Trước khi vào học chính khóa, chúng tôi được đi thăm quan một số công trình vĩ đại của tỉnh. Một vùng hồ rộng lớn nhìn chỉ thấy mờ đục bờ bên kia. Ấy vậy mà người dân ở nơi đây đã bơm gần cạn nước để cải tạo thành khu nông nghiệp trù phú. Sườn bờ hồ làm thành nhiều ruộng bậc thang. Còn đáy hồ dùng để nuôi cá nước ngọt. Nhìn cánh đồng phì nhiêu ven quanh hồ, và những con cá béo to, dân bắt lên từ đáy hồ, càng thấy sự vĩ đại của người dân nơi đây. Từ đó tôi được hiểu nhiều hơn về nhân dân Trung Hoa. Trường chúng tôi học chẳng khác gì doanh trại quân đội thời chiến tranh. Nhiều mái nhà ngói thấp tầng cùng với những nồi cơm to tướng kiểu nồi quân dụng. Trường được gọi là Trường cơ giới. Là học sinh, đang tuổi ăn tuổi lớn chúng tôi có điều kiện sinh hoạt và công việc rất có lợi cho sức khỏe, bữa ăn chia riêng cho từng người. Trong nhà ăn còn có những nồi to tướng kiểu nồi quân dụng, ở trong đó có miến xào mộc nhĩ cùng thịt lợn để ai có nhu cầu thì ăn thêm.
Khi tôi vừa về nước, gặp ngay đợt khám tuyển phi công. Tôi đã trúng tuyển mà không gặp trở ngại nào. Từ đó tôi được sang Liên Xô học bay và trở thành phi công tiêm kích.
Ngày ấy, giữa hai nước bạn lớn đã bắt đầu có những vấn đề không đồng nhất về quan điểm, nên chúng tôi phải lựa lời trong mọi quan hệ giao tiếp, theo sự chỉ đạo của cán bộ phụ trách Đoàn học viên. Tôi còn nhớ, trước khi qua biên giới Trung- Xô chúng tôi được chứng kiến những hành động phản đối của hai bên về nhau. Nhân viên đường sắt còn đứng xếp hàng để hô khẩu hiệu. Vì vậy cán bộ phụ trách của đoàn học viên chúng tôi quán triệt là chỉ nên im lặng, không nên phản ứng gì. Bạn hô khẩu hiệu thì đứng im. Những tài liệu, tranh ảnh tuyên truyền của bạn đưa cho thì cứ nhận, sau đó nộp lại cho phụ trách Đoàn. Trong quan hệ với bạn, phải thận trọng không được làm tổn hại tình hữu nghị các bên. Tôi còn nhớ, không biết vì sao một ảnh của lãnh tụ Trung Quốc bị rơi xuống sàn mà bạn phản ánh đến cả đại sứ quán.
Sau gần 5 năm học tập ở hai nước bạn lớn, tôi được trưởng thành hơn và hiểu thêm nhiều điều về quan hệ quốc tế. Bản thân có sự trưởng thành vượt bậc. Tôi cũng được hiểu nhiều hơn về hai nước bạn. Tuy đông dân và cùng phe Xã hội Chủ nghĩa, nhưng họ không nghèo như ta, có những chính sách cởi mở hơn. Hàng hóa không cần tem phiếu, ít khi người mua phải xếp hàng. Trung Quốc gần ta, cũng có những nét giống ta, nhưng có những chính sách về kinh tế khác. Trong những năm học tập, tôi đã nhận ra rằng tình hữu nghị và sự hy sinh cả về con người, hai nước bạn đều đã giành cho ta. Khi ở Trung Quốc thì một thầy giáo Trung Quốc hy sinh cùng một học viên ta trên đường đi dã ngoại bằng ô tô. Còn ở Liên Xô thì thầy giáo bay Mig 21 hy sinh cùng bạn cùng nhóm tôi là Trần Đình Cầu trong một chuyến bay huấn luyện ở sân bay Kasiốp.
Sau nhiều năm học ở nước bạn, tôi đã hiểu ra rằng tình hữu nghị ngày ấy lớn nhường nào, đã góp phần đáng kể vào chiến thắng của ta.
Sau khi tốt nghiệp năm thứ nhất trên Mig 21, một phần do ở trong nước Mỹ tạm dừng ném bom, nên chúng tôi lại được lệnh ở lại bay thêm năm nữa tại Liên Xô. Khi bay năm cuối trên máy bay Mig 21 ở nước bạn, chúng tôi càng hiểu thêm tình hữu nghị Xô-Việt tốt biết nhường nào.
Hôm chia tay các mẹ, các chị, cứ khóc và bảo “Các con ơi đừng về vội ở lại với các mẹ các chị năm sau trưởng thành hơn hẵng về. Bọn Mỹ nó xảo quyệt lắm”. Thật cảm động trước tấm lòng của các mẹ, các chị. Cuộc chiến đang cần chúng tôi ở phía trước, chia tay các mẹ, các chị mà chúng tôi cứ bùi ngùi thương nhớ.
Gần 4 năm học bay tại Liên Xô, chúng tôi tốt nghiệp với chất lượng khá ổn, do được bay thêm một khóa cuối ở nước bạn. Sau khi được bay tập phóng tên lửa thật ở trường bắn bên nước bạn, chúng tôi được trưởng thành và dày dặn hơn nhiều.
Theo thông lệ Quốc tế, để đào tạo và huấn luyện phi công chiến đấu phải qua nhiều giai đoạn và từng bước từ thấp đến cao. Sau khi tốt nghiệp, phải qua một chương trình bay gọi là “Bay trong điều kiện khí tượng đơn giản ban ngày”. Hết bài bay đánh chặn và biết bay xuyên mây ban ngày thì được công nhận là phi công Quân sự cấp 3. Sau đó, bay đánh chặn trong mây và trên mây ban ngày cùng với chương trình bay đêm quang mây xong thì gọi là phi công Quân sự cấp 2. Khi bay hết chương trình cả 4 khí tượng:
1) Ngày khí tượng không mây mù
2) Bài bay có mây mù
3) Bài bay đêm quang mây
4) Bài bay đêm mây mù
thì gọi là bay 4 khí tượng (phi công Quân sự cấp 1).
Nhưng ở Việt Nam ngày ấy có thay đổi chút ít so với Quy ước Quốc tế. Đó là bỏ qua một số bài bay, để nhanh đến đích hơn. Tôi là một trong số đó và vào trực ban chiến đấu ban đêm trong điều kiện có mây mù mà không cần qua các điều kiện khác. Tuy rằng hơi mạo hiểm. vì bỏ qua một số bài huấn luyện, nhưng tự thấy mình sẽ hoàn thành được nhiệm vụ. Sau gần 2 năm chúng tôi đã được làm nhiệm vụ của một phi công Quân sự cấp 1 (bay được cả 4 điều kiện khí tượng).
Qua những năm học tập ở nước ngoài, với những người bạn lớn, chúng tôi càng hiểu sâu hơn về tình cảm quốc tế vô sản. Những bài hát về tình hữu nghị với nước bạn, chúng tôi đều thuộc và đã có lần hát trên sân khấu. Những ngày ấy, chúng tôi tự hào về phe Xã hội Chủ nghĩa. Về gowin99 , giữa các nước đều có nét khác biệt, nhưng cũng quen dần. Ngày ấy, ở Trung Quốc cũng có ít rạp chiếu phim giống ta, cũng hay chiếu phim ở ngoài bãi, nhưng rất kỉ cương. Khi đang xem, nếu có hình ảnh của lãnh tụ trên màn chiếu thì các bạn đứng dậy và hoan hô. Những buổi đầu, chúng tôi thấy lạ nhưng rồi cũng làm theo vì khi có hình các lãnh tụ của ta các bạn cũng biểu hiện tình cảm kiểu như vậy.
Trong khi chúng ta đang cần sự giúp đỡ của hai bạn lớn thì lại xảy ra những vấn đề phức tạp về quan hệ. Nhiều lúc không biết phải xử lý thế nào cho phải, nên đành xin ý kiến chỉ đạo của đại sứ quán. Công cuộc chống Mỹ ngày ấy đang độ cao trào, thì xảy ra va chạm ở biên giới Xô-Trung. Bạn Liên Xô tổ chức mít tinh phản đối ở sân bay. Chúng tôi không biết xử lý thế nào, hỏi ý kiến chỉ đạo thì đại sứ ta thông báo vẫn tham dự, nhưng im lặng. Là người ở giữa, nên ta cũng khó xử và lo rằng tình cảm hữu nghị sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng các bạn Nga chủ động trao đổi với ta là cũng cảm thông về sự khó xử của các đồng chí Việt Nam.
Ngày ấy, cuộc đấu tranh thống nhất đất nước đang trong giai đoạn cao trào. Nhiều khẩu hiệu động viên để: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Chống lại phong trào bình định của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, nhân dân miền Nam hô vang khẩu hiệu: “Một tấc không đi, một li không rời”.
Trường chúng tôi có nhiều nước tham gia học tập để trở thành phi công, đa phần là các nước trong phe Xã hội Chủ nghĩa. Sau cũng có những nước mà ta không công nhận là cùng phe. Việt Nam công nhận có 12 nước Xã hội Chủ nghĩa. Còn bạn Nga công nhận là 13 (có cả Nam Tư). Hồi ở trong trường, những bạn Cuba là thân nhất. Các bạn hay nhắc lại câu nói của lãnh tụ và nhân dân Cuba là: “Vì Việt Nam chúng tôi sẵn sàng hiến cả máu của mình”... hoặc “Tổ quốc hay là chết” (Pattrio Ômucrete...).
Ngày ấy, nước ta nghèo lắm, chúng tôi nói chuyện ngay cả với các phi công trẻ bấy giờ mà các bạn ấy cũng không tin là có thật. Thí dụ câu chuyện “nhớ rau” của chúng tôi khi mới sang học ở Nga, chắc các bạn cũng sẽ không tin là thật.
Trước khi trúng tuyển để đi học lái máy bay tôi đang học ở trường kỹ thuật cơ giới ở Vĩnh Yên, có dãy núi Tam Đảo hùng vĩ và thơ mộng kề bên. Hồi ấy, ăn uống kham khổ vô cùng, đến rau cũng còn thiếu. Ở miền trung du trồng rau cũng không tốt lên được, cơm gạo thì thiếu nên đói. Cơm đã trộn ngô rồi còn trộn thêm cả hạt bobo. Canh rau đa phần là luộc. Sáu người chung một mâm cơm, nhưng đĩa thịt rang chỉ có 4 miếng xương và lõng bõng nước, ai ăn ai đừng nên đành phải cho thêm nước và muối để thành bát nước chấm. Vì rau hiếm, nên cũng chẳng có để chấm, nên đành mỗi người rưới một tí vào bát cơm độn để ăn cho qua. Tôi cân nặng chỉ có dưới 50kg vậy mà được trúng tuyển phi công quả là điều kỳ lạ.
Nhiều anh em trong khóa học chúng tôi còn hỏi khách sạn là cái gì. Có người mới được nhìn thấy tàu hỏa lần đầu. Cứ tấm tắc khen và vui sướng khi thấy tàu hỏa lại có chỗ đi vệ sinh, lại có nước để rửa tay, lại có toa ăn riêng, ăn không dùng bát bằng sắt mà dùng bát sành bát sứ mà không bị vỡ, vân vân...
Ngày ấy, chúng tôi đi Nga phải đi bằng tàu hỏa chưa hiện đại như bây giờ. Tuy cũng gọi là tàu liên vận, nhưng còn chậm lắm. Từ Việt Nam sang Nga mà hết cả nửa tháng. Chúng tôi đi học vào ngày tháng 1 tháng 5, bắt đầu vào mùa hè Khi sang đến khách sạn “Hòa Bình” ở Trung Quốc thì được nghỉ đêm ở đó. Sáng hôm sau, lúc đi ăn sáng, một bạn tên Thảo hỏi tôi: “Phòng của mày có lạnh không? Phòng của tao lạnh lắm chẳng ngủ được”. Tôi ngạc nhiên tưởng bạn nói đùa, tôi hỏi: “Sao không đắp chăn mà còn kêu”? “Làm gì có chăn mà đắp”. Tôi ngạc nhiên và sửng sốt thầm trách bạn Trung Quốc. Tuy tin bạn, nhưng khi ăn xong tôi rủ bạn cùng về phòng để kiểm tra hóa ra có chăn để dưới giường, bên trên là miếng vải hoa trang trí, bạn ấy cứ để vậy nằm thẳng lên trên để ngủ. Rồi lại còn chê là ăn thì chẳng có nhiều rau phải chia nhau từng gắp. Thật trẻ con vì khi ấy bạn mới 18 tuổi. Thế rồi, chúng tôi cũng sang được Liên Xô. Đến biên giới Trung Xô bắt đầu thấy có tuyết. Lòng người nơi đây cũng lạnh như băng. Hai bên biên giới không vừa lòng nhau. Chúng tôi qua biên giới mà lòng lạnh giá. Nhân viên phục vụ của Trung Quốc còn hô khẩu hiệu đả đảo xét lại.
Về gowin99 , cùng là phương Đông cùng chung biên giới với ta nên họ có cùng nét tương đồng theo câu ca giao:
“Yêu ai, yêu cả lối đi,
Ghét ai, ghét cả tông ti họ hàng...”
Qua biên giới Trung Xô một bầu trời mới mở ra, tuyết trắng cả cánh đồng. Từng con người đến từng mái nhà đều khác. Ai đi, ai lại đều khẩn trương vội vã chứ không lững thững như ngưới Á Đông. Tuyết lạnh thấu xương mà phụ nữ vẫn mặc váy ngắn. Công nhân hỏa xa chân ngập tuyết vẫn nghiêm túc kiểm tra từng thanh ray đường tàu. Còn bữa ăn trên tàu cũng chẳng có rau.
Đến với trời Âu, thứ gì cũng khác lạ. Chúng tôi chưa được đi trên tuyết bao giờ, chỉ được biết qua sách vở, đẹp như huyền thoại. Vì chưa được cấp đầy đủ quân trang, nên cũng lạnh. Những bạn chịu rét kém đã thấy ngại. Đội mũ rồi mà vẫn phải dùng tay bịt tai mới dám ra ngoài tàu. Riêng tôi có thói quen là đến đâu điều để ý đầu tiên là vấn đề gowin99 . Tôi thấy nhiều bạn thanh niên nam nữ ôm nhau cả giờ ở ngoài trời đầy tuyết mà không hề ngượng. Tôi mạnh dạn hỏi anh phụ trách đoàn, vì anh đã đi Nga rồi, thì anh giải thích “Hiện nay bên bạn (Liên Xô) đang có phong trào động viên thanh niên đi khai phá vùng Xibêri lạnh giá. Họ chia tay nhau đấy. Ta chỉ biết vậy chứ không được bắt chước đâu nhé”.
Vì đất nước mình còn chiến tranh, nên việc gì cũng cần khẩn trương, vội vã. Ngay hôm sau, khi tới trường chúng tôi đã nhận được đồ dùng học tập và quân trang của bạn cấp phát, rộng thùng thình như trẻ em mặc đồ người lớn, vì có những bạn mới 17 tuổi.
Chúng tôi nhận được bằng tốt nghiệp phi công MiG 21.
Sau hơn 3 năm học tập tại Liên Xô, chúng tôi đã hoàn thành chương trình đào tạo phi công tiêm kích MiG 21, loại máy bay hiện đại nhất mà ta có lúc bấy giờ. Loại máy bay này có tốc độ siêu âm (vượt cả âm thanh). Lớp chúng tôi là lớp thứ 2 được bay thẳng từ máy bay phản lực sơ cấp L.29 lên máy bay chiến đấu MiG 21 (trước đó phi công phải bay qua MiG 17). Đoàn đi học 100 người, tốt nghiệp trở thành phi công MiG 21 là 25 người. Còn 18 người thành phi công MiG 17.
Đoàn học bay 358 tại Liên Xô rất tự hào có nhiều phi công ưu tú thực hiện nhiệm vụ quan trọng bảo vệ miền Bắc và biên giới Tây Nam của Tổ quốc và một số nhiệm vụ khác như bay trên máy bay vận tải, dùng máy bay thu được của địch để đánh địch. Có phi công tham gia những chuyến bay thử nghiệm máy bay ta tự sản xuất và cải tiến.
Chỉ tính riêng 25 phi công tốt nghiệp MiG 21 ngày ấy ở Liên Xô, có 23 người thành phi công chiến đấu, nhưng đã có 9 liệt sĩ và 8 thương binh. Có đồng chí vừa là thương binh vừa là liệt sĩ. Xuân Bân Vũ
(Còn nữa)
Trái tim người lính
Nguyễn Khánh Duy – Đại tá phi công MiG 21 bay đêm/ Biên tập Trần Sơn Lâm
Link nội dung: //revcat.net/nhung-ky-uc-khong-the-quen-toi-thanh-phi-cong-tiem-kich-ky-7-a20638.html