Vui thì có vui mà buồn vẫn cứ buồn. Buồn vì bản người Tày, Phu người Hà nhì, giao người Mông ở Lai châu. Lào Cai, Hà giang giống với làng người Kinh ở Thái Bình, Nam Định quá.Những ngôi nhà trình tường của người Hà nhì, người Dao không còn, bức tường đá rêu phong của người Mông biến mất, con đường trong làng dày cỏ mịn cũng chỉ còn trong ký ức người già. Tất cả đều bị cứng hoá, bê tông hoá.Văn hoá của làng bản cái gì cũng làm theo mẫu như người Kinh.
Nào là con đường hoa mẫu, nhà văn hoá mẫu, cổng chào mẫu... đến cả hương ước, đội văn nghệ mẫu. Làm theo mẫu dẫn đến tình trạng tàn phá tính đa dạng của văn hoá tộc người. Một huyện có 100 thôn thì có 100 bản hương ước dài dằng dặc, giống hệt nhau nên trưởng thôn cất lên gác bếp. Xem đội văn nghệ của bản người Mường giống như bản người Thái, người La Ha.
Có nhà nghiên cứu đi khảo sát 20 điểm du lịch cộng đồng của nhiều dân tộc đều phải chua chát thốt lên "na ná như nhau, không có sản phẩm đặc thù nên vắng khách ". Nông thôn mới cần phải tư duy mới, sáng tạo chứ không rập khuôn, máy móc theo một mãu chung. Hơn chục năm qua, biết bao đề tài khoa học câps Bộ, cấp Nhà nước, cấp tỉnh thu hút nhiều nhà khoa học tham gia nhưng văn hoá ở vùng dân tộc thiểu số vẫn na ná như nhau và theo cái mẫu của đồng bằng.
Mùa xuân này lên vùng cao chỉ thấy cây cỏ, hoa lá có vẻ đẹp riêng, còn con người từ ăn mặc, ở, nghĩ suy lại theo mẫu giống nhau. Sự đa dạng văn hoá các tộc người bị triệt tiêu.
Trần Hữu Sơn
Link nội dung: //revcat.net/nong-thon-moi-va-su-da-dang-van-hoa-a18099.html