Nhưng cứ bị cuốn vào các đề tài dự án, ngày kia hội thảo mà chưa có bài. Cũng may mình bỏ ra 1 tuần đi tìm các sách sử, tài liệu thời Pháp, Hán Nôm. Tìm được gần ba chục đơn vị tài liệu mới nhận diện đường cổ có từ thế kỷ 18 hoặc trước nữa. Người đầu tiên viết về con đường này là Lê Quý Đôn. Sau là các sử gia triều Nguyễn chấm phá vài nét. Các sĩ quan, học giả người Pháp cũng đề cập chung chung. Người viết kỹ nhất là học giả Đỗ Đình Nghiêm -Ngô Vi Liễn - Phạm Văn Thư.
Sau này chỉ có trong báo cáo của Công sứ Pháp và các uỷ ban kháng chiến, Ủy ban nhân dân các tỉnh Lào Cai, Lai Châu đề cập sơ qua. Con đường đó là con đường có vai trò trọng yếu nối liền Lào Cai với Phong Thổ. Đầu thế kỷ 20, có đường số 4 đi qua Sa Pa sang Bình Lư (Lai Châu) thì đường cổ trở thành đường mòn. Nhưng con đường này cũng là đường hành quân của bộ đội tiến vào Tây Bắc Điện Biên. Và nay đang hồi sinh vì tài nguyên du lịch hấp dẫn, nối liền các điểm du lịch của Lào Cai, Lai châu.
Năm 2014, đi khảo sát tuyến đường này phải vừa đi ô tô, bỏ xe ô tô đi xe ôm của Trưởng ban văn hoá xã. Xe đổ, mình suýt văng xuống vực. Thôi đi bộ cho an toàn. Con đường rất đẹp, nhiều đoạn lát đá vẫn còn .Con đường có hơn trăm km nhưng gánh trên mình nó là lịch sử 300 năm với biết bao sự kiện oanh liệt .
Trần Hữu Sơn
Link nội dung: //revcat.net/duong-co-pavie-o-lao-cai-lich-su-va-huong-khai-thac-a20317.html