Tới dự có ông Nguyễn Đức Yên, Phó Giám Đốc Trung tâm gowin99 , Truyền thông Huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh.
Lễ tế không chỉ đông đảo dân làng Hồng Thịnh mà còn có các ông Phan Đình Uy, Ông Hoàng Tiến Dũng đại diện con cháu của làng hiện sinh sống ở Đắk Lắk về quê tham dự.
Từ xa xưa, nơi đây lưu truyền đến ngày nay câu ca:
Nhớ ngày 20 tháng giêng
Thành Hoàng ngày giỗ linh thiêng của Làng
Dù ai buôn bán trăm đàng
Nhớ về giổ tổ Thành Hoàng làng ta.
Ông Phan Thanh Đăng (ảnh trên) thay mặt dân làng Hồng Thịnh phát biểu tại lễ tế nêu rõ:
Trong không khí trang nghiêm và trọng thể này, chúng ta thành kính dâng hương tưởng nhớ, tri ân Thành Hoàng Làng – Hoàng Cơ Thạch, người có công “cưa đứt cột đồng Mã viện” và ông là Tổ sư của nghề thuốc, truyền dạy hát Dân ca. Ông Hoàng Cơ Thạch đã được 3 nhà Vua triều Nguyễn ban sắc phong mà làng Hồng Thịnh còn lưu giữ được. Đó là sắc phong đầu đời thành thái 1889; sắc phong năm thứ 3 đời Duy Tân 1909 và sắc phong năm thứ Chín đời Khải Định 1922. Nội dung của 3 sắc phong cho rằng: Từng rõ linh ứng sâu sắc nhưng trước đây chưa được dự phong tặng nay được xét phong tặng Thành Hoàng bản cảnh, cho phép nhân dân lập đền thờ để thờ tự đảm bảo sự trang nghiêm.
Trên cơ sở đó, nhân dân trong làng Hồng Thịnh đã lập đền thờ người có công với nước gồm có thượng điện, hạ điện, Ngũ lâu…Nhưng do thiếu hiểu biết và những biến cố nên đền thờ thần Hoàng làng này đã bị phá chỉ còn lại nền móng. Nay nhân dân làng Hồng Thịnh mong ước được phục dựng lại đền thờ Thành Hoàng làng Hoàng Cơ Thạch như cũ để được xứng tầm với các danh hiệu từng được 3 vua triều Nguyễn sắc phong là người có công với nước.
Về lịch sử của thành hoàng làng Hồng Thịnh, tại lễ tế này, ông Phan Đình Quya (ảnh trên) cho biết thêm: Năm 1982 khi biên soạn cuốn “Truyền thuyết và cổ tích lịch sử” nhà nghiên cứu gowin99 Thái Kim Đỉnh đã được cố Giaó sư Nguyễn Đổng Chi cung cấp cho câu chuyện dân gian “Người cứu đứt cột đồng Mã Viện” để đưa vào sách.
Tương truyền vào thời Hai Bà Trưng, trên núi Rung có vật yểm. Mã Viện muốn hại người nước Nam ta nên chôn cột đồng để yểm ở nhiều nơi.
Bấy giờ ở địa phận đất Trung Thịnh (nay là Hồng Thịnh) có người thanh niên sức lực điền họ Hoàng tên Cơ Thạch, nhà nghèo sống đơn thân. Cần khổ làm ăn nhưng tính tính vui vẻ và ưa thích hát dân ca. Anh hay thường hay trèo lên núi Rung để hái thuốc đem đi bán lấy tiền sinh sống qua ngày. Núi Rung bón mùa hoa thơm cỏ lạ đủ đầy. Chốn sơn lâm cả một khó thuốc báu cho sinh lực con người.
Một hôm đang lần sâu tìm đường lên đỉnh núi, bổng họ Hoàng phát giác có một vật lạ. Ai trèo lên đây từ bao giờ mà cắm cột đồng? mốc miêc chi đây?về cái việc việc gì í đồ như thế nào đây?
Nghĩ bụng giữa cái thời loạn lạc nhiễu nhương, giặc phương Bắc hung tàn bạo ngược đô hộ người nam. Chắc hẳn là sự ngờ đáng nghi ngại. Rồi lại tìm liệt hiểu Mã Viện là ai, họ Hoàng tỉnh ngộ ra: Đây là vật yểm lợi hại rồi.
Nhưng để cho chắc chắn họ Hoàng đêm về lân la đem chuyện hỏi mấy bô lão mới biết đích thực là như vậy.
Tờ mờ sáng hôm sau họ, Hoàng dậy sớm lo mang theo mấy đấu gạo ăn và sẵn sàng cây rìu với cái cưa rồi băng lên núi. Tới chân cột đồng, nghỉ một lát cho lại sức rồi đem hết sức bình sinh cưa cây cột đồng. Cưa một mạch từ sáng đến tối mịt thì cột gãy. Về sau dân địa phương biết tin già trẻ ai nấy đều thán phục.
Không những vậy, họ Hoàng chỉ chăm lo hái thuốc hết rừng nọ núi kia, hét núi gần non xa. Cứ hái hết giỏ này đến giỏ khác đem về đầy mái nhà tranh nứa. Sau đó phơi hong nắng gió củi, lửa, sao, tẩm. Chu đáo đâu đây đóng gói nào ra gói nấy, đánh dấu từng phương rõ ràng cho từng gói thuốc. Đi khắp chợ cùng quê khắp trong Tổng ngoài huyện để bán cho người ốm đau.
Ông đẹp người lại tốt nết. Giọng nói thì rất ưa nghe. Khẩu tài khéo léo linh hoạt.
Vùng này vào những giai tiết trong tứ quý thường có các đám hát, phường ca. Thấy vậy ông nhập cuộc hát cho vui. Phiêu bạt đó đây, ưa sự nhà tản và chỉ cốt đủ sinh nhai chứ không ham làm giàu. Thuốc thì vừa bán vừa giúp cho nên nhiều người yếu đau ai cũng thích gọi mua. Phen lê với người khác lại có nhiều phương thuốc hay hơn chữa chóng lành bệnh, do vậy càng ngày càng có tiếng. Cả một vùng ai cũng khen ngợi là thuốc hay.
Thời giờ như bóng câu qua cửa. Chẳng mấy nả họ Hoàng trở về già. Ông đem sở biết về thuốc của mình phổ biến cho bà con trong thôn lương. Lũ trẻ trong chạ mạc thì thích ông truyền bảo cho lời ca tiếng hát và các bài dân ca. Từ đó trong làng có nhiều người biết hái thuốc và làm thuốc. Lũ trẻ thì nhập tâm rất nhanh, trong làng rộn ràng tiếng hát rất vui tươi.
Một hôm vào tiết Dương Xuân tháng Chính nguyệt (tháng Giêng) ngày chấp (ngày 20) thì ông ngủ mà không thấy dậy đi đâu nữa. Theo thường lệ lũ trẻ đến nhà ông để học hát. thì ông đã qua đời…
Dân làng vô cùng thương tiếc đưa ông vào để ở núi Rung.
Hàng năm cứ đến ngày 20 tháng giêng người trong thôn Hồng Thịnh lại tưởng nhớ ông. coi ông như Thần Hoàng đã có công dạy dân làng Trung Thịnh nghề thuốc và giọng hát lời ca.
Mong ước của bà con nhân dân trong làng Hồng Thịnh là được phục dựng lại đền thờ Thần như cũ để được xứng tầm với các danh hiệu Vua ban và cũng là thể hiện những người con đất Việt thờ một người đã có công với nước.
Con cháu trong làng Hồng Thịnh và nhân dân trong vùng vinh dự và tự hào được thờ một thần Hoàng làng người có công với nước, là tổ sư dạy dân làng nghề thuốc chữa bệnh và ca hát.
Tự hào với truyền thống vẻ vang của Thành Hoàng làng, người dân Hồng Thịnh càng nhận rõ trách nhiệm lớn lao trước các vị tiền bối, lịch sử của dân tộc, quyết tâm xây dựng Làng Hồng Thịnh giàu đẹp văn minh, xây dựng làng Hồng Thịnh đạt tiêu chí “Nông thôn mới nâng cao” với tâm nguyện:
“Vững dạ bền tâm đền đức lớn
Bền gan luyện trí đáp ơn dày
Muôn dân ghi tạc công Tiên tổ
Năm tháng trường xuân phúc, lộc đầy”.
Phan Đình Khôi - Phan Thanh Đăng
Link nội dung: //revcat.net/ha-tinh-le-te-thanh-hoang-lang-hong-thinh-loc-ha-hoang-co-thach-a17612.html