Tôi vẫn nhớ một buổi tối mùa hè oi bức ở Hà Nội, năm 1966, khi mà một sự kiện lớn đang diễn ra nhằm biểu dương sức mạnh, quyết tâm của nhân dân Thủ đô đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Nhóm phóng viên trẻ chúng tôi được giao nhiệm vụ đi khắp nơi quanh khu vực Hoàn Kiếm để tìm kiếm các thông tin cần thiết góp vào một bài báo cho sự kiện đó.
Tôi đến khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm thì gặp chiếc xe ô tô chở mấy phi công Mỹ bị bắt diễu trên đường Hàng Bài. Quan sát nhanh, tôi thấy giữa đám đông người đang chạy theo xe, có một người đàn ông luôn bám sát chiếc xe. Tuột dép, anh hất văng chiếc dép còn lại để chạy cho kịp. Nét mặt phẫn nộ, anh hô những câu gì đó mà bởi tiếng ồn ào của đám đông, tôi không nghe rõ. Tới khi qua một ngã tư, ô tô tăng tốc, anh mới từ từ dừng lại. Tiếp cận, hỏi chuyện, tôi được biết anh là cán bộ miền Nam tập kết, gia đình còn lại trong Nam. Anh nói rằng hết sức căm thù bọn giặc đem bom phá hoại cuộc sống, giết chết đồng bào và anh khát khao ngày đất nước thống nhất, được về Nam đoàn tụ với gia đình.
Rời sự kiện, tôi về cơ quan ở số 5 Lý Thường Kiệt. Mấy bạn đồng nghiệp của tôi cũng lần lượt quy tụ tại phòng làm việc trên tầng 2. Mỗi người đều cặm cụi viết thông tin của mình lên tờ giấy khổ A4, rồi nộp cho ông Tường. Khi đó chưa có máy vi tính cho nên các đoạn viết không thể ghép với nhau bằng phương pháp chép – dán được. Ông Tường đọc lướt các tờ giấy ghi tin của từng người, rồi bảo: “Tốt lắm. Các cậu về được rồi”. Quay qua tôi, ông bảo: “Cậu ở lại một lúc!”. Nhanh chóng, ông cầm tờ giấy của tôi ra, nhận xét: “Cậu quan sát và ghi chép tốt lắm. Đây sẽ là một chi tiết đinh của bài ghi nhanh!”. Xong, ông lại ân cần bảo: “Chú ý hơn một tý nữa, sẽ rõ chủ đề hơn. Tức là, cậu mới chú ý miêu tả hành động như chạy, bám thành xe… dễ khiến người ta hiểu lầm là do nhân vật này tò mò. Cậu cần khắc họa kỹ nét mặt, ánh mắt anh ấy khi nhìn phi công Mỹ để cho thấy tâm trạng của nhân vật…”. Tôi vừa vui, vừa ngượng nghịu, kể lại cho ông về nét mặt, ánh mắt, câu chuyện của nhân vật và ông bổ sung nhanh vào đoạn ghi của tôi.
Khi ấy, chưa có máy điều hòa, phòng làm việc chỉ có mỗi chiếc quạt trần chạy lọc cọc, chậm rì. Thân hình gày gò, ông Dương Tường bỏ sơ mi, đánh mỗi cái áo may ô, đắp một cái khăn ướt trên đầu để giảm nóng bức, đeo chiếc kính cận dày cộp, ngồi chồm hỗm trên chiếc ghế gỗ viết bài ghi nhanh. Ông viết đoạn mở đầu, cắt ghép từng tờ giấy của các phóng viên trẻ để khỏi chép lại những đoạn đã đạt yêu cầu. Chả bao lâu, ông đã hoàn thành bài ghi nhanh hết sức sinh động để đăng trong Bản tin Trong nước, Việt Nam Thông tấn xã. Hôm sau, một loạt báo, đài đã đăng lại bài viết ấy.
Nghề làm báo khiến tôi đi nhiều nơi, rời xa cái nôi Thông tấn xã số 5 Lý Thường Kiệt, ít được gặp ông Dương Tường. Nhưng lời dặn dò về nghiệp vụ ông dành cho, tôi nhớ mãi. Sau này, thấy ông trở nên nổi tiếng trên lĩnh vực văn thơ và dịch thuật, tôi hết sức mừng rỡ và tự hào!
Dương Tường (4 tháng 8 năm 1932 – 24 tháng 2 năm 2023), tên thật là Trần Dương Tường, sinh ngày tại Nam Định, là một nhà văn, nhà thơ và dịch giả Việt Nam.
Dương Tường học tiểu học tại Nam Định. Ông học trung học tại Hà Nội tới khi Cách mạng tháng 8 nổ ra. Ông bỏ trường, đi làm liên lạc cho Việt Minh tại Vĩnh Yên. Sau đó ông về đi học lại tại trường Phan Chu Trinh. Được vài tháng ông quay lại theo kháng chiến, làm tuyên truyền và gia nhập bộ đội năm 1949.
Năm 1955, Dương Tường giải ngũ về Hà Nội sinh sống. Từ năm 1955 đến giữa thập niên 1960, Dương Tường là phóng viên tổ Văn xã ( gowin99 gowin99 ) của Thông tấn xã Việt Nam. Từ năm 1967, ông làm biên dịch tại Ủy ban Điều tra tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Ông về hưu năm 1979.
Ông qua đời ngày 24 tháng 2 năm 2023 tại Bệnh viện Quân y 108, Hà Nội, thọ 90 tuổi .
Dương Tường là một dịch giả, nhà thơ, nhà phê bình nghệ thuật, phóng viên... trong đó nổi bật nhất là dịch giả của nhiều tác phẩm văn học có giá trị như Cuốn theo chiều gió, Con đường xứ Flandres và tác giả của những bài thơ như Tình khúc 24. Nhiều bài thơ của ông lấy cảm hứng từ chủ nghĩa siêu thực và phong trào tượng trưng.
Ông tự nhận bản thân "một đời ăn nằm với chữ". Về dịch thuật, ông quan niệm "một bản dịch lý tưởng phải là một tác phẩm, trong đó người dịch là đồng tác giả".
Ông đã dịch trên 50 tác phẩm của Pháp, Nga, Anh, Hoa Kỳ, Đức, Hy Lạp, Brazil, Nhật Bản, Na Uy:.Kafka bên bờ biển, Haruki Murakami
Chuyển ngữ từ tiếng Việt: Truyện Kiều, từ tiếng Việt sang tiếng Anh.[12]
Phạm Việt Long
Link nội dung: //revcat.net/mot-ky-niem-voi-nha-tho-dich-gia-duong-tuong-a17783.html