link tải gowin99 mới nhất

Qua đền Núi Dạ (Quá Dạ Lĩnh từ)

Mới đây, khi bổ sung. chỉnh lý tái bản sách Giải mã thơ ca Lý Trần, bổ sung phần thơ của danh sĩ Trương Hán Siêu, cả mấy chục bài, thấy có một cái chú thích sai, cần phải xem xét lại. Kính mời các bạn tham khảo.

QUA ĐỀN NÚI DẠ

(Quá Dạ Lĩnh từ)

Nghe tiếng đã lâu, nay mới có dịp đến thăm,

Văn bia có niên đại xa xưa nay vẫn còn đây.

Bày mưu cướp của người thì khó mà nói lời lương thiện,

Khoe khoang công trạng với nước thì sao thốt được lời hay.

Màn đêm buông xuống thật khó mà lặn xuống biển,

Đức độ đang ở phương nào để viết vào sách mà dạy đời?

Trong mộng nghe có lời nói rằng, đền đã cũ hỏng, nên cho sửa lại,

Thực tình là thế, nào có dám lừa dối người cày cấy, kẻ đánh bắt cá đâu.

Dịch thơ:

Nghe tiếng đã lâu, nay đến thăm,

Bia vẫn còn, niên đại xa xăm.

Mưu cướp của người, sao lương thiện,

Khoe công, đâu thốt được lời hay?

Đêm xuống, khó bề chìm đáy biển,

Đức phương nào, sao dạy đời đây?

Mộng nói, đền hoang, nên sửa lại,

Sao lừa ngư phủ, cấy cày đây!

(VŨ BÌNH LỤC dịch)

b1a-vbl1-1696823991.jpg

Bút tích bài diễn ca của Cụ Hồ.

 

Bài thơ QUA ĐỀN NÚI DẠ có lẽ cũng được Trương Hán Siêu sáng tác trên đường vào Thuận Hóa (Hóa Châu) nhậm chức CHIÊU DỤ ĐẠI SỨ (1353). Nghĩa là nó cùng thời điểm với bài KHE LẠNH, cụ Trương viết khi ghé thăm khu Khe Lạnh ở huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, gần đó. Bấy giờ, tiên sinh cũng đã 79 tuổi rồi. năm sau (1354) Trương Hán Siêu qua đời trên đường từ Hoá Châu về Thăng Long, hưởng thọ 80 tuổi.

Vậy đền Núi Dạ ở đâu? Thưa rằng, ngôi đền ở núi Dạ nay thuộc xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Núi Dạ nằm bên cạnh con đường thiên lý Bắc Nam, nên có nhiều người biết.

b2avbl2-1696823666.jpg

Nhà nghiên cứu Vũ Bình Lục.

 

Nhưng mà đền núi Dạ thờ ai? Đó là ngôi đền thờ Thục Phán (An Dương Vương) rất hiếm hoi trên toàn cõi nước ta. Theo chỗ tôi biết, thì chỉ có hai nơi có đền thờ Thục An Dương Vương. Ở huyện Gia Lộc, nay thuộc thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương có ngôi đền thờ An Dương Vương. Ngôi đền thứ hai là đền núi Dạ (còn có tên là đền Cuông) ở Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đây.

Vấn đề chủ yếu ở bài thơ của Trương Hán Siêu là ca ngợi vị nhân thần truyền thuyết Thục Phán, hay là phê phán ông vua này? Đó mới chính là chỗ cần phải nói thêm cho rõ. Thế nên, việc bám sát nội dung tác phẩm, để hiểu đúng về nó, cần phải có cái nhìn gowin99 thấu đáo, sâu rộng, toàn cảnh.

Sách DANH SĨ TRƯƠNG HÁN SIÊU (Nxb Khoa học Xã hội-2021), người biên soạn chú thích răng: “Theo truyền thuyết thì sau khi bị Triệu Đà đánh bại, do chủ quan (khinh địch), Thục vương cùng công chúa Mỵ Châu lên ngựa rời bỏ Loa Thành, phi về phương Nam, nhưng đến đâu cũng bị giặc đuổi gấp (do Mỵ Châu rút lông ngỗng rắc dọc đường. khiến cho Trọng Thủy cứ theo đó mà rượt đuổi), đến chỗ đền Mộ Dạ ngày nay thì cùng đường, trước mặt là núi cao, bên phải là biển cả mênh mông, phía sau quân giặc tràn tới. Biết sự tình, vua cha rút gươm chém công chúa rồi nhảy xuống biển tự vẫn. Do đó, nhân dân lập đền thờ ông”…

Chú thích còn viết tiếp: “Những câu như bày mưu cướp của người thì khó mà nói điều lương thiện, rồi còn khoe khoang công trạng cũng khó mà thốt lời hay, là nói về sự tích cha con Triệu Đà Trọng Thủy dùng mưu hèn kế bẩn kết nghĩa thông gia để tỏ tường nội tình nhà Thục, quân bị và bố phòng thành Cổ Loa để đánh úp và cướp nước ta. Hoặc câu khi màn đêm buông xuống thật khó khăn chìm xuống biển, là nói việc Thục Vương rất bất đắc chí khi phải nhảy xuống biển kết liễu cuộc đời, chấm dứt sự nghiệp đế vương, chỉ vì lơ là mất cảnh giác trước mưu kế của kẻ thù. Câu chuyện thật bi hùng”.

Chú thích còn chú thêm: “Theo Lê Quả Dục, Tuyển tập thơ văn”.

Thế nghĩa là soạn giả sách DANH SĨ TRƯƠNG HÁN SIÊU, cũng nói theo quan điểm của tác giả Lê Quả Dục.

Chúng tôi cho rằng, nhận xét, đánh giá như những lời chú thích trên đây là hoàn toàn sai lầm, viển vông và đáng trách. Chuyện này có thể phải viết một chuyên luận vài trăm trang, nhưng tôi chỉ xin tóm tắt mấy ý như sau:

-Truyền thuyết, suy cho cùng, cũng chỉ là truyền thuyết. Nhà nghiên cứu Thiền học, sử học cổ đại rất đáng nể là Giáo sư Lê Mạnh Thát, khi nghiên cứu lịch sử cổ đại nước ta, đã kết luận rằng, truyền thuyết Cổ Loa thành, là hoàn toàn đáng vứt bỏ. Thực chất, đây là “phiên bản” của sử thi Ấn Độ, được truyền sang nước ta từ thời vua Hùng. Đến thời ta, người ta lấy đó làm câu chuyện lịch sử, rồi truyền bá vô tội vạ. Con cháu đời sau chả biết đâu mà lần. Ông Lê Mạnh Thát còn chứng minh rằng, không có chuyện Triệu Đà đánh nhau với Thục Phán An Dương Vương. Ông ấy chứng minh, dẫn liệu sử ta, sử Tàu khá kỹ lưỡng.

Tôi tán thành ý kiến của ông Lê Mạnh Thát ở điểm này và ở cả một số chi tiết khác. Nhưng tôi cũng chưa tán thành quan điểm của ông Lê Mạnh Thát ở phương pháp nghiên cứu lịch sử, là chỉ căn cứ vào sách vở. Sách vở có cái đúng, có cái sai. Có cái nửa đúng, nửa sai, hoặc đúng nhiều hơn sai và ngược lại.

Lê Quý Đôn từng viết đại ý: Một cuốn sách sử, kể cả quốc sử, cho dù hoàn hảo đến mấy, cũng không thể hoàn toàn tin theo được. Phải căn cứ vào sự thật, chứ không thể chỉ căn cứ vào những lời văn trong sách. Chính vì vậy, nhà bác học Lê Quý Đôn mới viết sách QUẦN THƯ KHẢO BIỆN. Nghĩa là khảo cứu cả rừng sách để biện luận cái đúng cái sai.

GS Lê Mạnh Thát còn chứng minh rằng, nước ta không có Thục An Dương Vương. Mà thực ra, sinh thời, nhà Hán học uyên bác, nhà văn, nhà báo lừng danh Ngô Tất Tố đã viết: “Nước Nam làm gì có An Dương Vương”! Chuyện này tạm dừng ở đây.

-Trở lại với chú thích trên, chúng tôi cho rằng tác giả Lê Quả Dục chỉ dựa vào câu chuyện truyền thuyết viển vông, để đánh giá nội dung bài thơ một cách sai lầm.

Các nhà nghiên cứu lịch sử, gowin99 gần đây cho rằng, Thục Phán không chạy theo đường bộ vào đến Diễn Châu rồi nhảy xuống biển tự tử. Ông vua bại trận này chạy ra phía đông, đến Gia Lộc (Hải Dương) thì để lại cho dân làng ở đây hai trăm lạng bạc, dặn dân lấy số tiền đó làm đền thờ, rồi Thục Phán An Dương Vương chạy ra cửa sông, nhảy xuống biển chết. Xác Thục Phán trôi dạt vào đến bờ biển Diễn Châu. Dân vớt xác chôn và lập đền thờ, ở núi núi Dạ (Mộ Dạ).

2

Nhưng Thục Phán là ai? Là ta hay là giặc?

Sử ta (ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ) do Ngô Sĩ Liên chủ biên, chép Thục Phán (?-179 TSN), tổ tiên người nước Thục ở Tứ Xuyên (Trung Quốc). Nhà Thục bị nhà Tần diệt từ năm 316 TCN, con cháu trôi dạt xuống phương Nam.

Thục Phán là một người tài giỏi, lập ra bộ tộc Tây Âu, nhiều năm đánh nhau với vua Hùng. Cuối cùng, Thục Phán đánh bại vua Hùng, cướp nước Văn Lang, rồi sáp nhập Tây Âu vào Lạc Việt, chuyển đô từ Phong Châu (Phú Thọ ngày nay) xuống Phong Khê, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh-Hà Nội ngày nay), tự xưng là AN DƯƠNG VƯƠNG. Sử ta cho rằng, triều đại Thục An Dương Vương tồn tại 50 năm, từ năm 257 TCN đến 208 TCN.

Tuy nhiên, sách SỬ KÝ của Tư Mã Thiên (người Hán), thì viết, nước Âu Lạc chỉ tồn tại 30 năm, từ 208 TCN đến năm 179 TCN. Mà SỬ KÝ Tư Mã Thiên được viết trước bộ ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ của nước ta khoảng 600 năm. Vậy, Cái nào đáng tin hơn? Về nội dung cơ bản, ĐVSKTT chép theo sách SỬ KÝ của Tư Mã Thiên.

Về nhân vật Thục Phán (An Duwowngg Vương), sách ĐVSKTT của ta viết: “Hùng Vương có người con gái nhan sắc tuyệt vời, tên gọi là Mỵ Nương. Vua nước Thục nghe tin, sai sứ sang cầu hôn. Vua Hùng muốn gả, nhưng Lạc Hầu can rằng: Thục muốn lấy nước ta, chỉ mượn tiếng cầu hôn đó thôi. Không lấy được Mỵ Nương, Thục Vương căm giận, dặn lại con cháu phải diệt Văn Lang mà chiếm lấy nước. Đời cháu Thục Vương là Thục Phán mấy lần đem quân tiến đánh nước Văn Lang. Nhưng Hùng Vương có tướng giỏi, mấy lần đánh bại quân Thục. Hùng Vương nói: Ta có sức thần, nước Thục không sợ hay sao? Bèn chỉ say sưa yến tiệc, không lo việc binh bị. Bởi thế, khi quân Thục lại kéo sang đánh Văn Lang, vua Hùng còn trong cơn say. Quân Thục đến gần, vua Hùng trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy xuống sông tự vẫn. Tướng sĩ đầu hàng. Thế là nước Văn Lang mất, năm Giáp Thìn (257 TCN), Thục Phán đã thôn tính được Văn Lang”….

ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ chép như vậy, đủ biết câu chuyện vua Hùng để mất bước vào tay Thục Phán, cũng tương tự như cái truyền thuyết Mỵ Châu-Trọng Thủy ở thành Cổ Loa. Hay là lịch sử vua Hùng mất nước được “cải hoán” thành truyền thuyết mơ hồ?

Sách SỦ KÝ của Tư Mã Thiên (đời Hán) thì chép Thục Phán đem ba vạn quân tấn công Hùng Vương. Sau mấy năm giao chiến, Thục Phán đã diệt được Văn Lang, cướp đất Văn Lang… Chỉ từ khi chúng ta giành chiến thắng chống thực dân Pháp (1954), chưa rõ do ai chỉ đạo, nhà thơ Tố Hữu viết “Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu / Trái tim lầm chỗ để trên đầu / Nỏ thần vô ý trao tay giặc / Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”…Thơ Tố Hữu đã định hình cái việc chỉ Triệu Đà (Triệu Vũ Đế) là “giặc”, trong tâm trí của mấy thế hệ người Việt ta. Đó là một sai lầm rất lớn. Cũng từ sau năm 1954, thành phố Hà Nội bỏ tên đường Triệu Vũ Đế và tên đường Tể Tướng Lữ Gia, đã được đặt từ trước.

Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi viết diễn ca LỊCH SỬ NƯỚC TA, có câu: “Triệu Đà là vị hiền quân,

Quốc danh Nam Việt, trị dân năm đời”!

Vậy mà có kẻ đã chủ mưu xóa câu lục bát của cụ Hồ đi. Hơn thế, họ còn manh tâm xóa cả chư “Triệu” trong bài ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ của Nguyễn Trãi! Thật vô lối!

Thế thì bài thơ QUA ĐỀN NÚI DẠ của Trương Hán Siêu, thật sự không có chuyện như truyền thuyết được chú thích. Quý vị viết sách đã quá tin vào cái mơ hồ, để giải thích cho một bài thơ cụ thể của Trương Hán Siêu, mà không hiểu đúng nội dung bài thơ.

Chúng ta cũng nên nhớ rằng, năm 1300, Hưng Đạo Đại Vương ốm nặng. Vua Trần Anh Tông từ Thăng Long ra Vạn Kiếp (phủ đệ của Hưng Đạo Đại Vương) hỏi thăm, đồng thời tham vấn kế sách chống giặc phương Bắc. Hưng Đạo Đại Vương nói, đại ý: Nước Đại Việt ta, kể từ Triệu Vũ Đế (Triệu Đà), đã sử dụng binh pháp như thế nào… Nhưng “khoan thư sức dân, mới là kế sâu rễ bền gốc để giữ nước”.

Trương Hán Siêu khi ấy còn là môn khách của Hưng Đạo Đại Vương, tất được ở bên cạnh giường bệnh của Đại Vương. Rất có thể chính Trương Hán Siêu đã là người ghi chép lại lời dặn dò của Đại Vương. Thế thì làm gì có chuyện Trương Hán siêu phê phán Triệu Vũ Đế như chú thích của tác giả Lê Quả Dục?

Thực ra, ở bài thơ này, Trương Hán Siêu tỏ rõ thái độ khinh nhờn tên giặc Thục Phán, là kẻ lừa đảo, “bày mưu cướp của người”, cho nên “làm sao có thể thốt ra lời lương thiện” / “Khoe khoang công trạng với nước, sao có thể thốt được lời hay”!

Toàn bộ bài thơ thể hiện thái độ khinh mạn tên giặc Thục Phán đã bày mưu sâu kế bẩn, để cướp nước Văn Lang của vua Hùng, chứ hoàn toàn không phải như cảm nhận của sách DANH SĨ TRƯƠNG HÁN SIÊU vậy!

Tóm lại, chú thích của sách DANH SĨ TRƯƠNG HÁN SIÊU nên phải sửa lại, để con cháu chúng ta tránh khỏi ngộ nhận sai lầm về triều đại Triệu Vũ Đế, mà sử sách nước ta từ xưa rất đỗi tự hào. Thêm nữa, cũng phải dứt khoát loại bỏ tên xâm lược Thục Phán ra khỏi tâm trí người Việt ta. Đền Cổ Loa, chỉ nên thờ Ngô Quyền, khi ngài đánh bại quân Nam Hán, xưng Vương và đóng đô ở đây!

Nhà nghiên cứu Vũ Bình Lục.

Link nội dung: //revcat.net/qua-den-nui-da-qua-da-linh-tu-a21140.html

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()