Đừng vì ý chí chủ quan cho rằng, muốn phát triển kinh tế nhanh và bền vững, muốn xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh, đáp ứng yêu cầu hội nhập thì phải... nhập vào.
Cuối những năm 70 thế kỷ XX chúng ta đã từng nhập các tỉnh, các huyện, và nhập khá là “táo bạo”, có một số tỉnh nhập lại từ ba tỉnh cũ, như Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình Hoàng Liên Sơn, Bình Trị Thiên... Khá phổ biến là nhập hai tỉnh, như Hải Hưng, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Nghệ Tĩnh, Nghĩa Bình, Thuận Hải, Phú Khánh... Năm 1976, việc sáp nhập được thực hiện từ Bắc Trung Bộ đến các tỉnh Tây Nam Bộ và các tỉnh Tây Nguyên, cả nước bấy giờ chỉ còn 38 đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Tôi có một kỷ niệm nhỏ, năm 1997 khi Hà Nam được tái lập, chia tay Nam Hà, tôi nói đùa với anh Trần Minh Ngọc - Bí thư Tỉnh ủy khi đó: “Từ nay anh em mình không còn vinh dự là đồng hương nữa”. Anh đúng là nhà chính trị lọc lõi: “Không, trong lòng mình chỉ có một Nam Hà thôi. Chia tỉnh không chia tình, nhớ nhé!”. Rất tiếc là sau khi chia lại tỉnh, ở nhiều nơi đã xảy ra tình trạng mất đoàn kết nặng nề. Nguyên nhân chính là vì chia ghế, chia quyền, chia lợi không sòng phẳng.
Vì sao sáp nhập và vì sao đến những năm 1989, 1991,1997, 2004 nhiều tỉnh lại tiếp tục tách ra, bà con ta nói vui là được “trả lại tên cho em”? Vào năm 2004 cả nước có đến 64 tỉnh, thành phố. Những tỉnh cuối cùng tách ra là: Tỉnh Đắk Lắk tách thành tỉnh Đắk Nông và tỉnh Đắk Lắk; tỉnh Cần Thơ tách thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; tỉnh Lai Châu tách ra thành tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên. Và lần nhập gần nhất là ngày 1-8-2008, Hà Tây nhập vào Hà Nội, cả nước còn 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hà Nội vừa kỷ niệm 15 năm hợp nhất Hà Tây và tổng kết những thành tựu, những hạn chế sau khi... “cửa ngõ” nhập vào thành cái “sân” của Thủ đô. Kể câu chuyện nhỏ, hôm vừa rồi khi ông Tổ trưởng dân phố ở chỗ tôi đi nhắc nhở các gia đình treo cờ “mừng” Hà Nội 15 năm mở rộng, một ông quê gốc xứ Đoài bảo rằng: “Ây dà, chừng ấy năm Hà Tây mất tên, vui vẻ gì mà bắt nhà cháu treo cờ (!)”. Tiện mồm, ông ấy bảo, dân Sơn Tây họ vẫn cất kỹ con dấu trong tráp đấy, biết đâu nay mai có cơ hội dùng lại con dấu “thành phố Sơn Tây”.
Mỗi giai đoạn tách-nhập các đơn vị hành chính ở cả ba cấp đều có cái lý của mình. Nhưng có một cái lý bao trùm là: phát triển kinh tế thuận lợi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xác định rõ như vậy. Ở đây không hề có chuyện tách-nhập cảm tính, theo cách nói dân gian là “cây tre trăm đốt” khắc nhập, khắc xuất.
Nghị quyết quy định rõ các trường hợp thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn hai giai đoạn 2023 – 2025 và 2026 – 2030. Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số thấp so với quy định thì phải sắp xếp lại. Thí dụ, quy mô một xã ở đồng bằng sông Hồng trung bình là 8000 người, nhưng lại chỉ có số dân không đạt 1/3 mức đó (khoảng 2600 người) thì phải sáp nhập.
Đương nhiên, dân số, diện tích chỉ là một tiêu chí. Và phải có tính toán cụ thể ở từng khu vực: thành phố, đồng bằng và miền núi, không áp dụng cứng nhắc. Đặc biệt, phải nắm vững nguyên tắc khi sắp xếp: chú trọng, cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù về truyền thống lịch sử, gowin99 , dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cộng đồng dân cư, yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn gowin99 , phát triển kinh tế - gowin99 .
Chuyện cư dân mạng sôi sục “phản đối” sáp nhập quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trong những ngày qua không phải không có lý. Nhưng đó mới là chủ trương, là xét về tiêu chí diện tích và dân số. Hoàn Kiếm là quận trung tâm của Thủ đô, có Hồ Gươm linh thiêng, “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”. Nơi đây không chỉ là một cái tên thông thường, muốn thay đổi, muốn đặt tên thế nào cũng được, mà đây là lịch sử, là văn hoá, là hồn cốt của mảnh đất ngàn năm văn hiến, là địa giới đơn vị hành chính ổn định từ năm 1945 đến nay. Chúng tôi nghĩ, chắc chắn chính quyền Thủ đô, Quốc hội sẽ lắng nghe ý kiến nhân dân, cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi quyết định vấn đề hệ trọng này.
Điều chỉnh địa giới cấp huyện, xã và không ngoại trừ điều chỉnh địa giới cấp tỉnh khi cần thiết, là điều bình thường. Cố nhiên, bên cạnh mặt tích cực, nó kéo theo nhiều hệ lụy. Rõ nhất là đụng chạm đến tổ chức, con người. Hàng loạt vấn đề phải xử lý như, phương án sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức dôi dư; chuyển đổi công năng sử dụng một số trụ sở làm việc dư thừa sau sắp xếp; bảo đảm kết nối, liên thông các công trình hạ tầng giao thông giữa địa bàn; xây dựng, cải tạo các trụ sở, cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động của các cơ quan, tổ chức,v.v..
Kể cả việc đặt tên mới cho đơn vị được sáp nhập cũng là một vấn đề quan trọng, nhạy cảm. Những năm 80 thế kỷ trước, trong lúc sáp nhập các xã, nhiều nơi đã đổi tên một cách vô lối. Làng xã mang tên Nôm, gắn với tên danh nhân gowin99 , lịch sử, thế mà một ngày đẹp trời bỗng rơi từ trên trời xuống mấy cái tên mới, những là: Quyết Thắng, Thành Công, Hữu Nghị... Dân làng một phen ngơ ngác tưởng mình hóa kẻ ngụ cư.
Còn phải kể tới hàng loạt công việc liên quan đến thủ tục hành chính, chuyển đổi con dấu, giấy tờ cho các tổ chức, các chức danh cán bộ. Mong sao “đầu xuôi đuôi lọt”. Ta thường nói đưa đường lối, chính sách vào cuộc sống, chủ trương lớn này của Đảng và Nhà nước đang trong quá trình thực hiện, bên cạnh mặt tích cực khó tránh khỏi những mâu thuẫn mới phát sinh. Dù sao mục tiêu hướng tới không bao giờ thay đổi, tách hay nhập cũng nhằm đích giàu lên, mạnh lên.
Thế mới đòi hỏi sự kiên định và sáng tạo, nghĩ cách làm sao phát huy thế mạnh, bản sắc của từng vùng, từng địa phương. Cha ông ta dặn “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, tấm lòng và trí khôn của bà con sẽ giúp chúng ta có câu trả lời hợp lẽ nhất.
H.Đ
Hải Đường
Link nội dung: //revcat.net/khong-phai-chuyen-cay-tre-tram-dot-a20198.html