link tải gowin99 mới nhất

Nhật ký "Lính chiến" của CCB Phạm Hữu Thậm (Kỳ 4): Đối đầu với quân Mỹ cả trên trời và dưới đất

Tôi bị vỡ vai không gánh vác được. Y tá đề nghị cho tôi ở nhà giữ hậu cứ. Tôi không nghe, đã tìm gặp Chính trị viên Quang xin khắc phục mọi khó khăn quyết tâm đi chiến đấu. Chính trị viên đồng ý, căn dặn đi thì phải nhất trí, cố gắng phát huy trận đầu để anh em trong Đại đội học tập.

Ngày 24 tháng 3/1969, từ 10 giờ đến 14 giờ, địch đổ quân bằng 40 chiếc trực thăng CH34 và CH47 xuống giáp ranh xã Lộc Sơn.

Quân Mỹ thuộc Lữ đoàn 1 bộ binh A-me-ri-cơn của Sư đoàn bộ binh số 23 American. Trước đó, ngày 21/3/1969 chúng tôi đi theo đội hình của Trung đoàn đến dốc 13 vượt cao điểm 530 có 3 ngọn đồi và một dông dài do quân Mỹ đổ bộ chốt giữ nay đã rút. Chúng tôi tụt xuống hậu cứ của Tiểu đoàn 577 thuộc Mặt trận 4 nghỉ đêm.

d1gq1-1671806528.jpg
 Lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam (ảnh do tác giả sưu tầm chỉ mang tính minh hoạ).

 

19 giờ, 22/3/1969, chúng tôi chuyển quân đến Thôn 5. Các Trung đội đi chiếm lĩnh vị trí chiến đấu cách nhau 1000m theo hình chữ V để còn chi viện cho nhau.

Khẩu đội 2 thuộc Trung đội 2 chiếm lĩnh trận địa phía đông bắc Thôn 5, chặn con đường từ Gò Dài, Quán Canh lên. Bên phải trận địa 12 ly 7 có con suối. Hai bên suối có tre và cây cối, cả hai hướng đều có Tổ cảnh giới.

Khoảng 3 giờ đêm, rạng ngày 26/3/1969, chúng tôi đào xong trận địa ngụy trang kín đáo. A trưởng Vọng cử tôi với anh Cò cảnh giới bên bờ suối. Đồng chí Chách và Trinh cảnh giới đường Công Hương, Quán Kanh…

Hai ngày liền bom pháo nổ liên tục không ngớt.

d2gq2-1671806617.jpg
Giấy chứng nhận khen thưởng.

 

8 giờ 29/3/1969, tôi cùng anh Cò thay nhau người canh gác cho người ngủ. Trên trời máy bay L19 và OV-10 lượt suốt đêm bắn đèn dù, pháo sáng, đạn 20 ly, rốc két từ trên cao xuống. Chưa hết, còn có pháo địch từ các trận địa An Hòa, Núi Lở, Ái Nghĩa bắn đến, các loại đạn nổ đằng trước đằng sau…

Bên gò Thạc Phước, gò Phú Phong tiếng Mỹ la Mỹ rống, tiếng súng đại liên phóng lựu nổ rộ từng hồi. Trời chưa sáng anh nuôi đã đem cơm ra trận địa. Ăn xong, mỗi người được nhận thêm một vắt cơm để ăn trưa, rồi ra vị trí cảnh giới.

Sáng 30/3/1969 pháo địch ở An Hòa, Núi Nở, Ái Nghĩa, Núi Quế… bắn cấp tập. Các loại súng cối đi cùng biên chế của quân Mỹ đặt trên các gò cũng bắn như vãi ngô. Máy bay các loại L19, OV-10, phản lực, trực thăng, tầng trên tầng dưới, cái trước cái sau nhiều vô kể.

Bom đạn trên trời rơi xuống, trực thăng bắn súng đại liên như vãi đạn, khói lửa mịt mùng, tiếng bom pháo long trời chuyển đất. Những chiếc trực thăng thi nhau chúi mũi bay dọc suối, ném lựu đạn, bắn rốc két vào các bụi cây và góc suối.

Một trực thăng HU1A bay sát trận địa của Trung đội 3, bị Tiểu đội trưởng Sáng bắn rơi. Quân Mỹ thấy vậy, liền cho xe tăng của Tiểu đoàn thiết giáp số 1 đặt trên các gò hơn 40 chiếc, bắn về phía quân ta như bão táp mưa sa. Chúng tôi chui dưới hầm chịu trận hoả lực của địch.

10 giờ 30, ngày 30/3/1969, bom pháo chuyển làn lên phía Cửa Danh. Tôi ngồi dưới hầm thò đầu lên quan sát thấy quân Mỹ đi theo khe suối một hàng dài. Tôi và anh Cò vừa theo dõi vừa chuẩn bị chiến đấu.

Đi chiến đấu lần này có vững tâm hơn lần trước, dù sao tôi cũng có anh Cò bên cạnh. Thêm một tay súng và cũng đã chiến đấu một trận rồi, nên không sợ lạnh lưng, hở sườn.

Tiếng súng bộ binh bắn nhau ở hai ba nơi phía Thôn 4 và đầu Thôn 5. Những tên Mỹ đi đầu cách chúng tôi 60m đến 70m. Tôi tì súng CKC lên thành công sự ngắm bắn tên đi đầu. Tên Mỹ nhào xuống nước. Tôi liên tiếp bắn từng tên một, 7 tên Mỹ trúng đạn nằm dưới suối. Bọn còn lại lùi về phía sau bắn đạn M79 và M72 vào trận địa chúng tôi. Anh Cò bị thương vào đùi, tôi bảo chui vào hầm xé băng cứu thương và băng chặt lại.

Tôi ngồi dưới hầm thấy ngớt tiếng đạn nổ, ngó lên quan sát thấy khoảng một Trung đội Mỹ xông lên, đứa kéo xác đứa bắn yểm trợ.

Lúc này, anh Cò đã băng xong vết thương, đứng ngó ở của sau hầm trú ẩn. Thấy quân Mỹ tiến lên, anh Cò rút lựu đạn ném trúng vào đám đông bọn địch. Quân Mỹ ngã vật 4 tên chết tại chỗ. Rồi anh Cò còn dùng súng AK bắn chết 3 tên. Tôi ngắm bắn chết 4 tên nữa. Quân Mỹ bỏ xác chết nấp vào khúc quẹo.

Anh Cò thì thầm:

- Chúng nó đông quá, rút thôi!

Tôi bảo:

- Anh bị thương rồi, thì cứ tự về trận địa 12 ly 7 đi đã và báo Trung đội cho người ra tiếp chiến cùng tôi.

Anh Cò đi rồi. Tôi dựa dưới hầm nghỉ và nghe ngóng, vấn 1 điếu thuốc dê hút.

Lúc này là 12 giờ, ngày 30/3/1969. Tôi thấy một cánh quân Mỹ đi ở bờ phía bên kia suối tiến lên phía giáp ranh, cách chỗ tôi 300m.

Khi quân Mỹ đi khỏi, tôi quay về trận địa 12 ly 7. Anh em trong khẩu đội đã cơ động, còn anh Cò đang ngồi ở cửa hầm. Tôi giục:

- Quân Mỹ lên phía trước rồi, ta đi thôi.

Anh Cò chân đau đi chậm. Chúng tôi dìu nhau vào xóm. Có vài nóc hầm, không có dân. Tôi băng lại vết thương và chặt cho anh Cò một cái gậy, rồi dở cơm vắt ra ăn.

Đến 13 giờ chiều, tôi bảo anh Cò nhanh chóng ra bụi mà trú, có gì còn chạy được, ở đây quân Mỹ sục vào thì chết là cái chắc.

Tôi dìu anh Cò đến một gò đồi có nhiều bụi cây lúp xúp cháy nham nhở, có chỗ còn xanh. Mỗi chúng tôi nằm trong một bụi cây cách nhau 50m để có thể yểm trợ cho nhau trong tình huống chiến đấu.

Một giờ sau, khoảng một Đại đội quân Mỹ đánh vào xóm Lộc Đại, nơi tôi và anh Cò vừa rời đi. Quân Mỹ vào được xóm, nhưng không thu được kết quả gì. Chúng đốt mấy cái lán trại rồi bỏ đi.

Ngày hôm ấy quân Mỹ đi làm nhiều mũi, chiếm hết các gò Thôn 4 và Thôn 5.

Một máy bay cán gáo bay dọc khe rồi vòng lại bay sát mặt đồi, nó quần đảo cánh quạt làm dạt cây cối. Trong máy bay chỉ có 2 tên Mỹ, một tên ngó xuống phát hiện thấy anh Cò, nó chỉ cho tên Mỹ kia định bắt sống.

Máy bay xoay tròn sắp đỗ, tôi ngắm giữa đầu máy bay bắn một phát, rồi bắn liên tiếp 4 phát nữa. Chiếc trực thăng trúng đạn, vội bay bốc lên cao. Tiếng máy rú như bò rống, chòng chành lao xuống khe. Một tiếng nổ to và lửa khói bốc lên ngùn ngụt.

Tôi nhanh chóng dìu anh Cò sang gò đồi phía Tây, luồn lách đến Cửa Danh - Khe Dèn. Lúc ấy là 16 giờ ngày 30/3/1969.

Đến 20 giờ, đêm tôi vẫn cõng anh Cò tìm đường về đơn vị.

Nặng và mệt quá, đến bờ suối nghỉ uống nước và nằm vấn thuốc hút thì có mấy bóng từ trong rừng đi ra. Tôi giục anh Cò tạm nấp và cầm khẩu súng sẵn sàng bóp cò…

Nhưng rất may là không phải địch!

Tôi nhận được tiếng anh Thịnh, anh Bát và anh Lương A Phó. Anh Thịnh lấy vắt cơm ra ăn, rồi lấy võng ra thay nhau khiêng anh Cò. Còn tôi vác súng theo sau.

*

16 giờ, ngày 01/4/1969, Đại đội cử 12 người, trong đó có tôi, đi Ô Gia Lam lấy gạo, do Trung đội phó Vọng phụ trách.

Từ danh An Bằng, chúng tôi lặng lẽ đi qua Thôn 5, về đường Quán Canh vượt Gò Dài sang Lộc Tân, đi mãi xuống Ô Gia Lam lấy được gùi gạo thì trời cũng đã sáng.

Chúng tôi phải nằm lại ở bụi Bói bên sông tránh Mỹ đi càn.

20 giờ, 02/4/1969 chúng tôi lên Danh, trên trời đèn dù pháo sáng của máy bay C130 bắn liên tiếp sáng rực trời; đạn 20 ly, đạn đại liên nổ trên trục đường đi như ngô rang và pháo Tết.

Khoảng một Đại đội quân Mỹ từ làng Phú Phong đi lên đường Quán Canh. Chúng tôi phát hiện địch, quay chạy vào xóm Chùa, thôn Lộc Đại, lúc này đã 2 giờ đêm rạng sáng 03/04/1969.

Chúng tôi mỗi người chạy một nơi. Tôi bám theo Ka, Nhượng và Lâu chạy về cuối xóm, tìm được hầm của dân để trú ẩn.

Quân Mỹ đã phát hiện ra Việt Cộng. Chúng đặt súng bắn đạn M79; M72 vào đội hình chúng tôi làm Đáng và Bình bị thương. Tiểu đội trưởng Khanh và Trung đội phó Vọng băng bó cho 2 thương binh xong và cử người khiêng về tuyến sau.

Sáng 03/4/1969, chúng tôi có 4 người vẫn thập thò ở đầu xóm. Không biết tình hình địch như thế nào? Không dám lên Danh vì quân Mỹ ở các gò phía trước, phía trên… rất khó phán đoán.

Chúng tôi dự định đợi trời tối sẽ luồn theo lòng khe giữa 2 gò có Mỹ đóng sẽ bất ngờ và an toàn hơn.

Khoảng 19 giờ, chờ trời tối hẳn chúng tôi thắt dây lưng và gùi gạo bắt đầu lên đường. Nhượng mang AK đi trước, tôi và Lâu không có súng đi giữa, Ka mang CKC đi đoạn hậu.

Tôi sờ dây lưng lấy quả lựu đạn Mỹ nhặt được hôm trước sẵn sàng quăng. Luồn lách dưới bụi cây lúp xúp, mỗi người cách nhau 7 đến 10m. Quân Mỹ trên gò thỉnh thoảng lại bắn pháo sáng. Chúng tôi nằm im, pháo tắt lại luồn đi, phải đến 1 tiếng đồng hồ mới qua được khỏi khu vực.

Đến ngã 3 đường đi Khe Cốc, thấy 3 chiếc xe M113 của Mỹ nằm lù lù trên gò. Ai cũng hoảng hồn, Nhượng ra hiệu cho chúng tôi đi xuống phía dưới…

Đến cửa Danh An Bằng thì chúng tôi phát hiện hai tên Mỹ gác ngồi lù lù dưới ánh pháo sáng. Phải làm sao đây?

Nhượng giơ tay ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống rồi tụt gùi ngô. Tôi thấy anh dương lê AK lên, rồi lặng lẽ bò gần sát 2 tên Mỹ…

Bất thình lình, Nhượng xông lên đâm một nhát vào lưng tên Mỹ, nhanh như cắt đâm tiếp tên thứ 2 và đâm tiếp mỗi tên một nhát nữa rồi vẫy chúng tôi chạy.

Nhượng tước khẩu tiểu liên ở tay tên Mỹ, thấy vậy tôi cũng tước khẩu AR15 của tên thứ 2. Nhượng đưa khẩu tiểu liên cho Lâu, rồi gùi ngô chạy theo chúng tôi, thế là 4 người đều có vũ khí.

Khoảng 3 giờ đêm, rạng sáng ngày 04/4, chúng tôi lần mò đi sâu vào Danh An Bằng đến hậu cứ của Tiểu đoàn 577 thuộc Mặt trận 4. Đơn vị này đã bỏ đi từ lâu, chúng tôi tắm xong ăn cơm vắt thay nhau canh gác và ngủ.

*

Về tình hình địch: Sang tháng 4/1969, phía Mỹ phát hiện 4 huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Đà đều có quân giải phóng, liền điều thêm Lữ đoàn kỵ binh bay số 3 của Sư đoàn kỵ binh bay số 1 và Trung đoàn không vận số 1 của Sư không vận số 101 và Trung đoàn thiết giáp số 23 liên tiếp càn lên các vùng Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Hòa Vang.

Tình hình chung ở Khu 5 cũng rất phức tạp.

Ngày 10/01/1969 địch điều Tiểu đoàn số 6 thuộc Trung đoàn biệt động số 2 và Trung đoàn 45 thuộc Sư 22 ngụy, có máy bay các loại yểm trợ. Quân Mỹ đánh ở phía sau vùng Chư Pha, tỉnh Gia Lai.

Ngày 13/01/1969, địch điều 8 Tiểu đoàn Mỹ và Trung đoàn số 5 thuộc Sư đoàn 2 ngụy có pháo hạm bắn chi viện, đánh vào 3 Làng tỉnh Quảng Ngãi.

Từ tháng 01 đến tháng 4/1969, địch huy động lực lượng mạnh càn quét theo kiểu “tát nước bắt cá”, có Sư thủy quân lục chiến 1, Lữ 173 Mỹ, Sư Mãnh Hổ, Sư Bạch Mã Sư Pắc Chung Hy (Nam Triều Tiên). Chúng lần lượt đánh vào các vùng Giang Tây, Quảng Đà và An lão, Kim Sơn, Núi Bà ở Bình Định, Cây Vừng, Kỳ Lộ, Sông Hinh ở Phú Yên.

Địch đã huy động máy bay B52 rải bom theo các trục đường hành lang. Chỉ trong 10 ngày đầu tháng 01/1969, chúng đã cho 180 lần chiếc B52 ném khoảng 5.000 tấn bom theo các trục đường, hành lang và các khu căn cứ chỉ huy Quân khu 5, dọc Nam Bắc sông Tranh của tỉnh Quảng Nam.

CÙNG ĐƠN VỊ TIẾN VỀ PHÚ PHONG…

Tháng 4/1969, đơn vị chúng tôi chiến đấu với Trung đoàn bộ binh số 5, thuộc Sư đoàn bộ binh số 23 A-me-ri-can.

Ngày 08/4/1969, chúng tôi nhận lệnh tiến xuống đồng bằng, hành quân qua dốc 13 rồi vượt cao điểm 530 đến Danh An Bằng nghỉ tại hậu cứ 577 nấu ăn tối.

17 giờ 09/04/1969, chúng tôi đi về hướng Đông qua Bến Bung, Thôn 2, Thôn 1 xã Lộc Sơn, sang Phú Sơn Lam rồi đi về phía Phú Phong.

Đại đội trưởng Hậu phân công như sau:

Trung đội 1, ở Làng Tây Gia với K8.

Trung đội 2, ở thôn Phú Phong với K9.

Trung độ 4, ở ngã tư Quận với K7.

Quân Mỹ đóng trên gò Ổi, gò Phú Phong và gò Thạc Phước.

Chúng tôi đào trận địa cả đêm, ngụy trang, cánh giới.

Trên trời, máy bay C130; OV-10 trinh sát bắn phá, bắn đèn dù, pháo sáng, sáng rực cả một vùng; đạn 20 ly bắn xuống; các gò có quân Mỹ đóng thỉnh thoảng lại bắn vài tràng súng máy, bắn đạn phóng lựu M79 sang phía quân ta.

Ngày 10/04/1969, trời sáng, chiến trường im lặng, chỉ có 2 chiếc L19 và V010 lượn lờ trên cao gọi loa chiêu hồi.

Đến 10h 30 phút, pháo ở các trận địa bắn đến, trên trời các loại máy bay địch bay dày đặc, không biết bao nhiêu mà kể. Trực thăng nối đuôi nhau bắn rốc két, bắn súng máy đại liên 6 nòng từ trên cao xuống.

Mặt đất trên không tiếng súng đạn nổ như ngô rang sấm dậy.

Đồng chí Tiến - xạ thủ số 1 súng máy 12 ly 7 của Trung đội tôi bắn hết một thùng băng, 2 quả bom rơi sát trận địa, mảnh văng hỏng máy ngắm, bị thương 2 đồng chí. Trong lúc ấy, quân Mỹ từ gò Ổi, gò Phú Phong tiến sang 2 mũi, hỏa lực các loại của Mỹ trên các gò bắn sang dữ dội.

Một Đại đội quân Mỹ tiến gần đến chân tre làng Phú Phong, thì 2 quả lựu đạn của tôi và anh Thịnh ném ra cùng lúc, 6 tên Mỹ chết, 7 tên bị thương, chúng bỏ chạy toán loạn.

12 giờ, 10/4/1969, tôi tỳ súng CKC lên miệng hầm ngắm bắn quân Mỹ. Mỗi phát nhảy cò là một tên ngã. Thêm 7 tên Mỹ nữa chết thẳng cẳng trước trận địa, 4 tên bị thương vừa chạy vừa bò, kêu như bò rống.

Anh Thịnh bắn súng AK, cứ điểm xạ 2 viên một, hết một băng đạn diệt 8 tên, quân Mỹ không tiến vào được, lùi lại bên kia gò dùng hỏa lực bắn đến.

14 giờ, 10/4/1969, địch cho 6 chiếc xe tăng M113 tiến trước, bộ binh theo sau, hỏa lực và súng máy trên xe bắn như đổ đạn vào làng.

Chúng tôi chưa biết xử lý ra sao trong lúc nguy cấp thì 1 quả DKZ, 75 ly của Đại đội 13 từ trong bụi cách chỗ tôi 200m bắn ra, một xe M13 trúng đạn; rồi lại 1 quả nữa chiếc xe thứ 2 bị đứt xích quay ngang. 4 chiếc còn lại lồng lên, tản ra xa bắn vào làng, các loại đạn nổ như long trời, lở đất, cây cối hầm hố tung lên.

Bộ đội chốt Làng 3, K9 bị thương vong nhiều.

Khẩu Đại liên của đồng chí Thắng lúc ban nãy vẫn bắn, bây giờ cũng tịt, quân Mỹ đã vào giáp làng.

Lúc này là 15 giờ, 10/4/1969 tôi và anh Thịnh mỗi người một cửa hầm dùng súng bắn cho đến lúc chỉ còn 10 viên đạn. Một tốp Mỹ đã vào được bờ ghềnh, trước quả mìn định hướng của tôi. Tôi bấm công tắc, một tiếng nổ như pháo 105, nhìn sang hướng ngã tư Quận, thấy quân Mỹ đã vào được làng.

16 giờ ngày 10/4/1969, tôi nhìn sang thấy anh Thịnh mặt mũi đen nhẻm, đầy đất cát và thuốc súng kêu to:

- Rút thôi!

Chúng tôi cùng luồn lách, lúc chạy, lúc nằm ẩn nấp. Khi về đến trận địa 12 ly 7 thì khẩu đội đã rút từ lúc nào rồi. Đúng lúc đó, có một Tiểu đội bộ binh của Làng 3, K8 chạy qua nói: Quân Mỹ đã vào làng rồi.

Chúng tôi chạy theo đến làng Tây Gia thì thấy quân của Đại đội 14 đã tập trung ở đó, với 2 cáng thương của Trung đội 1.

17 giờ 30, ngày 10/4/1969, Đại đội trưởng Mậu ra lệnh:

- Tất cả ngụy trang, nhắm hướng Phú Thuận và rút.

Đội hình đơn vị vượt cánh đồng trống trải. Chiếc OV-10 nhào xuống bắn đạn khói, 2 chiếc F4H thấy mục tiêu lượn một vòng, bổ nhào quăng bom.

Bom nổ đằng trước, đằng sau, đất đá, mảnh bom văng vào người, làm hy sinh 7 đồng chí (Suyền, Tự, Sinh, Khuê, Thương).

Anh Chách chạy trước tôi, bị trúng mảnh bom nằm tại chỗ. Tôi lấy bông băng, băng vết thương lại, bỏ ba lô cõng anh Chách chạy vào làng Phú Sơn Nam, rồi lại quay ra cùng anh Thịnh và Đáng khiêng liệt sĩ.

22 giờ, ngày 10/4/1969, chúng tôi khiêng thương binh, khi lội qua bến Bung đến giữa suối thì tôi mệt quá ngất xỉu.

Đại đội phó Mây quay lại khiêng đỡ cho tôi. Lên bờ, hai chân mỏi nhừ, đi một đoạn lại nghỉ.

Cả đơn vị đều kiệt sức, bê bết dọc đường. Mãi 2 ngày sau, chúng tôi mới về đến hậu cứ Dốc Mực.

*

Mấy ngày làm lán, dọn hầm, lấy rau, kiếm măng, chặt ngọn cây bống bang để ăn trừ bữa. Gạo, ngô, mỳ, muối… cạn dần.

Cái đói đã đe dọa từ lâu, giờ càng thêm trầm trọng. Lại ăn rút bát, mò cua, bắt ốc cải thiện bữa ăn.

Ngày 16/4/1969, 16 người đi Ô Gia Lam lấy gạo. Sáng 17 không lên được, nằm lại đồng bằng đợi tối. Lúc 10 giờ trưa, chiếc L19 nhào xuống khu vực xóm mấy lần, rồi 2 chiếc HU1A và tàu cán gáo quần lượn. Sau đó 2 chiếc trực thăng CH47 đổ xuống cánh đồng phía đông một Trung đội quân Mỹ.

Chúng càn vào làng, lùng sục khắp nơi. Chúng tôi bỏ chạy mỗi người một hướng. Ở phía bắc làng cũng có một Trung đội Mỹ. Tôi nhảy xuống hố bom rìa làng, rồi cứ luồn theo cánh bãi phía tây nam ra tận bờ sông. Lúc này, tôi chỉ có một mình với 2 quả lựu đạn.

Quân Mỹ vào xóm, nhưng không bắt được ai. Chúng hò la bắn súng loạn xạ mãi, nghe mà sốt ruột. Đến 16 giờ chiều ngày 16/4/1969, 2 chiếc máy bay mới đỗ xuống hót quân địch bay về Ái Nghĩa.

Quân Mỹ đi rồi, chúng tôi lại lần về xóm, may là không thiếu một ai.

Các gùi gạo chúng tôi giấu ngoài Bãi Bói không mất gùi nào. Tắm giặt xong vào xóm nhờ dân nấu cơm ăn rồi rút vào rừng.

(Còn nữa)

Trái tim người lính

Đặng Vương Hưng (Biên soạn và giới thiệu)

Link nội dung: //revcat.net/nhat-ky-linh-chien-cua-ccb-pham-huu-tham-ky-4-doi-dau-voi-quan-my-ca-tren-troi-va-duoi-dat-a17029.html

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()