Lương duyên 400 năm
Vở opera “Công nữ Anio” được Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam cùng với Ban điều hành “Công nữ Anio” (Brain Group, Công ty TNHH Âm nhạc Yamaha Việt Nam, Hiệp hội Xúc tiến giao lưu quốc tế NPO) thực hiện, nhằm đánh dấu cột mốc kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.
Nội dung vở diễn được xây dựng dựa trên câu chuyện tình yêu có thật giữa công nữ Ngọc Hoa - con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên và chàng thương nhân Araki Sotaro đến từ Nagasaki (Nhật Bản) cách đây khoảng 400 năm, được lưu truyền giữa hai quốc gia.
Vở diễn không chỉ là sự kiện kỷ niệm quan trọng, đánh dấu cột mốc trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản mà còn một lần nữa nhấn mạnh về sự kính trọng, lịch sử giao lưu giữa hai nước lẫn nhau đã có từ thời đại này. Đồng thời, ban tổ chức dự án mong muốn tác phẩm trở thành “con thuyền” chuyên chở lịch sử, gowin99 , nghệ thuật hướng tới tương lai, với niềm hy vong tác phẩm có thể được lưu truyền trong tương lai 50 năm, 100 năm hoặc nhiều hơn thế như những tác phẩm Opera để đời trước đó. Tác giả soạn lời tiếng Việt - nhà báo, nhà văn, nhạc sĩ Hà Quang Minh nhấn mạnh: “Vở Opera Công nữ Anio sẽ được diễn ở tầm thế giới”.
Từ biết ơn vượt khó khăn
Xuyên suốt tác phẩm là mô-típ giai điệu “ARIGATO (Cảm ơn)” bằng tiếng Nhật. Đây là nét giai điệu ngắn, dễ phát âm, dễ thuộc, được nhắc đến ở tất cả các màn trong vở diễn như thể hiện mối lương duyên giữa Công nương Anio (công chúa Ngọc Hoa) và ngài Sotaro nói riêng, Việt Nam và Nhật Bản nói chung được xây dựng từ việc biết ơn và cảm mến lẫn nhau. Sự biết ơn cũng chính là thông điệp mà ekip thực hiện chương trình muốn truyền tải đến các quý khán giả.
Tổng đạo diễn, giám đốc âm nhạc Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, nhạc trưởng người Nhật Honna Tetsuji cho biết: “Khó nhất là khảo chứng về lịch sử. Được sự giúp đỡ của nhiều gíao sư lịch sử Việt Nam và Nhật Bản, chúng tôi mới có thể hoàn thành một tác phẩm thể hiện theo hình thức Opera mà vẫn dựa trên sự thật lịch sử. Chúng tôi đã phải vất vả suốt 2 năm với vô vàn cuộc họp để nhào nặn ra tác phẩm này”.
Bên cạnh đó, các nghệ sĩ Nhật Bản đã phải dày công tập luyện để có thể hát Opera bằng tiếng Việt. Trong lời nói thường ngày của người Việt đã có sẵn “âm nhạc”, việc học nghe và nói ngôn ngữ tiếng Việt khi sử dung các thanh âm (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) đã là một điều rất khó, nhưng để hát tiếng Việt sao cho giữ nguyên được nét đẹp của giai điệu cũng như chuẩn cách phát âm và không làm biến đổi ngữ nghĩa của từ lại là một điều khó hơn hẳn! Bởi trong tiếng Việt có rất nhiều từ chỉ có thể phát âm khi khép miệng. Nếu như hát những từ đó thì không thể khiến âm thanh ngân vang. Nếu cố há miệng to thì thanh âm bị sai lệch dẫn đến không nghe được lời hát. Vì vậy, việc tìm kiếm và sáng tạo những câu hát vừa bám sát nội dung, vừa có chất lượng về văn học và vừa có thể phù hợp với kỹ thuật Opera là một “bài toán khó” đối với đội ngũ thực hiện chương trình.
Tuy vậy, bằng sự cố gắng không ngừng nghỉ của các đơn vị tổ chức, đơn vị bản xuất, các ban cố vấn cũng như các nghệ sĩ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, vở diễn “Công nương Anio” đã đem đến hiệu ứng tích cực và hiệu quả nghệ thuật rất lớn, mở ra một tương lai mang “sản vật” tinh thần Việt - Nhật vươn tầm thế giới. Kết thúc 4 màn nhạc kịch là những tràng vỗ tay kéo dài suốt gần 10 phút đồng hồ đến từ phía các quý khán giả. Theo nhận định của tác giả lời Việt, nhà báo, nhà thơ, nhạc sĩ Hà Quang Minh : “Các tác phẩm Opera được công diễn hiện nay đa số là những tác phẩm sẵn có. Tác phẩm hoàn toàn mới như Công nữ Anio là rất hiếm”.
Vở “Công nữ Anio” được công diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội trong 3 đêm, từ 22 đến 24/9. Tiếp đó, vào ngày 27/9, tác phẩm sẽ đến với công chúng Hưng Yên tại Trung tâm Hội nghị tỉnh. Vào tháng 11, buổi diễn ra mắt công chúng Nhật Bản tại Hội trường Hitomi Memorial Hall của Trường đại học Nữ sinh Showa, Tokyo.
Mạc Anh Vân
Link nội dung: //revcat.net/vo-opera-cong-nu-anio-moi-luong-duyen-lich-su-viet-nam-nhat-ban-a20903.html