Hoà thượng Chân Dung sinh năm 1683, quê ở Hải Dương. Khi biết tin Hoà thượng Thuỷ Nguyệt tu học ở nước ngoài, đắc đạo về ở tại chùa Vọng Lão, núi An Sơn, huyện Đông Triều, liền tới tham vấn và được giác ngộ, sau được Hoà thượng Thuỷ Nguyệt trao tâm ấn truyền thừa, trở thành tổ thứ 2 của thiền phái Tào Động Việt Nam.
Vào những năm giữa thế kỷ XVII, triều đình ngăn cấm đạo Phật. Hoà thượng Tông Diễn quyết chí rời chốn sơn dã về kinh thành dâng biểu cảnh tỉnh, nội dung ghi lại những điều lợi cho gowin99 mà Phật giáo mang lại, coi trọng đạo Phật mà quốc gia thịnh trị. Sau khi đọc xong biểu cảnh tỉnh khiến nhà vua thấm nhuần đạo lý, thành tâm sám hối, trọng dụng Ngài. Thời bấy giờ, vua Lê Hy Tông đã đặc ban danh hiệu Quốc sư cho Đệ nhị Tổ Tông Diễn, cho phép ngồi trước vua trong chính điện để bàn việc chính sự. Thể hiện sự ăn năn của mình khi có những kế sách chưa đúng đắn với Phật giáo, vua Lê Hy Tông cho tạc pho tượng kép: “Phật toạ trên lưng vua” - vua quỳ để Phật ngồi trên lưng, tỏ lòng thành sám hối. Bức tượng này hiện còn tại chùa Hoè Nhai (Hà Nội) và được đúc nguyên mẫu tại Tổ đình Thánh Quang (thị xã Kinh Môn, Hải Dương).
Hoà thượng Chân Dung viên tịch ngày 16/7 năm Kỷ Sửu, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 5 (triều Lê Dụ Tông). Khi biết tin Hoà thượng viên tịch, nhà vua lệnh các quan đến Chùa làm lễ kính điếu và ban thuỵ cho Hoà Thượng là Đại Thừa Bồ Tát. Đệ tử làm lễ hoả táng, thu xá lị rước về đất Đông Triều, dựng một tháp ở đầu núi Nhẫm Dơng và một ngọn tháp ở núi Hạ Long. Hiện nay, bảo tháp chứa xá lị của Ngài còn được lưu giữ tại Tổ đình Thánh Quang (chùa Nhẫm Dương), phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Trải qua hàng trăm năm, giới tu hành và tăng ni, phật tử vẫn nhắc nhớ về nhị tổ thiền phái Tào Động hoà thượng Chân Dung với sự biết ơn kính trọng. Người người tri ân Ngài vì đã giải ách nạn cho tăng ni, cảm hoá được vua quan, hoá độ chúng sinh, đưa đạo pháp dân tộc vào con đường phụng sự Quốc gia, xây dựng và bảo vệ đất nước.
Đại Lễ dâng hương kỷ niệm 312 năm Đệ nhị Đức thánh tổ Tông Diễn (hiệu Chân Dung) nhập niết bàn, là dịp cảm nhớ công đức vô lượng của Ngài, để mọi người tìm về với những giá trị văn hoá, tâm linh nguồn cội, để cảm nhận và hiểu hơn về những giá trị văn hoá truyền thống, lòng yêu nước, tự hào dân tộc và khơi dậy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.
Với nhiều giá trị đặc biệt có ý nghĩa về mặt lịch sử, Phật giáo, khảo cổ học, Chùa Nhẫm Dương (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) đang đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới./.
Ngọc Tuấn – Tuyết Mai