà các tướng sĩ đều được nghe, được biết để không còn phải nghi ngờ. Những tấm gương mà tác giả nêu ra bao gồm có cả những tướng lĩnh cao cấp, những bề tôi gần và cả những người bình thường. Những người này có thể khác nhau về vị trí gowin99 nhưng giống nhau ở chỗ trung quân ái quốc. Cách nêu gương này rất có ý nghĩa trong việc tác động tới người nghe, nhằm lôi cuốn đối với người nghe, làm cho bài văn đi vào lòng tướng sĩ và đạt được mục đích chính là thuyết phục, khích lệ họ lập công như các tấm gương sáng trong sử sách. Mặt khác dùng chuyện Tống, chuyện Nguyên, Trần Quốc Tuấn còn có ngụ ý so sánh về cách đối xử và cách ứng xử của mình và tướng sĩ để gợi suy nghĩ, thức tỉnh binh tướng của mình. Phải chăng tác giả muốn hàm ý cách đối đãi với tướng sĩ của mình có khác gì cách đỗi đãi của Vương Công Kiên với Nguyễn Văn Lập, Cốt Đãi Ngột Lang với Xích Tu Tư vậy sao một bên thì xả thân vì chủ còn một bên thì “nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn”. Ngụ ý này của tác giả quả là tinh tế và giàu sức thuyết phục.

Sang phần thứ hai, Trần Quốc Tuấn quay trở về với tình hình của thực tại của đất nước. Nhà văn đã đưa ra những dẫn chứng cho mọi người thấy được sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù, đồng thời cũng thể hiện lòng tự trọng, tự tôn dân tộc và sự căm thù giặc sâu sắc của mình. Tội ác và sự tham lam, ngang ngược của kẻ thù được tác giả lột tả qua những hành động hống hách, cậy thế của kẻ mạnh ức hiếp kẻ yếu như thể: đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng, vét của kho. Những việc làm đó thể hiện sự hống hách, ngạo mạn và lòng tham không cùng của quân giặc. Trong phần này tác giả đã sử dụng những hình ảnh ẩn dụ và diễn tả bằng các câu văn biền ngẫu rất đặc sắc: uốn lưỡi cú diều, đem thân dê chó, nuôi hổ đói. Bằng những câu văn biền ngẫu, nhà văn đã đặt quan hệ giữa ta và giặc trong thế tương quan: uốn luỡi cú diều - sỉ mắng triều đình; đem thân dê chó - bắt nạt tể phụ để đã chỉ ra nỗi nhục lớn của mọi người khi chủ quền đất nước bị xâm phạm. Điều này cho thấy nỗi giận và lòng khinh bỉ giặc của Trần Quốc Tuấn đang dâng lên cao độ. Sử sách có kể lại: năm 1277, Sài Xuân đi sứ, hắn buộc ta phải lên tận biên giới đón rước. Năm 1821, Sài Xuân lại sang sứ, hắn cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh (cửa chỉ có Thượng hoàng và nhà vua đi). Khi quân sĩ Thiên Trường ngăn lại, hắn đã lấy roi đánh toạc cả đầu. Nhà vua sai Thượng tướng Thái Sư Trần Quang Khải ra đón tiếp, Xuân nằm khểnh không thèm dậy. Vua ta cho tổ chức tiệc chiêu đãi ở lành lang theo nghi lễ tiếp sứ nước ngoài Sài Xuân không đồng ý. Hắn bắt phải đặt tiệc yến ở Tập hiền viện theo nghi lễ quốc khánh và tấu nhạc thái thường để nghe cho vui. So sánh với thực tế ấy sẽ thấy tác dụng của lời hịch như lửa đổ thêm dầu vào lửa. Trần Quốc Tuấn đã chỉ cho tướng sĩ thấy những hình ảnh chua xót của quốc thể do bọn giặc gây ra. Nỗi đau như vậy mà tướng sĩ cứ khoanh tay ngồi nhìn hay sao? Há chẳng phải là đang ngồi chờ những tai hoạ tiếp theo? Đưa ra những sự kiện như vậy, Trần Quốc Tuấn vừa đánh thức lòng tự trọng của tướng sĩ vừa cảnh tỉnh tướng sĩ, buộc họ không thể làm ngơ trước thời cuộc.

Sau khi vạch trần sự tham lam, ngạo ngược của giặc Nguyên, Trần Quốc Tuấn đi vào dãi bày tâm sự với tướng sĩ về nỗi niềm riêng trước họa mất nước. Những điều tâm sự của ông đã cho thấy tình yêu nước và thái độ căm thù giặc đang dâng trào cao độ: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. Đoạn văn này của Trần Quốc Tuấn làm ta nhớ tới đoạn thư hiệu triệu tổ chức Thập tự quân chống quân Mông - Nguyên thời đó của Giáo hoàng La Mã Gơ-rê-goa IX: Nhiều việc khiến ta lo lắng ... Nhưng ta nguyện quên hết những lo âu đó mà chú tâm đến cái tai họa Tác-ta, sợ rằng hiện nay uy danh của đạo Cơ Đốc sẽ bị bọn Tác-ta tiêu diệt mất. Nghĩ đến đó là ta xương nát tủy khô, thân gầy sức kiệt, đau xót vô cùng, khiến ta không biết làm gì đây. Hai đoạn văn cùng thể hiện lòng yêu nước cháy bỏng và sự căm thù quân giặc tột cùng nhưng rõ ràng hướng hành đồng của hai người viết lại hoàn toàn khác nhau. Giáo hoàng thì khiến ta không biết làm gì đây” còn Trần Quốc Tuấn lại quyết tâm sục sôi giết giặc “chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. Bởi thế bức thư của Giáo hoàng mang âm điệu thống thiết nhưng bi thương còn bài hịch của Trần Quốc Tuấn mang âm hưởng bi tráng nhưng hào hùng. Với Trần Quốc Tuấn căm thù giặc thì phải giết, yêu nước thì phải chiến đấu với quân thù để bảo vệ từng tất đất thiêng liêng của Tổ quốc. Có thể nói, những lời dãi bày gan ruột này đã thể hiện hết bao điều tâm huyết và bút lực của Trần Quốc Tuấn. Dường như bao nhiêu uất ức, bao nhiêu quyết tâm của ông được dồn vào cả đoạn văn này. Mỗi chữ, mỗi lời như đang chảy trực tiếp từ trái tim qua ngòi bút để hiện lên trang giấy. Những câu văn sóng đôi khắc hoạ thật sinh động hình tượng người anh hùng cứu nước, đau xót đến quặn lòng trước cảnh tình đất nước mắc họa xâm lăng, căm thù giặc đến bầm gan tím ruột, mong rửa nhục đến mất ngủ quên ăn, sẵn sàng vì nghĩa lớn mà coi thường xương tan thịt nát. Những tâm sự này không phải là những lời nói suông bởi nó được bùng lên từ ngọn lửa uất hận, căm thù giặc đang bùng cháy hừng hực trong huyết mạch người viết và cũng là linh hồn của cuộc kháng chiến lúc bấy giờ. Ngọn lửa ấy như không thể kìm nén được nữa, nó phải bùng cháy và lan truyền tới các tướng sĩ, nó phải biến thành sức mạnh để tiêu diệt quân thù. Những hình ảnh thây phơi nội cỏ, da ngựa bọc thây là những biểu tượng về chí làm trai, về người anh hùng thường gặp trong văn học thời xưa được lặp lại nhưng không hề sáo rỗng. Ngược lại nó vang lên như một lời nguyền, lời thề khắc cốt, ghi xương quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Trần Quốc Tuấn mượn những hình ảnh này để thể hiện cái chí của mình đồng thời cũng nhằm mục đích truyền cái chí đó cho tướng sĩ toàn quân.

Đối với kẻ thù, Trần Quốc Tuấn bộc lộ hiềm căm hận và quyết tâm xả thân vì đất nước. Còn đối với tướng sĩ, ông cũng thể hiện một tình cảm “phụ tử chi binh” rất đặc biệt. Bởi thể cuối phần thứ hai của bài hịch, nhà văn tập trung vào phân tích tình hình nội bộ và nghiêm khắc nhắc nhở phê phán, khuyên bảo tướng sĩ. Trước khi phê phán tướng sĩ Trần Quốc Tuấn đã nêu lên mối ân tình giữa chủ soái với tướng sĩ: Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. Cách đối đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng kém gì. Tác giả đã chỉ rõ cho tướng sĩ dưới quyền về mối ân tình của mình với mọi người trên hai phương diện (hay còn gọi hai quan hệ). Thứ nhất là quan hệ chủ tướng và thứ hai là quan hệ của những người cùng cảnh ngộ. Trên quan hệ chủ tướng để khích lệ tinh thần “trung quân ái quốc”, còn trên quan hệ của những người cùng cảnh ngộ để khích lệ lòng ân nghĩa thủy chung của những người đã từng đồng cam cộng khổ, vào sinh ra tử. Nhà văn chỉ rõ cho các tướng sĩ biết rằng chủ tướng của họ đã gắn bó với họ như cha con, đã từng đối đãi với họ không kém gì cách đối đãi với bề tôi của Vương Công Kiên hay Cốt Đãi Ngột Lang. Nhắc như vậy, vị Quốc công tiết chế thống lĩnh toàn quân không có ý kể công mà nhằm đánh thức sự suy nghĩ, khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đạo vua tôi, đối với đất nước cũng như đối với tình cốt nhục.

Từ khẳng định mối quan hệ tốt đẹp của mình với tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn chuyển sang phê phán thực trạng sinh hoạt, tư tưởng của tướng sĩ. Tác giả đã nghiêm khắc với những hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh của đất nước. Thái độ bàng quan ấy không chỉ là tội thờ ơ nông cạn mà còn là sự vong ân bôi nghĩa trước mối ân tình của chủ tướng; sự ham chơi hưởng lạc đâu chỉ là vấn đề nhân cách mà còn là sự vô trách nhiệm đến táng tân lương tâm của những bề tôi trong bối cảnh vận mệnh đất nước đang nghìn cân treo sợi tóc. Trần Quốc Tuấn chỉ rõ từng hành vi lầm lạc của tướng sĩ như vui chọi gà, mê cờ bạc, thích săn bắn, ham rượu ngon, say tiếng hát… Những ham thích ấy tưởng là nhỏ nhưng hậu quả thì lại khôn lường. Để cảnh tỉnh bĩnh sĩ Trần Quốc Tuấn đã dựng lên một một viễn cảnh đen tối khi giặc Mông Thát tràn sang: cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp giặc, mẹo cờ bạch không thể dùng làm mưu lược nhà binh ... chén rượu ngon không thể làm giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Hơn cả thế là thái ấp, bổng lộc của ta và các ngươi đều không còn; gia quyến vợ con của cả chủ và tớ đều khốn cùng, tan nát; xã tắc tổ tông bị giày xéo; thanh danh bị ô nhục ...  Có thể nói, đây là đoạn văn rất hay, thấu tình đạt lí, ý tứ sâu sắc, lời văn sắc bén, sôi động, giàu hình ảnh. Những câu biền ngẫu làm cho lời văn uyển chuyển; lối dùng điệp ý, địêp ngữ đã làm nổi bật mối quan hệ sóng đôi có tính chất tương phản giữa ta và giặc, mối quan hệ sóng đôi có tính chất hoà đồng giữa tác giả với tướng sĩ. Đoạn văn vừa dùng cách nói thẳng, gần như sỉ mắng không biết lo… không biết nhục ... không biết tức vừa có giọng trào phúng (mỉa mai, chế giễu), khi nói về hậu quả của thú hưởng lạc trong mối tương quan với việc đánh đuổi giặc: cựa gà trống không thể… mẹo cờ bạc không thể ... tiền của tuy nhiều khôn mua được ... chó săn tuy khỏe khôn đuổi ... chén rượu ngon không thể làm ... tiếng hát hay không thể . Đây là nghệ thuật khích tướng của người viết. Điều đơn giản ấy đến “trẻ con cũng biết được, mà các tướng lại hình như  không biết … làm cho họ tức khí, muốn mau chóng chứng minh tài năng phẩm chất của mình bằng việc làm thiết thực” (Trần Đình Sử). Bên cạnh đó đoạn văn còn có giọng điệu trữ tình thống thiết. Đó là khi nhà văn nói về thái ấp, gia quyến, phần mộ tổ tiên … của mình với các tướng sĩ. Đoạn văn là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền nhưng cũng là lời của người cùng cảnh ngộ. Chính vì vậy cách nói có khi nghiêm khắc mang tính chất sỉ mắng, răn đe, có khi lại chân thành, tình cảm mang tính chất bày tỏ thiệt hơn, phải trái. Nói như thế hẳn là lay động và thức tỉnh người nghe đến tận cõi sâu thẳm của tâm can.

Cùng với phê phán thái độ sai trái và các việc làm chưa đúng của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn còn chỉ ra cho tướng sĩ thấy những việc đúng nên làm và khuyên răn tướng sĩ. Bằng giọng văn rất chân tình, tác giả đã nói với các tướng sĩ: Nay ta bảo thật các ngươi… Đó là những lời của người bề trên đối với kẻ dưới, của chủ tướng nói với tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn đã khuyên răn tướng sĩ hai điều phải chú ý. Thứ nhất, phải biết cảnh giác để tránh mọi nguy cơ, mọi tai hoạ. Thứ hai, phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên để mọi người, mọi nhà đều giỏi như Bàng Mông và Hậu Nghệ. Thực hiện được hai điều khuyên bảo đó thì sẽ dẫn tới một tương lai tươi sáng: bêu đầu được Hốt Tất Liệt, làm rữa thịt Vân Nam Vương; giữ vững được thái ấp, bổng lộc, gia quyến, vợ con, tông miếu, mồ mả tổ tông và để lại tiếng thơm cho muôn đời. Có thể thấy, cách sử dụng từ ngữ của nhà văn ở phần này khá ấn tượng. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ bêu đầu, làm rữa thịt nhằm tác động mạnh tới người nghe, khơi dậy lòng căm thù, khích lệ ý chí chiến đấu của các tướng sĩ để rửa nhục cho đất nước. Những hình ảnh sóng đôi đã thể hiện sâu sắc mối quan hệ hoà đồng giữa người nói đối với người nghe. Cùng đó, nghệ thuật so sánh tương phản giữa hai viễn cảnh: đầu hàng thất baị thì mất tất cả, chiến đấu thắng lợi thì được cả, cái chung và cái riêng, quốc gia và gia đình nên đã làm thức tỉnh sâu sắc tướng sĩ. Khi nêu viễn cảnh thất bại nhà thơ sử dụng những từ ngữ mang tính chất phủ định không còn, cũng mất, bị tan, cũng khốn. Còn khi nêu viễn cảnh thắng lợi tác giả lại dùng từ ngữ mang tính chất khẳng định mãi mãi vững bền, đời đời hưởng thụ không bị mai một, sử sách lưu thơm. Cách so sánh này quả là đã tạo nên hiệu quả tích cực đối với các tướng sĩ. Tác giả đã giúp họ nhận ra hai con đường chính nghĩa và phi nghĩa rõ ràng, thấy được lẽ phải và sai trái, cuộc sống và cái chết, nô lệ và tự do … Và điều tất yếu là dẫn họ lựa chọn được con đường đi đúng đắn, phải chuẩn bị chống giặc khi chúng tràn tới, phải xả thân chiến đấu vì độc lập tự do của gia đình, của chủ tướng, mà cũng là của đất nước. Câu nghi vấn ở cuối đoạn ... phỏng có được không cũng mang một hàm ý sâu sắc. Hỏi nhưng thực chất là khẳng định những điều đúng, lẽ phải mà tướng sĩ cần phải hướng tới. Qua những điều tác giả phân tích rất rõ ràng ấy, hẳn tướng sĩ sẽ phân biệt được đâu là phải, đâu là trái và họ phải làm gì để trả lời câu hỏi của chủ tướng.

Phần kết của bài hịch là một mệnh lệnh chiến đấu. Trần Quốc Tuấn nêu nhiệm vụ cấp bách và khích lệ, động viên tinh thần chiến đấu các tướng sĩ. Để giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến, quyết thắng, tác giả bài hịch đã khuyên bảo các tướng sĩ phải chuyên tâm luyện tập theo sách Binh thư yếu lược do chính mình soạn ra. Ông nhắc nhở tướng sĩ phải nghe theo lời dạy bảo của mình thì mới là đạo thần chủ. Ngược lại sẽ bị coi là kẻ nghịch thù. Ông đã cũng vạch rõ hai con đường giữa chính và tà, cũng có nghĩa là hai con đường là sống và chết để thuyết phục tướng sĩ. Tác giả cũng biểu lộ một thái độ dứt khoát, hoặc là địch, hoặc là ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc. Chính thái độ dứt khoát này đã có tác dụng thanh toán những thái độ trù trừ trong hàng ngũ tướng sĩ, động viên những người còn thờ ơ, do dự đứng hẳn sang phía lực lượng quyết chiến, quyết thắng. Đưa ra mệnh lệnh để tướng sĩ thi hành nhưng câu cuối rất đáng chú ý. Là mệnh lệnh nhưng vẫn thể hiện rõ cái tình của chủ tướng đối với quân sĩ. Chủ tướng bộc bạch tấm lòng vì dân vì vua, cũng tức là vì nước của mình với tướng sĩ. Tấm lòng ấy chủ tướng muốn chia sẻ với các tướng sĩ và mong muốn tướng sĩ nghe theo lời khuyên bảo của mình và làm theo mình. Mệnh lệnh mà vẫn mang được cái tình lớn lao như vậy thật dễ đi vào lòng người, dễ thuyết phục họ làm theo.

Hịch tướng sĩ quả là một áng văn chính trị đặc biệt. Đây là một trong những tác phẩm đỉnh cao của văn học yêu nước thời kì trung đại Việt Nam. Áng văn ấy cho đến tận ngày nay vẫn còn giữ nguyên những giá trị. Với những câu văn biền ngẫu giàu hình ảnh; bằng những dẫn chứng rõ ràng và cách lập luận chặt chẽ, sắc xảo; đặc biệt là giọng điệu uyển chuyển khi cương khi nhu, thống thiết, hừng hực bài hịch đã có tác dụng mạnh mẽ và truyền cảm sâu sắc, phản ánh được tinh thần yêu nước nồng nàn của Trần Quốc Tuấn và cũng là của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Qua bài Hịch tướng sĩ, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn không những bộc lộ được lòng căm thù giặc và ý chí xả thân giết giặc cứu nước của mình mà còn khích lệ tướng sĩ lòng căm thù giặc, nỗi nhục mất nước; khích lệ lòng trung quân ái quốc và lòng ân nghĩa thuỷ chung; khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước; khích lệ lòng tự trọng liêm sỉ ở mỗi con người; khích lệ tình yêu yêu Tổ quốc, tinh thần bất khuất, quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đặt ở hoàn cảnh ra đời, hẳn là bài hịch cũng đã góp một phần không nhỏ để làm nên những chiến thắng oanh liệt của dân tộc.

___________________________________________

 *Trường THCS Nguyễn Văn Huyên, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội

 

 

Đào Thị Thu Hiền*

Link nội dung: //revcat.net/ran-quoc-tuan-va-ang-thien-co-hung-van-hich-tuong-si-a21171.html

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()