link tải gowin99 mới nhất

Nơi “Xóm Biển” thân thương!

1-1689260282.jpgTôi - Tác giả Phạm Thị Phương Thảo

I / XÓM BIỂN LẠ LÙNG

Chẳng có Xóm Biển nơi nào đẹp hơn thế. Con đường lát gạch cứ sạch bong, hàng cây hoa giấy thì đỏ rực, những hàng dừa xanh rủ bóng đang chải tóc trước gió biển… Cũng khó mà tìm được một “Xóm Biển” thật lạ lùng với toàn những “cư dân” vui tính vừa mới đến đây. Họ hầu hết là không còn trẻ. Đa phần mang theo nét gì đó hồn nhiên, vui vẻ, một chút ngỡ ngàng, chút tinh nghịch cũng có, vài người trong số họ thích tỏ ra lặng lẽ. Mà cũng không hẳn là như thế. Bởi một nhóm trong số họ vừa hát hò khá tưng bừng trong và sau bữa tối, ngay tại phòng ăn. Hình như họ giống nhau ở điểm chung là cùng yêu trẻ em, là những người sống nội tâm, đam mê văn chương và đặc biệt say sưa làm việc. Họ đang ở đây, cơ hội giao lưu cho những nhà văn từ khắp mọi miền đất nước cùng hội tụ về dự Trại Sáng tác Văn học Thiếu Nhi - Hội Nhà văn Việt Nam.

 

II/ BẠN THƠ.

Bạn thơ Phú Yên thật tuyệt. Đến Trại viết Thiếu nhi- Hội Nhà văn Việt Nam tại Tuy Hoà, Phú Yên, chúng tôi được gặp và biết thêm bao gương mặt nhà văn, nhà thơ rất thú vị từ mọi miền đất nước. Chị Lê Phương Liên, người bao năm gắn bó với văn học Thiếu nhi cũng bay vào dự hội thảo truyện tranh và Tranh truyện từ những ngày đầu. Nhà thơ Thái Chí Thanh, Chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi, em Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Hội đồng, trại trưởng Trần Quốc Toàn và bao gương mặt nhà văn sáng giá, những nhà văn say mê viết cho Thiếu nhi: Lê Hồng Thiện, Đàm Chu Văn, Nguyễn Ngọc Phú, Nguyễn Văn Thanh, Trần Thu Hằng, Nguyễn Đức Quang, Trung Sỹ, Nguyễn Lãm Thắng, Phạm Phương Thảo, Nguyễn Hữu Thông, Đào Quốc Vịnh, Trần Thanh Dũng, Trương Anh Quốc, Đào Đức Tuấn, là những người đang viết cho thiếu nhi, cùng có mặt trong trại viết.

Đặc biệt, nhiều bạn thơ xứ Nẫu mà chúng tôi đã được gặp ở trại viết, rồi gặp nhau khi ngồi uống rượu bên đầm sen, rồi gặp ngay tại Hội VHNT Phú Yên rất thân tình như nhà văn Huỳnh Thạch Thảo, Trần Quốc Cưỡng, Huỳnh Văn Quốc, Lê Pha Lê, Mạnh Hoài Nam, Cao Nhánh… và nhiều bạn thơ trên fb cũng có mặt và chia vui cùng chúng tôi. Vui nhất trong dịp này là kỷ niệm chúng tôi được gặp gỡ, giao lưu với các bạn Phú Yên trong ngày ra mắt hai tập thơ 1-2-3 của tôi và nhà thơ Thanh Dũng đến từ Sóc Trăng. Anh Huỳnh Khang, phụ trách diễn đàn thơ 1-2-3 từ Sài Gòn cũng về Phú Yên chung vui.

Nhà văn cao tuổi nhất nhưng tâm hồn rất trẻ chính là bác Lê Hồng Thiện. Năm nay bác đã tám mươi tuổi. Một nhà thơ gạo cội, nổi tiếng, quê Hưng Yên, bác chuyên viết thơ cho thiếu nhi và bây giờ vẫn đang viết khá sung sức. Trại trưởng là nhà thơ tên tuổi Trần Khánh Toàn, hiện sống và viết tại Sài Gòn. Ông đam mê viết cho thiếu nhi và yêu thích truyện tranh. Nhà văn Thái Chí Thanh, một người vừa viết truyện thiếu nhi, vừa sáng tác âm nhạc cho thiếu nhi. Ông hiện là Chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi, Hội Nhà văn Việt Nam. Một con người trông hiền lành, giản dị và hóm hỉnh. Ông có nụ cười rất hiền và luôn miệng pha trò. Ông nói: Chúng ta đến trại sáng tác Thiếu nhi, (ý quên, Trại sáng tác Văn học Thiếu nhi) thì nhất định khi về phải ra được các sản phẩm Thiếu nhi, (ý quên, ra được các tác phẩm viết cho Thiếu nhi). He he!

2-1689260398.jpg
 

Mấy “nàng thơ” được gọi là xinh tươi, dẫu không còn trẻ. Nàng thơ Bích Ngọc yểu điệu, duyên dáng thế, trông hệt như nàng Bảo Ngọc trong phim Hồng Lâu Mộng của Trung Quốc, lại là con gái Hưng Yên gốc. Còn nàng Đào Phạm Thuỳ Trang đến từ Tây Ninh nhìn người có vẻ bé nhỏ nhưng khá mạnh mẽ. Trần Thu Hằng dịu dàng và đoan trang, nàng là Phó Chủ tịch Hội VHNT Đồng Nai cũng oách lắm. Các nàng cũng đều ngoài bốn mươi cái Xuân xanh. Xóm Biển hội tụ toàn những gương mặt viết cho Thiếu nhi từ khắp nơi đến dự trại viết.

Một điểm chung thật đáng tự hào của những người viết cho trẻ thơ, ấy là ở họ mang nét đẹp trẻ trung, hồn hậu, trong sáng và yêu đời. Một trại viết hội tụ được những gương mặt nhiều tài năng và tâm huyết với văn học Thiếu nhi, kể cũng thật hiếm. Các nhà văn rất hoà đồng dẫu nhiều người chệch lệch tuổi tác. Chúng tôi đang ngồi bên nhau ngay ở đây, tại bờ biển tuyệt đẹp của Tuy Hoà, Phú Yên, ngay tại khu Resort Sao Mai nức tiếng.

Niềm vui như vỡ oà cùng những cơn sóng trắng. Ai cũng thấy mình như trẻ ra khi được đến đây, được gặp gỡ bạn văn viết về Thiếu nhi. Chúng tôi may mắn khi được bố trí ở sát gần mép biển và khu bể bơi. Nhà văn Trung Sĩ - một người viết truyện Thiếu Nhi vừa được giải nhất của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022, ông đã gọi nơi chúng tôi ở, một cách thân thương là Xóm Biển. Đó là nơi mà chúng tôi sẽ được ăn ở, đi, đến, hát hò, đọc và viết cùng nhiều trải nghiệm thú vị ở Phú Yên. Với những người viết thì niềm say mê luôn là đi, đọc, suy ngẫm và viết. Thời gian 16 ngày tưởng dài nhưng sẽ là quá ngắn cho tác phẩm của họ bởi thời gian sẽ trôi qua rất nhanh.

Một Xóm Biển đẹp đẽ, nên thơ và yên bình với rực rỡ hoa lá, với hàng rào nắng lấp lánh của rặng cây phong ba. Không gian yên tĩnh, xanh tươi, ngập tràn ánh nắng, gió biển và tiếng sóng vỗ. Dưới bóng mát của những tán dừa xanh, hoa cỏ xanh tươi, đặc biệt nhất là cả một rặng dài hoa giấy nở đỏ rực. Có vài tiếng chim hót ríu rít trong vòm lá xanh. Những biệt thự xinh xắn và mái ngói đỏ nâu là những điểm nhấn cho bức tranh Xóm Biển. Nơi đây có hơn chục nếp nhà nằm rải rác ven bờ biển xinh đẹp. Đủ gần gũi và đủ xa cách. Xa cách và gần gũi cũng là những khái niệm rất tương đối. Như người ta hay nói: Gần mà xa, xa mà gần. Một khoảng cách rất ước lệ mà không bao giờ có thể chính xác, nhất là với các thi sĩ.

Đủ gần để các nhà văn có thể ngắm sang nhà nhau và í ới gọi nhau xuống phòng ăn khi đến giờ ăn cơm. Đủ gần để thưởng ngoạn không gian thoáng mát, đủ rộng rãi để ngồi trong phòng mà vẫn nghe ríu rít ngoài kia tiếng chim hót mỗi ban mai. Hay ít ra họ cũng được tự do thoải mái bơi lội trong bể bơi hay thích sóng thì có thể chạy vù ra biển. Họ được thỏa thích ngụp lặn trong bầu không khí mặn mòi, đầy hơi biển. Ước muốn một ngày được trở về với tuổi thơ bỗng dâng trào ngay tại đây, một miền quê yêu dấu. Những giấc mơ tuổi thơ tự ký ức xa xưa được đánh thức trong những trang viết của họ. Ước mơ ấy hầu như ai cũng có và một ngày chợt rưng rưng quay về.

3-1689261594.jpg
 

Các nàng thơ thì rất thích chụp ảnh trước ánh bình minh trên biển. Thế nên vừa mới đến đã hẹn nhau, sớm mai khi thức dậy là chị em chúng ta chạy ra biển ngay nhé. Cho nên hôm sau họ rủ e nhau dậy thật sớm, họ gọi nhau, cùng nhau ríu rít chạy bộ ra ngoài biển. Cứ mỗi sáng sớm, vào những ngày kế sau đó, các nàng thơ vẫn thích chụp ảnh, vẫn chạy ra biển, vẫn mê say ngắm bình minh và vẫn sung sướng y như lần đầu, he he. Biển ở bãi Sao Mai bỗng phấp phới sắc màu, tóc xõa mâybay, mặc kệ cho gió Tuy Hoà rượt đuổi phía trước và phía sau. Cứ đam mê, cứ yêu đời, cứ uyển chuyển và mềm mại như đàn bướm đang bay, nhưng họ viết cũng rất khỏe.

Xóm Biển ấy cũng vừa đủ cách xa để trải nghiệm thứ cảm xúc cô đơn khi được tự do ngồi một mình trong suy nghĩ. Người sáng tác nào cũng luôn cần sự tự do và không gian một mình, riêng tư. Một không gian cô đơn và tự do cho sáng tạo là vô cùng cần thiết. Không gian ấy đang mở ra lộng lẫy ở nơi đây. Nó thật đẹp, thật gọi mời, yên bình và nên thơ. Một khu nghỉ dưỡng với đầy đủ tiện nghi, đẹp như mơ, khiến cho mỗi nhà văn luôn thấy cảm động mỗi khi nghĩ tới cái tâm của người tài trợ và sự nỗ lực của các nhà tổ chức.

Xóm Biển với những gương mặt thân thương. Họ đã rất vui khi gặp nhau. Trò chuyện nổ như pháo rang, cuộc vui tưởng chừng không dứt. Tiếu lâm và nói lái các kiểu Phú Yên, Bình Định làm mọi người cười ngặt nghẽo. Nghe cũng xôm trò ra phết. Có vài gương mặt trẻ, còn đa phần là các nhà văn chuyên nghiệp, tuổi đã cao hoặc những người viết văn tay ngang. Họ từng là cán bộ ở nhiều lĩnh vực khác, đam mê văn chương, dẫu đã nghỉ hưu từ lâu nay. Tôi thấy mình thật may mắn khi được là một trong số đó. Chúng tôi cùng đang có mặt ở đây. Hy vọng những tác phẩm văn học hay viết cho trẻ thơ sẽ sớm được ra đời!

Viết cho thiếu nhi luôn là một thách thức với các nhà văn. Bởi những trang viết hay cho thiếu nhi chưa bao giờ là điều dễ dàng. Viết như thế nào để cho người lớn thấy hay mà trẻ con cũng thấy thích? Những nhà văn gạo cội từng viết rất hay cho thiếu nhi như Tô Hoài, Đoàn Giỏi, Võ Quảng, Phạm Hổ… với những tác phẩm lừng lẫy viết cho thiếu nhi từ xa xưa như Dế mèn phiêu lưu ký, Đất rừng phương Nam, cho mãi đến sau này là Trần Đức Tiến, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Thị Kim Hoà… Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nổi bật với với Kính vạn hoa và nhiều tác phẩm hay viết cho thiếu nhi. Riêng nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa đã nổi tiếng với Góc sân và khoảng trời ngay từ khi còn nhỏ và tập thơ nổi tiếng này đã được tái bản nhiều lần.

Đọc họ, độc giả luôn yêu thích và ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của tuổi thơ kỳ diệu và muôn sự hấp dẫn khác nhau. Thực tế là có nhiều ông bà đã viết về các cháu của mình rất hay, ví như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. Với tấm lòng yêu thương con trẻ, các nhà văn sẽ thấy mình trẻ ra và hồn nhiên hơn khi viết cho thiếu nhi và được sống trong sự hồn nhiên ấy. Làm bạn với trẻ nhỏ thời 4.0 chắc chắn rất thú vị dẫu không hề dễ dàng! Bước vào thế giới trẻ thơ qua những trang viết hay vẫn luôn là những thách thức không nhỏ với các nhà văn. Cũng có những em nhỏ tự viết nên câu chuyện của thế hệ mình khá hấp dẫn, thông qua các cuộc thi như Cao Khải An và Nguyên Vũ An Băng chẳng hạn.

4-1689260477.jpg
 

Ngày nay, trẻ em có điều kiện tiếp xúc với thế giới rộng mở hơn qua Internet nên đòi hỏi cao hơn về văn học viết cho thiếu nhi. Hơn nữa, các em cũng không thích đọc những câu chuyện mang nặng tính giáo điều, mà chúng cần những câu chuyện hấp dẫn, thiết thực. Thông qua đó, sẽ trang bị cho trẻ em thêm kỹ năng sống cần thiết trong điều kiện cha mẹ luôn phải vắng nhà và con cái luôn phải đối mặt trước nhiều tình huống và biết cách tự giải quyết. Đặc biệt, trẻ em ngày càng thông minh hơn lứa tuổi, sự hiểu biết và kỹ năng sống để chúng biết tự bảo vệ khi bị bạo hành hay xâm phạm thân thể…ngày càng trở nên cần thiết hơn trong điều kiện gowin99 đang tiềm ẩn khá nhiều nỗi lo lắng, sự bất an. Trẻ em có nhu cầu tìm hiểu thế giới rộng lớn và những thứ mới lạ hơn, thông qua những câu chuyện giả tưởng hay, phát huy trí tưởng tượng và hé lộ cả những khát khao, bí mật của tuổi mới lớn…

Những điều ấy khiến cho các nhà văn viết cho thiếu nhi luôn đứng trước nhiều thách thức. Viết như thế nào, kể chuyện ra sao để cho trẻ em và người lớn đều thích, thêm giàu trí tưởng tượng và yêu thêm quê hương, cha mẹ, ông bà và gia đình mình? Phải chăng, điều đó bắt đầu từ những câu chuyện giản dị, chân thực và gây xúc động nhất ở trong mỗi gia đình? Gia đình là tế bào của gowin99 , nếu trẻ em không yêu quý cha mẹ và gia đình mình thì còn có thể yêu quý được ai? Bởi thế, viết cho trẻ em làm sao để vừa giữ được vẻ đẹp trong sáng, ngây thơ, lại vừa thỏa mãn ý thích, đúng với tâm lý lứa tuổi của chúng. Điều ấy, luôn cần các nhà văn giàu tài năng, trí tuệ và có sự đầu tư thích đáng về thời gian và cảm xúc, về sự am hiểu tâm lý và một tấm lòng yêu thương trẻ em. Những câu chuyện hay sẽ đến với trẻ em một cách gần gũi, dễ nhớ, dễ tiếp thu và luôn hấp dẫn.

Trẻ em bây giờ đã khác xa với thế hệ chúng ta ngày xưa. Tôi còn nhớ khi lên 7 tuổi, tôi đã từng được đọc cuốn sách “Mái trường thân yêu” trong niềm cảm xúc ngọt ngào và trong veo của trẻ thơ. Lớn hơn chút nữa, tôi được đọc cuốn sách “Đất rừng phương Nam” và đã rất thích thú. Sau đó nhiều năm, tôi vẫn đọc đi đọc lại cuốn sách ấy khá nhiều lần. Ngày xưa cũng chẳng có nhiều sự lựa chọn vì sách cho thiếu nhi rất hiếm. Sau này, khi tôi đã học lên lớp bảy, tôi trở thành một học sinh giỏi văn. Một lần, khi được mẹ tôi, sau một chuyến về thăm quê Hải Dương đã mang về nhà tặng cho tôi tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa. Tôi đã sung sướng ngồi đọc một mạch, sau đó còn đọc đi đọc lại, đến mức thuộc lòng tất cả các bài thơ thiếu nhi ông viết trong đó.

5-1689260546.jpg
 

Xóm Biển nơi đây là một không gian mở, một không gian mơ ước, rất phù hợp để mỗi nhà văn có thể ngồi yên lặng suy ngẫm hay ngồi miệt mài viết. Có khi họ chìm trong suy tư, ngồi viết lặng lẽ một mình trong đêm mà vẫn vui vì cảm giác tự do, không bị ai làm phiền. Chỉ có tiếng đêm ngân lên trong sâu thẳm. Một đêm khi gần sáng, tôi bỗng nghe thấy tiếng chim Bắt Cô Trói Cột ngân lên khắc khoải. Tiếng hót của loài chim thường sống nơi hoang dã, vừa ai oán, vừa kể lể. Tiếng chim ấy vang lên thật rõ rệt đến từng âm tiết. Bao nhiêu kiếp sống vẫn còn khổ đau? Bao nhiêu kiếp đời biết vượt lên gian khó và nhà văn cần cất lên tiếng nói của riêng mình? Dẫu cho thế nào thì cuộc đời này vẫn rất đẹp và đáng sống. Có những vẻ đẹp thật buồn, trong suốt và sâu thẳm, chỉ có thơ ca mới đủ sức để chuyên chở và lan tỏa. Chỉ có đêm mới biết. Liệu thi ca và bóng đêm có cất cánh bay lên trên đỉnh núi Chóp Chài vào đêm.

Chỉ khi đêm xuống, khi đã khuya, khi bóng tối bao trùm lên Xóm Biển, ấy là lúc những vầng sáng đam mê của bè bạn văn chương bắt đầu hắt sáng lên trong đêm. Ngọn lửa đam mê ấy còn theo họ thao thức cháy trong mỗi căn nhà nơi Xóm Biển. Khi ấy, “Sự mất ngủ của lửa” như bắt đầu âm ỉ cháy lên trong đêm đen im lặng! Tôi xin phép được mượn một câu của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều để nói thêm một chút về niềm đam mê của họ! Xóm Biển được tụ về đây toàn những người đam mê sáng tác và yêu nghiệp viết lách. Họ nói gì trong đêm cùng sóng biển và những ngọn gió hoang? Chỉ có sóng biển và gió Tuy Hoà mới biết!

 

(Phạm Thị Phương Thảo - Kỷ niệm Tuy Hoà, Phú Yên tháng 4/2023)

Phạm Thị Phương Thảo

Link nội dung: //revcat.net/noi-xom-bien-than-thuong-a19821.html

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()