Cả tập truyện thể hiện cái nhìn sâu sắc về thời đại, về con người và biết bao trăn trở của vị nho sĩ tài hoa, khát khao dâng hiến cho triều đình phong kiến, cho đời, cho người; nhưng rồi vỡ mộng! Đây cũng là nỗi đau chung về thời thế của những bậc hiền nhân quân tử thời trung đại: "đau đời có cứu được đời đâu", bởi họ phải sống trong một gowin99 nhiễu nhương, mục nát. Tâm trạng của Nguyễn Dữ là hệ quả tất yếu trước hiện thực của triều đình Lê mạt thế kỷ XVI, khi mà dân chúng không còn ảo tưởng về chế độ quân chủ chuyên chế nhà Hậu Lê! Truyện mở đầu rất tự nhiên, bằng việc giới thiệu nhân vật có đủ tên tự, tên chữ; quê quán, tính cách: "Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Cách giới thiệu này khiến người đọc tưởng như đó là nhân vật có thực trong đời. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực.". Các lớp lang của truyện dần được hé mở, khi Nguyễn Dữ kể việc ngôi đền ở làng Ngô Tử Văn vốn linh ứng, luôn phù hộ độ trì cho dân bỗng nhiên quay ngoắt 180*. Thay vì bảo vệ và tạo phúc cho dân; nó bỗng giở chứng tác oai tác quái, gieo bao nỗi sợ hãi cho những người dân vốn kính ngưỡng thần thánh - những hình tượng có thực trong lịch sử. Dựng đền thờ cúng, đó là sự tri ân của nhân dân đối với bậc tiền nhân có công dựng nước và giữ nước! Tuy nhiên, sự thay đổi bất thường của ngôi đền thiêng đã khiến cả làng lo sợ, cầu cúng; nhưng càng cầu cúng, thì những chuyện tai quái càng diễn ra thường xuyên hơn với mức độ lớn hơn! Những quái sự ấy khiến lòng người bất an, dân tình xáo xác. Nhưng, ai có thể giúp cho dân chúng được, khi mà đối tượng mang đến cho dân sự kinh hoàng lại đang được họ thờ cúng, tin phục? Và, người hùng Ngô Tử Văn xuất hiện! Chàng quyết định "thay trời hành đạo" bằng việc đốt ngôi đền - nơi mà biết bao người dân hàng ngày cúng lễ, tôn thờ nhưng lại là khởi nguồn gây ra biết bao những cay đắng mà họ phải gánh chịu. Tức là Tử Văn đã giúp dân xóa bỏ cái ác đang hoành hành và ngự trị trong đời sống tâm linh người Việt khi đó. Anh ta tắm rửa sạch sẽ trước khi đốt ngôi đền nhơ bẩn. Với việc làm ấy, anh muốn chứng tỏ cho tất cả mọi người, kể cả quỷ thần biết: mình hoàn toàn trong sạch, thanh tịnh và luôn trân trọng thần thánh. Hơn thế nữa, thời điểm hành động: lúc ban ngày - giữa thanh thiên bạch nhật, tức là việc anh làm hoàn toàn đúng đắn; không hề khuất tất, không cần giấu giếm bất cứ ai, bất cứ thế lực nào.
Hành động của Ngô Tử Văn bắt nguồn từ sự cương trực, lòng dũng cảm; nhưng chính điều đó đã khiến nhân vật rơi vào thế bất lợi khi anh phải tiếp tục chiến đấu với cái ác và những kẻ tiếp tay cho nó! Đốt xong đền, Tử Văn về nhà, ngay lập tức anh ta lên cơn sốt nóng sốt rét đến mức phải thiếp đi. Trong cơn mơ, Tử Văn gặp hồn ma kẻ mặc áo giáp trụ tướng mạo rất hung dữ tự nhận là người đang được thờ cúng ở ngôi đền Tử Văn vừa đốt. Hắn vừa dụ dỗ vừa dọa nạt Tử Văn, đồng thời yêu cầu anh phải dựng lại ngôi đền cho hắn. Dù trong cơn mê sảng Tử Văn vẫn kiên quyết không thỏa hiệp với cái ác, thậm chí sẵn sàng chịu chết! Khi kẻ ấy rời đi, đến chiều tối Tử Văn lại mơ thấy một ông già đã áo vải mũ đen đến vái chào mình. Ông ta tự xưng là quan Ngự sử đại phu dưới triều Lý Nam đế đã từng tham gia phong trào cần vương và tử trận, được dân làng dựng đền thờ cúng; nay bị tên tướng giặc họ Thôi cướp đi nơi nương náu. Vị phúc thần đã trần tình cho Tử Văn biết sự thật về kẻ đang ngự trị ngôi đền đó. Bị tên tướng giặc họ Thôi cướp đền, ông ta thua trận và phải từ bỏ nơi mình được thờ cúng. Phải chăng, sau nhiều năm được nhân dân cúng lễ và an nhàn thì ý chí chiến đấu của vị được tôn là phúc thần đã chỉ là quá khứ? Mặc dù lúc đầu, ông ta cũng thưa kiện, song các thần được thờ cúng quanh vùng vì ăn hối lộ của tên tướng giặc họ Thôi nên đã bao che cho hắn. Than ôi, vì tiền; ngay cả những hồn ma là những người được dân chúng kính ngưỡng tôn thờ cũng trở thành tòng phạm, dung túng và làm ngơ thậm chí tiếp tay cho kẻ thù của dân tộc ức hiếp đồng bào mình, tác oai tác quái gây họa cho dân lành; đồng thời cũng khiến cho vị quan Ngự sử kia phải ôm hận. Mất nơi thờ cúng, không thể chống lại kẻ cướp, không có người ủng hộ; vị Thổ công đó đành chịu khuất nhục; trốn chạy và tìm tới đền Thánh Tản viên để tá túc. Không còn nơi được hưởng phần "huyết thực", ông ta phải nhờ đến Tử Văn. Giả sử, nếu không có chàng Tử Văn; ông ta chắc chắn sẽ ôm hận ngàn đời! Nhưng, người ấy chỉ góp sức với người giúp mình là "tư giấy đến đền Tản Viên" mà không dám đứng ra cùng Tử Văn tố cáo hắn. Tức là làm công việc của người "liên lạc" giấu mặt. Nếu Tử Văn thua, ông ta vẫn bình an mà không sợ bị trả thù.
Cay đắng cho Tử Văn, xuống dưới cõi âm phủ, nơi vốn được coi là "thiết diện vô tư" - không sợ cường quyền, không ham tiền tài sẵn sàng xử đúng người đúng tội; thì nơi đó cũng bị hồn ma tướng giặc họ Thôi mua chuộc. Sức mạnh của đồng tiền đã khiến cho cả từ bọn quỷ sứ đến phán quan (người giúp việc Diêm Vương trong việc xét xử phạm nhân) mờ mắt. Họ đã bẻ cong sự thật, dọa nạt tra tấn Tử Văn bắt chàng nhận tội. Tử Văn kêu oan, nhưng kể cả Diêm Vương cũng một mực tin vào lời của tên tướng giặc họ Thôi. Trước sự cứng cỏi đến cùng của Tử Văn, Diêm Vương mới chịu nghe lời trần tình từ chàng. Đến khi có lời chứng thực của đền Thánh Tản Viên, trước những lý lẽ không thể chối cãi; những người đại diện cho luật pháp chốn âm phủ mới chịu phán xử lẽ phải thuộc về Tử Văn. Tướng giặc họ Thôi bị trừng trị. Tử Văn được sống lại... Tuy nhiên, những kẻ được thờ cúng xung quanh ngôi đền Thổ công và kể cả những kẻ giúp việc cho Diêm Vương vì ăn của đút, cố tình làm ngơ cho tên tướng giặc gây hại cho dân thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật! Phải chăng, Diêm Vương không trừng trị bọn chúng vì nếu trừng trị thì ông ta sẽ chẳng có người phụ tá?
Tử Văn sống lại, trở về cõi trần; nhưng, có ai mừng cho chàng? Việc làm dũng cảm của Tử Văn là giúp cho tất cả dân làng, tuy nhiên hành động ấy không được ủng hộ hay ghi nhận, trân trọng. Tử Văn đơn độc trong cuộc chiến chống lại cái ác, cái xấu đang hoành hành. Khi từ cõi chết trở về chàng lại đơn độc trong cõi phàm trần. Cõi người không thể dung nạp một kẻ sĩ ngay thẳng, cương trực như anh! Diêm Vương không dám thu nhận Tử Văn, vì như thế nghĩa là chàng phải chết! Và, cụ thổ công ở ngôi đền kia, khi được trở lại nơi thờ tự cũ của mình đã trả ơn Tử Văn bằng cách tiến cử chàng làm chức phán sự đền Tản Viên! Thực ra Tử Văn nhận lời làm chức phán sự ở đền thánh Tản Viên cũng là một kiểu chết dù có vẻ "vinh dự" hơn! Nhưng, than ôi, cái chức phán sự ấy cũng hư vô mờ mịt; chỉ dùng cho cõi tưởng tượng của người đời! Sự cương trực ngay thẳng của Tử Văn nói riêng, của kẻ sĩ nói chung không thể tồn tại trong hiện thực. Đó phải chăng là nỗi đau, là cái nhìn chân thực của Nguyễn Dữ về gowin99 thời ông đang sống? Một xã hôi mà bất công và cái ác ngự trị; cái đạo đức, sự ngay thẳng cương trực không có đất dung thân?
Đọc “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” mà buồn cho thế sự thời Lê mạt! Chính sự bất công và thối nát ấy đã khiến đất nước ta rơi vào cảnh ngộ phân tranh gần 2 thế kỷ.
Nguyễn Vĩnh Nguyên
Link nội dung: //revcat.net/doc-chuyen-chuc-phan-su-den-tan-vien-nguyen-du-a20836.html