Các máy bay trinh sát này có thể phát hiện máy bay ta cất cánh ở khoảng cách 300 km. Mỹ dùng các máy bay cường kích, ném bom, kể cả các máy bay B52 rải thảm các sân bay của ta. Đường băng sân bay bị bom ném, nhiêu chỗ sâu hoắm, ta không kịp san lấp.
Đặc biệt, đêm 26 tháng 12, giặc Mỹ đã huy động nhiều tốp máy bay ném bom chiến lược B-52 rải thảm Hà Nội, Hải Phòng, một số thành phố đông dân và đặc biệt là các sân bay quân sự trong đó có sân bay Đa Phúc, căn cứ đầu não của không quân ta lúc bấy giờ. Những phi công không phải trực chiến ban đêm được ở dưới hầm trú ẩn để tránh thương vong. Lúc này, giặc Mỹ tổ chức nhiều phi đội đặc nhiệm, chuyên tìm diệt các máy bay và phi công Việt Nam.
Các phi đội MIG-21 hiện đại nhất, lực lượng chủ lực của Không quân nhân dân Việt Nam nằm ở căn cứ này là chủ yếu.
Tôi được chỉ huy phân công trực chiến ngày 27 tháng 12 với đồng chí Đỗ Văn Lanh. Lúc đó, cả hai chúng tôi còn rất trẻ, mới ngoài 20 tuổi. Đồng chí Lanh sau này trở thành Anh hùng Quân đội nhân dân Việt Nam, đã hy sinh sau chiến tranh trong khi làm nhiệm vụ. Đêm đó tôi và đồng chí Lanh được bố trí ngủ gần nhau để tiện trao đổi các phương án chiến đấu có thể xảy ra.
Sáng sớm tinh mơ ngày 27 tháng 12, chúng tôi lên xe ra sân bay. Trời còn rất tối, mây thấp phủ đầy trời. Bên ngoài trời rất lạnh, anh em chúng tôi cố ngồi sát bên nhau như để truyền cho nhau hơi ấm và quyết tâm chiến đấu.
Ra đến sân bay, sau khi nghe đồng chi Giang, tổ trưởng kỹ thuật báo cáo về việc chuẩn bị kỹ thuật, vũ khí, khí tải của máy bay ở trong tình trạng tốt, sẵn sàng chiến đấu cao, tôi đi kiểm tra một vòng quanh máy bay theo quy trình, lên buồng lái kiểm tra tất cả các công tắc, đồng hồ, các chốt bảo hiểm, ghế dù và dù. Sau đó, tôi ký vào số nhận bàn giao máy bay và vào nhà trực chiến nằm cách máy bay khoảng 50 mét. Đó cũng là khoảng cách mà chúng tôi phải vượt qua một cách nhanh nhất khi có báo động chiến đấu để đến với phi cơ của mình. Trong nhà trực chiến, chúng tôi được sĩ quan tác chiến từ sở chỉ huy thông báo tình hình và nhiệm vụ trong ngày. Đường băng chính bị ném bom hư hỏng hoàn toàn, phải sử dụng đường lăn làm đường băng cất, hạ cánh. Chúng tôi được bác sĩ quân y kiểm tra tình trạng sức khỏe và tâm lý. Tôi rất mừng khi bác sĩ thông bảo huyết áp của tôi đạt yêu cầu. “120/80, nhịp tim 66”. Tuyệt vời! Nỗi lo duy nhất nhanh chóng tan biến. Chỉ còn lại lòng mong muốn tham gia chiến đấu, ngoài ra tôi không nghĩ ngợi về bất kỳ điều gì. Đã nhiều lần bác sĩ nhắc nhở chúng tôi mau ăn sáng để có sức khỏe vào trận. Nhưng còn lòng dạ nào để ăn nữa, khi được nghe sĩ quan tác chiến thông báo về thắng lợi và những mất mát to lớn của đồng bào, đồng đội trong đêm qua tại Hà Nội, Hải Phòng, Yên Viên, Đồng Anh... Hiện tại, sân bay nơi chúng tôi đang trực chiến, đường băng cũng bị hai dải bom B-52 cắt chéo, hố bom dày dặc. Đường băng không thể cất hạ cánh được. Rất may đường lăn không bị bom, nhưng nó lại rất nhỏ.
Sáng hôm đó, báo động mấy lần. Những lúc ngồi trong buồng lái chở lệnh, đồng chí Giang lại lấy ô che nắng cho tôi. Cái quạt điện “tai voi” nhỏ xíu được lắp trong buồng lái làm sao mà đủ mát. Đến khoảng 11 giờ 30 phút, trong khi đang ăn trưa, thi lại có lệnh báo động cấp 1. Tôi vứt vội miếng thịt đang nhai dở, nghe tiếng đồng chí Minh, chính trị viên phi đội, từng là phi công chiến đấu, nói: “Lau tay vào áo tớ đây này”. Tôi vội vã làm theo rồi cầm mũ bay, lao vút ra máy bay, leo lên thang, vào buồng lái. Đồng chí Giang, tổ trưởng máy bay giúp tôi đeo dù và mở máy. Tôi nhanh chóng kiểm tra một lượt từ bên trái sang bên phải các trang thiết bị, công tắc, đồng hồ, các chốt an toàn và ra hiệu “tốt” bằng cách giơ ngón tay trỏ. Đồng chi Giang đóng nắp buồng lái và cất thang đi. Trong lúc đó, máy bay đồng chí Lanh đã từ từ lăn bánh. Tôi ra hiệu xin lăn và được đồng chi Giang gặt đầu đồng ý.
Máy bay đồng chí Lanh, biên đội trưởng, ra đầu đường lăn và cất cánh. Bụi bay mù mịt từ những hố bom chẳng chịt, nham nhở của những đợt rải thảm B-52 tối hôm qua, ngay sát đường lăn mà bây giờ đã trở thành đường băng cất cánh. Tôi không nhìn thấy đường lăn, chỉ có thể định hướng theo dải bụi kéo dài phía sau đuôi máy bay của đồng chí Lanh khi chạy đà cất cánh. Tôi cho máy bay tăng lực, cất cánh bằng giác quan và ý chí quyết tâm của mình. Tôi nhập đội hình và bay theo lệnh của sở chỉ huy.
Mây lúc này chỉ cao khoảng 3.000-4.000 mét, dày đặc. Chúng tôi bay xuyên qua nhiều lớp mây, theo hướng 350 độ để lên độ cao 5.000 mét. Trong khi đang xuyên lên tới độ cao 2.500, 3.000 mét, vừa qua khỏi một tầng mây, thì có lệnh: “05 Vòng phải 160 độ, độ cao 2.000, phía sau bên phải 20 độ, 20 ki-lô mét đang có nhiều tốp quạ đen phía trên!", (05 là phiên hiệu của đồng chí Lanh). Tôi nghe tiếng đồng chí Lanh trả lời: “Nghe rõ!" và vòng phải gấp. Lúc này, máy bay của tôi đang ở bên cạnh phải máy bay đồng chỉ Lanh. Rất nhanh, tôi đánh cần lái sang bên phải để giữ đội hình, tiếp đó tôi lại nghe: “05 quạ đen bên trái 25 độ, phía sau 16 ki-lô mét”. Tôi vội đánh cần lái sang trái để quan sát, nhưng không phát hiện thấy máy bay địch. Sở chỉ huy lại có lệnh: “05, khẩn trương giảm xuống độ cao 500 mét, 210 độ, quạ đen đang bám sát”. Qua giọng nói của Sở chỉ huy, chúng tôi biết tình hình rất nguy cấp. Thật khó khăn và căng thẳng khi vừa phải giữ đội hình, vừa phải xuyên mây xuống, vừa quan sát máy bay địch. Đến độ cao 500 mét, 210 độ, thì nghe tiếng sở chỉ huy thông báo: “05 bên trái 30 độ, 10 ki-lô-mét, quạ đen đang đến gần”. Tôi đánh cần lái sang bên trái để quan sát, nhưng vẫn chưa thấy địch. Tôi đảo cánh trở về bên phải thì phát hiện 2 máy bay địch đang bay ở ngay bên cạnh phải của biến đội. Tôi hơi giật mình vì thấy hai chiếc F-4 của Mỹ đen trũi mốc thếch, rất to, ngay bên cạnh. Có thể những thằng phi công Mỹ nó chưa phát hiện ra tôi, nên tôi vội đẩy cần lái lên phía trước để giảm độ cao và điều khiển máy bay nằm ép mình dưới đội hình của máy bay địch. Vừa đúng cự ly cho phép, tôi bật công tắc an toàn và ấn nút phóng tên lửa. Máy bay của tôi hơi rùng mình, lắc nhẹ. Tên lửa được phóng ra, hơi chúi xuống rồi lao vút thẳng vào máy bay địch, nổ bùng. Tôi thấy máy bay địch chao đảo, lắc lư, nhưng vẫn còn bay. Tôi nghĩ chắc nó đã bị thương (1), Đội hình của địch nháo nhác và cơ động liên tục rất gấp vì biết là có máy bay MIG của ta đeo bám phía sau. Đồng chí Lanh vẫn cơ động phía trước và động viên tôi: “06, bình tĩnh, yên tâm bắn cho chính xác, tôi vẫn cơ động để nhử địch!”. Tôi phải làm nhiều động tác, liên tục cơ động phức tạp, có lúc phải dùng cả hai tay để kéo cần lái. Mắt tối xầm vì quả tải lớn, chẳng nhìn thấy gì cả. Chỉ có linh cảm và ý chí để phân đoán máy bay địch sẽ làm động tác gì? Sau nhiều vòng quần nhau với máy bay địch, có lúc phải làm động tác lửa địch, tôi lại đưa được một qua đen khác vào đúng tâm của vòng ngắm của máy bay mình. Tôi ấn nút. Tên lửa rời bệ phóng, khẽ chúi xuống. Tôi chợt nghĩ “Thôi, toi rồi!”, vì đây là quả tên lửa thứ 2 được gắn trên máy bay. Nhưng không, tên sửa lại lao vút đi, thắng tắp, rất đẹp, rồi một quầng lửa rất to, nổ bùng như quả bom napan. Sở chỉ huy reo lên: “Trúng rồi, quạ đen đã bị hạ!”. Tôi cũng nghe tiếng đồng chi Lanh: “Bắn rất tốt, quá đẹp”.
Lúc này, tôi thấy máy bay mình đã ở rất gần mặt đất. Nhìn đồng hồ thấy đồng hồ độ cao chỉ 220 mét. Sở chỉ huy lại thông báo cho tôi: “06, về căn cứ, bên trái 40 độ, 8 ki lô-mét!”. Tôi như bừng tỉnh và nhìn thấy những dãy núi quanh sân bay đã ở phía trước. Tôi xin phép hạ cảnh và thả càng, chuẩn bị thao tác hạ cánh. Vừa qua khỏi vòng 4, đang từ từ hạ độ cao, thì nghe lệnh rất gấp của đài bổ trợ: “06, thu càng, bay lại, cơ động gấp, phía sau có địch rất gần!”. Tôi vội thu càng, cánh tà, tăng vòng quay, mở tăng lực động cơ và cơ động sang trái ở độ cao rất thấp. Hồ Đại Lải ngay phía dưới bụng máy bay, tưởng chừng như có thể chạm vào mặt nước. Khu E (doanh trại đoàn Sao Đỏ) thì ngay sát bên phải. Tôi rất buồn vì lúc này máy bay đã hết vũ khí. Ngày đó MIG-21 mới chỉ được trang bị 2 quả tên lửa “không đối không”. Nếu còn vũ khí, tôi sẽ sẵn sàng tiếp tục chiến đấu. Một ý nghĩ thoáng qua là máy bay mình cũng có thể là quả tên lửa “thứ 3" và là cuối cùng. Vừa lúc đỏ, tiếng đồng chí Thông, chỉ huy đài bổ trợ lệnh 06 về hạ cảnh”. Khi tôi liếc nhìn đồng hồ độ cao và đồng hồ nhiên liệu, thi cũng vừa lúc đèn đỏ bật sáng, báo hiệu: “Dầu còn rất ít". Tôi tắt tăng lực, giảm vòng quay và quyết định hạ cánh khẩn cấp ở độ cao thấp. Đó là quyết định sống còn vì bài hạ cánh đặc biệt này chỉ dành cho những phi công dảy dạn kinh nghiệm. Nó rất phức tạp và nguy hiểm. Phi công phải làm nhiều động tác trong cùng một lúc, chỉ tính toán sai sót một chút, hay động tác hơi “thô” là tai nạn xảy ra. Tôi điều khiển máy bay vào hạ cảnh gấp ở độ cao thấp và cự ly ngắn hẹp. Một khó khăn rất lớn đến với tôi là hạ cánh ở đường lăn đầy bụi bặm và hai bên là những hố bom, Phải tính toán thật chính xác để hạ cánh, tiếp đất ở đầu đường lăn thì mới cỏ nhiều cơ hội sống sót. Còn nếu không thì... Một ý nghĩ thoảng qua. Lúc này, tôi rất tỉnh táo điều khiển máy bay chính xác, nhịp nhàng theo tính toán cá nhân và sự hỗ trợ của đài hạ cánh. Tiếp đất an toàn. Chạy theo đường lăn được một đoạn thì tôi được lệnh: “06, tắt máy, ra khỏi máy bay ngay, quạ đen đang đến!”. Rất nhanh, tôi tắt máy, thả dù hãm, cho máy bay dừng lại, leo ra khỏi buồng lái, nhảy xuống đất. Chiếc Com - măng-ca cũng vừa kịp tới, đón tôi về hầm sở chỉ huy. Lúc này sở chỉ huy mới thông báo là máy bay đồng chí Lanh đã hạ cánh an toàn ở sân bay Yên Bái, đang chờ lệnh trở về căn cứ. Mọi người chúc mừng và ôm hôn tôi khi xe ô-tô còn đang chạy. Vào đến sở chỉ huy, mọi người ùa ra, bắt tay chúc mừng tôi và đưa tôi vào phòng chỉ huy, nơi đã được chuẩn bị trang nghiêm, có treo ảnh Bác Hồ, cờ Đảng và Quốc kỳ. Đồng chí Trần Ưng, chính ủy Trung đoàn bắt tay tôi và tuyên bố kết nạp tôi vào Đảng “ngay tại mặt trận” và trao tặng “Huy hiệu Bác Hồ".
Đây là trận xuất kích thứ hai gặp địch và bắn rơi máy bay địch lần thứ hai của tôi. Sau này tôi còn tham gia những trận khác trong chiến tranh phá hoại miền Bắc của giặc Mỹ xâm lược và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam trên các loại máy bay A-37, F-5 của Mỹ, nhưng đây là một trận đánh đáng ghi nhớ nhất trong cuộc đời quân ngũ.
Ngày hôm sau, 28-12-1972, sở chỉ huy thông báo bắt được một phi công bị không quân bắn rơi ngày hôm qua.
(Còn nữa)
D.B.K.
Trái tim người lính
Tác giả: Trung tá, phi công Dương Bá Kháng/ Biên tập: Son Lam Tran
Link nội dung: //revcat.net/nhung-ky-uc-khong-the-quen-quan-thao-voi-dan-f4-cua-my-ky-11-a20661.html