Tham dự buổi tọa đàm có PGS.TS Đào Thế Anh, Phó Giám đốc, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Phó Chủ tịch Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam (PHANO); Bà Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN); Bà Deborah Nabuuma, Chuyên gia Dinh dưỡng, Liên Minh Bioversity và CIAT; Ông Brice Even, Chuyên gia Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững, Liên Minh Bioversity và CIAT; Bà Trương Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp (CAP) - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD); Ông Nguyễn Tử Siêm, Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam; Bà Nguyễn Thị Thủy, Giám đốc Hệ thống Nhà hàng Quả Trám; Chuyên gia ẩm thực Phùng Văn Đức, Cố vấn Hệ thống Nhà hàng Quả Trám; NSƯT Nguyễn Thị Hương Giang; NSƯT Hoàng Xuân Bình; Nhà báo Vũ Xuân Cường, Nhà báo Thu Hòa, Nhà báo Vân Thanh; Nhà báo; Nhà báo Hoài Anh và các NSNA thuộc Ban Nghiệp vụ ảnh Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam cùng đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, văn nghệ sĩ, nhà báo, người hoạt động trong lĩnh vực LTTP tham gia tọa đàm theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Tại phiên thứ nhất của tọa đàm, các chuyên gia Việt Nam thảo luận các khái niệm cơ bản về Hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững; các nội dung quan trọng trong Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững đến năm 2030 ở Việt Nam; thực trạng Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững tại Thủ đô Hà Nội.
Mở đầu tọa đàm, bà Trương Thị Thu Trang (Giám đốc Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn) chia sẻ: “Hội nghị ‘Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững lần thứ 4’ đã diễn ra thành công với tất cả đồng thuận. Có thể nói, sự kiện đã nâng cao vị thế của Việt Nam trong hoạt động toàn cầu”.
Theo bà Thu Trang, về sáng kiến chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm, bền vững của Liên Hợp Quốc, Việt Nam là một trong nước đi đầu khi ban hành được “Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030”. Các phiên của Hội nghị diễn ra với chủ đề khác nhau, song chúng đều có một thông điệp chung: chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm là công việc của toàn gowin99 .
Những nỗ lực về chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm được ghi nhận ở các cấp khác nhau, từ cấp nông dân cho tới cấp quốc gia hoặc cấp quốc tế. Hội nghị toàn cầu về hệ thống lương thực thực phẩm bền vững là dịp để các nước chia sẻ, kết nối với nhau nhằm đạt được mục tiêu chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững. Điều này cũng đóng góp vào Nghị quyết số 136/NQ-CP của Chính phủ về 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Ông Nguyễn Tử Siêm (Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam) cho biết: “Về an ninh lương thực, chúng ta đang làm khá tốt. Trong khi thế giới đang khan hiếm về an ninh lương thực, thì chúng ta đã đảm bảo được an ninh dân tộc cấp quốc gia. Thế nhưng, việc chuyển chất lượng của lương thực thành thực phẩm thì chúng ta vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm”.
Lương thực và thực phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đặc biệt là mối liên kết giữa năm nhà. Để tạo ra một chuỗi cung ứng hoàn hảo, cần có sự tham gia của cả nhà sản xuất, nhà quản lý, nhà khoa học và các nhà doanh nghiệp. Khi nào mối liên kết này thật khăng khít thì sản phẩm sẽ càng được nâng giá trị.
Bà Nguyễn Thị Thủy (Giám đốc Hệ thống Nhà hàng Quả Trám) cho biết: “Qua quá trình làm việc, được gặp gỡ với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam, tôi nhận thấy Việt Nam có rất nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc sản có tiếng trên thế giới nhưng người tiêu dùng Việt Nam ít biết tới hoặc chưa từng sử dụng”.
Bà Nguyễn Thị Thủy chia sẻ, muốn phát triển câu chuyện từ trang trại đến bàn ăn thì phải làm sao kết nối được sản phẩm ngon, bảo đảm tiêu chuẩn có nguồn gốc xuất xứ đến tay người tiêu dùng bởi “miếng ngon nhớ lâu”. Việc đầu tiên là cần có một địa điểm để trải nghiệm sản phẩm, quảng bá sản phẩm trước khi đưa vào hệ thống tiêu thụ. Vì vậy, tiêu dùng sản phẩm là ưu tiên hàng đầu của Hệ thống Nhà hàng Quả trám.
Phát biểu tại tọa đàm, bà Trương Thị Thu Trang cho hay, an ninh lương thực là một thuật ngữ rộng, gồm cả lương thực và thực phẩm. Hiện nay, đứng trước các thách thức toàn cầu, phi truyền thống như dịch bệnh, biến đổi khí hậu,... Nhiều vấn đề được đặt ra, khi đó chúng ta không chỉ quan tâm đến các vấn đề an ninh lương thực mà còn phải chú tâm tới vấn đề an toàn thực phẩm.
Đưa ra ý kiến về làm như thế nào để thay đổi nhận thức của người dân, Ông Nguyễn Tử Siêm chia sẻ, cần phải khiến người tiêu dùng hiểu được giá trị của chất lượng thực phẩm. Ông cho rằng, giá cả là một vấn đề mà người dân rất quan tâm, chính vì vậy chúng ta phải làm sao để họ cảm thấy an tâm và sẵn sàng trải nghiệm những sản phẩm tốt. Vấn đề này trở nên khó khăn do tập quán sinh hoạt của người dân vẫn còn nhỏ lẻ, chúng ta cần phải kiên trì hơn nữa để thay đổi thói quen người tiêu dùng.
Kết thúc phiên một, tọa đàm tiếp tục với phần trao đổi của các chuyên gia trong và ngoài nước về kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực và bền vững.
Thanh Hà
Link nội dung: //revcat.net/chuyen-doi-he-thong-luong-thuc-thuc-pham-minh-bach-trach-nhiem-va-ben-vung-den-nam-2030-phan-1-a18796.html